Trang chủDestinationsQuảng NinhTăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm khi du...

Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm khi du lịch phục hồi mạnh mẽ


Thay mặt cử tri TX Đông Triều, tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, đại biểu Nguyễn Thị Vinh, Tổ đại biểu thị xã Đông Triều chất vấn:

Là tỉnh du lịch dịch vụ, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển du lịch gắn với công tác an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo cho người dân và du khách, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Quảng Ninh thân thiện, hấp dẫn và an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều bất cập hạn chế. Theo báo cáo của UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, 13 người mắc, tăng 1 vụ so cùng kỳ.

Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế cho biết thực trạng và giải pháp của ngành trong thời gian tới để tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới, nhất là khi du lịch Quảng Ninh đang phục hồi mạnh mẽ, thu hút được đông đảo khách tham quan.

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Trọng Diện trả lời:

1. Tình hình quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh:

Hiện nay theo thống kê, toàn tỉnh có 48.684 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó lĩnh vực thuộc ngành Y tế quản lý là 10.757 cơ sở (cấp tỉnh quản lý 1.860 cơ sở; cấp huyện: 3.821 cơ sở, xã quản lý 5.076 cơ sở).

Trong nhiều năm nay, công tác quản lý về ATTP đã dần đi vào nền nếp, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể lớn trên 30 người mắc, không có tử vong do ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở thực phẩm được quản lý. 6 tháng đầu năm 2023, ngành Y tế đã thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở dịch vụ ăn uống, bảo đảm ATTP tuyệt đối cho các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự 30 sự kiện lớn trên địa bàn tỉnh; đảm bảo ATTP cho trên 8,5 triệu lượt khách du lịch đến với Quảng Ninh, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2022. 

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, 13 người mắc (tỷ lệ 0,96/100.000 dân), đều được các đơn vị y tế phân loại cấp cứu, điều trị kịp thời, nhanh chóng bình phục sức khỏe cho người bệnh, không để tử vong do ngộ độc thực phẩm. Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm luôn kịp thời chủ động phối hợp với các đơn vị Y tế triển khai ngay các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, không để có tình trạng ngộ độc tái diễn làm cho người dân và du khách hoang mang; thực hiện khai báo, điều tra đúng quy định của Bộ Y tế (số vụ và số người mắc ở mức dưới 10 vụ/năm và dưới 6.0/100.000 dân).

Hiện nay công tác quản lý ATTP đối với lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế, khó khăn, bất cập và vẫn còn có một số vụ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa xảy ra tại các cơ sở dịch vụ ăn uống.

Cụ thể, sau 12 năm thực hiện Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 và 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, gặp nhiều bất cập trong quá trình thực hiện như mở rộng diện các doanh nghiệp không cần phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, cũng như mở rộng đối tượng các cơ sở được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Quy định này dẫn đến các vấn đề khó khăn cho công tác quản lý nhóm cơ sở này.

Hiện ngành Y tế quản lý 10.757 cơ sở (cấp tỉnh quản lý 1.860 cơ sở; cấp huyện: 3.821 cơ sở, cấp xã quản lý 5.076 cơ sở ), vấn đề nhân lực còn mỏng nên việc triển khai thực hiện còn thiếu sự sâu sát, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện ATVSTP, không được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đánh giá điều kiện về ATTP trước khi hoạt động và cơ sở không chủ động thông báo đến cơ quan chức năng về hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ rất khó khăn cho việc nắm bắt và quản lý cơ sở của các cơ quan chức năng quản lý ATTP.

Trên địa bàn tỉnh có 2.251 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên rất khó để lập danh sách, đề xuất kiểm tra, thanh tra hàng năm theo quy định của Chính phủ, Thanh tra tỉnh mà thay vào đó là công tác giám sát và đề xuất kiểm tra, thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm thì đến lúc đó cơ sở đã hoạt động được một thời gian dài và đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thì vòng đời của sản phẩm có thể đã kết thúc, sản phẩm đã được tiêu thụ hết trên thị trường.

