Theo đó, sẻ bố trí mỗi lớp học có từ 20 đến 25 trẻ em. Đối với các lớp có sĩ số dưới 20 em, nhà trường có thể huy động thêm số học sinh DTTS của năm học 2023 – 2024 chưa hoàn thành hoặc còn chậm tiến bộ về môn tiếng Việt để rèn luyện, bồi dưỡng.
Thời gian thực hiện trong vòng 1 tháng (trong tháng 6 hoặc tháng 7), với 80 tiết dạy (mỗi tuần 5 buổi, mỗi buổi 4 tiết, mỗi tiết trung bình 35 phút).
Được biết, nội dung giảng dạy gồm: Chuẩn bị tâm thế vào lớp 1, hình thành các kỹ năng học tập cơ bản. hình thành và phát triển năng lực nghe, nói, đọc, viết. Trong khi chờ Bộ GD-ĐT phát hành Tài liệu dạy và học tiếng Việt cho trẻ em DTTS trong hè, các cơ sở giáo dục vẫn thực hiện chương trình theo tài liệu “Em nói tiếng Việt” (do Bộ GD-ĐT biên soạn và đã được Sở GD-ĐT cấp phát cho các trường), gồm 45 bài với 6 chủ điểm và các dạng bài.
Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể lựa chọn, điều chỉnh, thay thế một số nội dung, thay đổi trật tự hoạt động trong bài để dạy cho phù hợp với vùng, miền, đặc điểm, trình độ của trẻ nhưng phải đảm bảo tính logic, khoa học, tương ứng với chủ đề.
Nguồn: https://daidoanket.vn/khanh-hoa-tang-cuong-day-tieng-viet-cho-tre-em-la-nguoi-dtts-10280987.html