Trang chủNewsThế giớiTân Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhậm chức vào thời điểm...

Tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhậm chức vào thời điểm “bước ngoặt”


Sau hơn 10 năm điều hành nền kinh tế lớn thứ 5 Eurozone, ông Mark Rutte sẽ bắt đầu làm việc trên cương vị Tổng thư ký NATO từ ngày 1/10.

Vị chính trị gia kỳ cựu sẽ cần tất cả các kỹ năng ngoại giao và kinh nghiệm trên chính trường của mình để quản lý liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương trong thời điểm đầy thử thách.

Hồi tháng 7 năm ngoái, ông Mark Rutte đã tuyên bố sẽ từ chức Thủ tướng Hà Lan và “rời bỏ chính trường” sau khi chính phủ liên minh của ông sụp đổ vì những khác biệt trong chính sách di cư.

Tuy nhiên, đến tháng 10 năm đó, có vẻ ông đã tìm được hướng đi mới khi thể hiện quan tâm đến việc kế nhiệm Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. 

Trước đó, ông Stoltenberg đã tuyên bố sẽ rời khỏi vị trí này vào cuối tháng 9 năm nay, sau tròn một thập kỷ lãnh đạo liên minh.

Khi ông Rutte tiếp quản vị trí của ông Stoltenberg, tân Tổng thư ký NATO sẽ phải vượt qua “cái bóng” rất lớn của người tiền nhiệm.

Trong suốt 10 năm lãnh đạo liên minh, ông Stoltenberg đã điều hướng những thay đổi lớn về địa chính trị để truyền cho NATO mục đích và định hướng mới. 

Nhưng cách NATO điều hướng những thách thức của thập kỷ tới – dưới sự lèo lái của tân lãnh đạo, sẽ quyết định tương lai lâu dài của liên minh này.

Tập hợp sự ủng hộ

Sau nhiều tháng vận động cho vị trí mong muốn, ông Rutte đã giành được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo NATO, hầu hết trong số họ ông đã quen biết trong hơn 13 năm làm Thủ tướng Hà Lan và từ sự phối hợp trong nhiều tổ chức quốc tế khác nhau.

Vị chính trị gia 57 tuổi là ứng cử viên được Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu ưa chuộng cho vị trí lãnh đạo dân sự cao cấp nhất của liên minh quân sự NATO.

Ở phía Liên minh châu Âu (EU), một nhà ngoại giao nói với Đài DW của Đức rằng ông Rutte được coi là “Mr. No” (quý ông thường nói “Không”) vì ông đã từ chối nhiều kế hoạch và ý tưởng cải cách đầy tham vọng do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra. Tuy nhiên, ông Rutte lại rất hợp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhậm chức vào thời điểm “bước ngoặt”- Ảnh 1.

Khi còn trên cương vị Thủ tướng Hà Lan, ông Rutte đã xây dựng mối quan hệ bền chặt với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: CGTN

Ông cũng có mối quan hệ tốt với bà Giorgia Meloni, Thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu của Italy. Ông Rutte và bà Meloni đã cùng nhau đề xuất xử lý các đơn xin tị nạn bên ngoài EU tại các quốc gia bên thứ ba.

Nhưng vị chính trị gia người Hà Lan đã mất nhiều thời gian hơn mới giành được sự ủng hộ của ông Viktor Orban, Thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu của Hungary.

Khả năng vượt qua nghịch cảnh chính trị của ông Rutte có thể hữu ích nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và một lần nữa chĩa mũi nhọn chỉ trích về phía NATO.

Mặc dù ông Rutte và ông Trump đã phát triển mối quan hệ tích cực đáng ngạc nhiên trước đây, nhưng khác với ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa, tân Tổng thư ký NATO là người ủng hộ Ukraine nhiệt tình.

Đáng chú ý, dưới sự lãnh đạo của ông, viện trợ quân sự của Amsterdam đã chảy mạnh đến Ukraine, bao gồm lựu pháo và máy bay F-16 của Hà Lan.

Tuy nhiên, bản thân quân đội Hà Lan đã bị thiếu kinh phí trong suốt những năm ông Rutte nắm quyền. Năm nay sẽ là lần đầu tiên Hà Lan chi 2% GDP cho quốc phòng, phù hợp với mục tiêu chi tiêu của NATO.