Còn có những đối tượng vì lợi nhuận đã sản xuất, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm ATTP; còn có hiện tượng tiếp tay cho các vi phạm như tiêu thụ hàng buôn lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hóa chất, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục cho phép sử dụng; đạo đức kinh doanh chưa được coi trọng.

Một phần khá lớn người tiêu dùng còn rất chủ quan với sức khỏe, vì thế còn tâm lý dễ dãi trong sử dụng sản phẩm thực phẩm và sử dụng dịch vụ ăn uống. Chưa quan tâm phát hiện và kịp thời thông tin các cơ sở vi phạm về ATTP cho các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Trong xu thế xã hội, hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển nhanh hình thức kinh doanh thực phẩm online bùng nổ, nhưng quy định quản lý, xử lý truy xuất đơn vị kinh doanh còn thiếu, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được các cơ sở kinh doanh này và chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh kiểm tra công tác chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP tại nhà hàng Long Tứ (TP Móng Cái). Ảnh: Trung tâm TT-VH Móng Cái

2. Giải pháp:

Để đảm bảo ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống (bếp ăn tập thể, nhà hàng, cửa hàng ăn uống…), phải có các giải pháp đồng bộ, đảm bảo ATTP ngay từ các khâu nuôi trồng, sơ chế, đánh bắt, thu hái và SXKD thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm. Do đó đòi hỏi phải có sự tham gia quyết liệt, chung tay của các cấp, các ngành và cộng đồng tiêu dùng. Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở về ATTP nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra, Sở Y tế đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 30/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 280-KH/TU ngày 27/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền đối với công tác an ninh, an toàn thực phẩm; phải coi việc đảm bảo an ninh, ATTP là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị; Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, đảng, chính quyền địa phương. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý ATTP.

Sở Y tế tiếp tục chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn khu du lịch, lễ hội, hội nghị, thức ăn đường phố. Xây dựng, phát triển các mô hình điểm kiểm soát ATTP tại các bếp ăn tập thể, nhà hàng, sau đó nhân rộng. Trước mắt, tiếp tục phối hợp các ngành thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP quản lý các bếp ăn tập thể trong trường học, KCN, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở cung cấp suất ăn tại khu du lịch tập trung đông người, bếp ăn trên tàu du lịch… để kiểm soát phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi. Thông tin kịp thời, chính xác, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP. Đưa nhiệm vụ đảm bảo ATTP vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, đảng bộ cơ sở trong toàn ngành Y tế. Phối hợp với Trung tâm Truyền thông tỉnh tăng thời lượng và tần suất phát sóng, đưa tin trên Báo Quảng Ninh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống truyền thanh cấp xã về đảm bảo ATTP, về các nguy cơ gây mất ATTP và sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền để chuyển tải những thông điệp, nội dung cảnh báo của việc mất ATTP đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nâng cao tính tự giác trong đảm bảo ATTP.

Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ quản lý về VSATTP cho cán bộ làm công tác quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó ưu tiên đào tạo nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và điều tra ngộ độc thực phẩm…

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATTP, đặc biệt ở cấp huyện, xã và xử lý nghiêm các vi phạm, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định hoạt động; Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công, phân cấp; xử lý nghiêm những cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP.

Tiếp tục duy trì và củng cố hoạt động đường dây nóng của Chi cục ATTP quản lý 0918.815.815 để tiếp nhận phản ánh của nhân dân về các hành vi vi phạm; khuyến khích và khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin chính xác và có giá trị phục vụ công tác quản lý ATTP.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Bất cập phân cấp, phân quyền chủ yếu tập trung ở Trung ương

Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp 8, chiều nay (12/11).Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho biết, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất trong bộ máy hành chính phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn...

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đăng đàn trả lời chất vấn về quảng cáo trên mạng xã hội

Theo chương trình, từ 9h05 sáng nay 12-11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ là ‘tư lệnh’ ngành thứ 3 đăng đàn trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: GIA HÂNSáng nay 12-11, nội dung chất vấn đối với Bộ...

Hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc, cần chính sách giữ chân

Bộ trưởng Y tế cho biết, thời gian qua có hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc. Hiện đội ngũ nhân viên y tế công lập chiếm 95%, là lực lượng rất quan trọng, nếu không có chính sách tốt để giữ chân họ thì sẽ rất khó khăn. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu quan tâm đến câu chuyện bác sĩ nghỉ việc khu vực công chuyển sang bệnh viện tư...

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế

Chiều ngày 11/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm các nội dung: Việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai; Việc cấp giấy phép,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

Giới siêu giàu Việt có hơn 1.000 người, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất

Số người siêu giàu với tài sản đạt trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, giới siêu giàu Việt có 1.059 người. Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Theo báo cáo thịnh vượng mới nhất của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh, số lượng người siêu...

Cảnh báo nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng nhưng lầm tưởng là dị ứng

Có nhiều bệnh nhân điều trị da liễu tới 5 năm, 10 năm nhưng không khỏi. Sau đó, khi bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện Đặng Văn Ngữ để khám thì phát hiện nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo. Một số bệnh nhân tưởng mắc bệnh da liễu, viêm da cơ địa với biểu hiện thường xuyên bị ngứa dữ dội, lở loét khắp người và phải chữa da liễu hơn chục năm mới biết mình nhiễm...

Thủ tướng: Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc đạt kết quả gấp 3, 4 lần hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ cùng lớn lên với sự phát triển của hai đất nước, kỳ vọng hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư sẽ có đột phá hơn về mọi mặt, đạt kết quả gấp 3, 4 lần những kết quả đã đạt được hiện nay. Chiều 23/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Tổng thống Hàn Quốc...

Quảng Yên: Quyết tâm lập lại trật tự trong nuôi trồng thủy sản

Thời gian gần đây, tại khu vực sông Chanh, sông Rút (TX Quảng Yên) xuất hiện tình trạng ngư dân tự ý kéo lồng bè nuôi trồng thủy sản (NTTS) về để nuôi dưỡng hàu, hà. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất ATGT đường thủy. Nhằm chấn chỉnh lại trật tự trong NTTS, hơn 1 tháng qua TX Quảng Yên đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý nghiêm các...

Bibury, ngôi làng cổ đẹp nhất Vương quốc Anh

Toàn bộ các ngôi nhà ở làng cổ Bibury (Anh) đều được làm từ đá sa thạch cổ kính, xung quanh trồng nhiều cây xanh, còn hoa thường xuyên nở rực rỡ, thu hút sự chú ý của người qua lại. Tọa lạc ngay bên dòng sông Coln, cách thành phố Cirencester của Anh 10km về phía đông bắc, ngôi làng cổ Bibury được đánh giá là đẹp nhất nước này bởi những yếu tố lịch sử và giá...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Bác sỹ khám bệnh ‘chui’, Bệnh viện Hoàn Hảo TP.HCM bị xử phạt

Ngày 12/11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố quyết định xử phạt hành chính với 10 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về khám, chữa bệnh.Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo bị phạt 8 triệu đồng. Trước đó, tại chi nhánh 1 của công ty này (số 1B đường Hoàng...

Thủ tướng: Bất cập phân cấp, phân quyền chủ yếu tập trung ở Trung ương

Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp 8, chiều nay (12/11).Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho biết, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất trong bộ máy...

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên Khmer đã tham gia biểu diễn hòa tấu nhạc ngũ âm, xác lập kỷ lục Việt Nam về " Chương trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng quy mô lớn nhất Việt Nam". Màn...

đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 304

Nhiều khó khăn trong triển khai dự án Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 304, đoạn từ cầu Hương đi quốc lộ 2 qua thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) do UBND huyện Vĩnh Tường làm chủ đầu tư. Tuyến đường có tổng chiều dài là hơn 2,3 km, đến nay đã hoàn thành gần...

Mới nhất