Thách thức không tránh khỏi

Ông Rutte có kinh nghiệm quản lý các liên minh cầm quyền ở Hà Lan bao gồm vài chính đảng, nhưng hiện ông sẽ bắt đầu quản lý một liên minh gồm tới 32 quốc gia. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đạt được sự đồng thuận cần thiết cho mọi quyết định của NATO.

Cựu phát ngôn viên NATO Oana Lungescu, người phục vụ lâu nhất trên cương vị này tại liên minh quân sự, tin rằng đây sẽ là thách thức lớn nhất của ông Rutte. “Tổng thư ký NATO không chỉ là một thư ký mà còn phải là một vị tướng, tất nhiên là về mặt chính trị”, bà Lungescu nói với DW.

“Ông ấy phải thể hiện được sự lãnh đạo chính trị cần thiết để thúc đẩy liên minh, vì việc đạt được sự đồng thuận có thể mất thời gian. Có thể lộn xộn, có thể gây nản lòng nhưng điều quan trọng là phải thể hiện được định hướng chính trị và thể hiện được sự tiến bộ”, bà Lungescu nói, tin tưởng rằng kinh nghiệm lâu năm của ông Rutte trong việc duy trì các chính phủ liên minh Hà Lan sẽ giúp ích cho ông trong tương lai.

Cũng sẽ có những thách thức không tránh khỏi đối với bất kỳ ai tiếp quản vị trí Tổng thư ký NATO vào thời điểm xung đột đang diễn ra ở châu Âu.

Tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại London cho rằng ông Rutte sẽ có 3 ưu tiên cần thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, ưu tiên thứ nhất là duy trì sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine trong khi tăng cường sự hỗ trợ của EU nói riêng và châu Âu nói chung cho Kiev.

Ưu tiên thứ hai là giữ cho sự tham gia của Mỹ ở châu Âu được mạnh mẽ như dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 sẽ dẫn đến việc hoặc bà Harris hoặc ông Trump tiếp quản Nhà Trắng.

Ưu tiên thứ ba, đồng thời cũng là thách thức chính sách lớn nhất đối với ông Rutte, là triển khai một mô hình lực lượng mới, theo đó đảm bảo các thành viên NATO ở châu Âu có thể bảo vệ châu Âu một cách hiệu quả.

Minh Đức (Theo DW, Chatham House, Atlantic Council)



Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tan-tong-thu-ky-nato-mark-rutte-nham-chuc-vao-thoi-diem-buoc-ngoat-204240930111013897.htm

Cùng chủ đề

Khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực AI chỉ còn một năm

Đó là nhận định của Roey Tzezana, thành viên của Hội thảo Khoa học, Công nghệ và An ninh Yuval Ne'eman tại Đại học Tel Aviv. Mặc dù có vẻ hẹp, nhưng theo nhà nghiên cứu, khoảng cách này không dễ thu hẹp với tốc độ phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). "Trong khoảng hai năm rưỡi trở lại đây, mỗi năm đều xuất hiện sự thay đổi lớn về sức mạnh của AI. Do vậy, khoảng...

Nền tảng mua chung khí đốt không như EU kỳ vọng

Nền tảng mua chung khí đốt AggregateEU, được khởi động cách đây 2 năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng theo sau xung đột Nga-Ukraine lên đến đỉnh điểm ở châu Âu, thực tế chỉ xử lý được một phần nhỏ nhu cầu của...

Philippines, Mỹ, Úc, Nhật Bản, New Zealand có hoạt động hàng hải chung ở Biển Đông

Trong thông báo ngày 28/9, Bộ Quốc phòng Úc cho biết: "Hoạt động hợp tác hàng hải thể hiện cam kết chung của chúng tôi trong việc tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa...

Chiến dịch không kích của Mỹ giết chết 37 chiến binh IS ở Syria

Các cuộc không kích diễn ra vào ngày 16 và 24 tháng 9, được thực hiện nhằm vào các mục tiêu của IS và Hurras al-Din – một nhóm cực đoan liên kết với al-Qaeda. Theo thông tin từ quân đội Mỹ, không có dấu hiệu cho thấy thường dân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội tốt để giải ngân

Nhận định đầu tư:Chứng khoán Rồng Việt (VDSC): Thị trường lùi bước dưới ngưỡng 1.290 điểm nhưng vẫn đang được hỗ trợ tại vùng quanh 1.285 điểm. Dự kiến trạng thái giằng co và thăm dò cung cầu sẽ tiếp tục tiếp diễn trong thời gian...

Khách hàng thiệt hại bởi bão số 3 sẽ được cơ cấu nợ đến hết năm 2025

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn...

VPBank sắp giải tỏa hơn 8,5 triệu cổ phiếu ESOP

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - HoSE: VPB) vừa có thông báo về việc sẽ giải tỏa 30% đợt 1 cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2023 (ESOP).Cụ thể, sẽ có...

Nền tảng mua chung khí đốt không như EU kỳ vọng

Nền tảng mua chung khí đốt AggregateEU, được khởi động cách đây 2 năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng theo sau xung đột Nga-Ukraine lên đến đỉnh điểm ở châu Âu, thực tế chỉ xử lý được một phần nhỏ nhu cầu của...

Cổ phiếu chứng khoán, thép vẫn hấp dẫn

Lực bán chiếm thế khiến sắc đỏ xuất hiện ngay từ đầu phiên, hầu hết các nhóm đều chịu sự giảm điểm, ngoại trừ nhóm chứng khoán, thép. Các cổ phiếu ngược chiều thị trường tăng điểm có thể kể đến như SSI, HPG, HSG, NKG,...

Bài đọc nhiều

Israel tuyên bố vừa tiêu diệt thêm một nhân vật cấp cao của Hezbollah

Ngày 29/9, quân đội Israel cho biết đã tiêu diệt nhân vật cấp cao của Hezbollah tên là Nabil Kaouk trong bối cảnh hai bên đang tiến hành các cuộc không kích lẫn nhau.

UAE cáo buộc quân đội Sudan tấn công toà nhà đại sứ quán, yêu cầu chịu trách nhiệm cho hành động “hèn nhát”

Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 30/9 cho biết một máy bay quân sự của Sudan tấn công nơi ở của Đại sứ UAE tại thủ đô Khartoum, đồng thời lên án vụ việc này.

Đảng cực hữu giành chiến thắng lịch sử, Thủ tướng Nehammer thừa nhận thất bại cay đắng

Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử ở Áo được công bố cuối ngày 29/9 cho thấy đảng Tự do (FPOe) theo đường lối cực hữu đã giành chiến thắng mang tính lịch sử.

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 30/9-6/10

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm 3 nước Âu-Á, Nhật Bản có Thủ tướng mới, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.

Nga cảnh báo Israel hậu quả “không thể tưởng tượng”, một nước NATO hứng thú gia nhập BRICS, Lebanon sẽ bầu tổng thống

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

Israel tuyên bố nóng bắt đầu chiến dịch trên bộ, Mỹ xác nhận, Tổng thống Biden phản đối

Nội các chiến tranh của Israel đã phê duyệt giai đoạn tiếp theo của các hoạt động quân sự ở Lebanon, trong khi Mỹ xác nhận, Tel Aviv đang tiến hành các hoạt động quân sự hạn chế nhằm vào Hezbollah bên trong lãnh thổ Lebanon.

Giảm nợ, tăng ưu đãi, cùng phát triển

Vấn đề giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh nợ nước ngoài đang đe dọa xóa sổ những thành quả phát triển chung. Đây cũng là đề tài nóng tại các cuộc họp của Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20). ...

Mới nhất

Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám?

Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc “Thả bao lâu không có thai thì nên đi khám?” vì tình trạng khó mang thai ngày càng có xu hướng tăng. Điều này khiến các cặp đôi...

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

TP.HCM vừa là điểm kết thúc của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, vừa là điểm khởi đầu của tuyến đường sắt nối tới Cần Thơ. Theo các chuyên gia, nếu có phương án kết nối hợp lý, đến năm 2035 VN sẽ có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội vào TP.HCM nối thẳng tới...

Giảm nợ, tăng ưu đãi, cùng phát triển

Vấn đề giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh nợ nước ngoài đang đe dọa xóa sổ những thành quả phát triển chung. Đây cũng là đề tài nóng tại các cuộc họp của Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng...

Liên minh châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam ứng dụng các công nghệ mới nhất

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định EU và các nước thành viên sẽ tiếp tục cam kết hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nhà nghiên cứu Việt Nam trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động ký kết trong khuôn khổ sự...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng

Những nền tảng kinh tế được giữ vững là cơ sở để các tổ chức quốc tế duy trì các dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm tới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những yếu tố bất ổn, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi vững vàng, lạm phát diễn biến...

Mới nhất