Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa học"Tàn tích hành tinh khác" xuất hiện khắp nơi trong Trái Đất

“Tàn tích hành tinh khác” xuất hiện khắp nơi trong Trái Đất

(NLĐO) – Các cơn sóng gợn từ tâm Trái Đất đã tiết lộ những cấu trúc hết sức kỳ lạ, nhiều vô kể

Nghiên cứu cách mà sóng địa chấn di chuyển xuyên qua các lớp cấu trúc của Trái Đất, các nhà khoa học từ Viện Kỹ thuật liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich) và Viện Công nghệ California (Caltech – Mỹ) đã phát hiện những cấu trúc “không nên tồn tại”.

Bản đồ bên trong Trái Đất cho thấy sự tồn tại của các cấu trúc lạ, nơi sóng địa chấn đi qua chậm hơn (màu đỏ) hoặc nhanh hơn (màu xanh)

Theo Science Alert, tận dụng sức mạnh của siêu máy tính Piz Daint để xử lý dữ liệu từ mọi loại sóng địa chấn, nhóm tác giả Thụy Sĩ – Mỹ đã ghép được một bản đồ chi tiết chưa từng có về lớp phủ dưới của Trái Đất.

Hành tinh của chúng ta vốn có 5 lớp chính. Ngoài cùng là lớp vỏ, nơi các lục địa và đại dương đang ngự trị bên trên, được tạo thành bởi trên 20 mảng kiến tạo lớn nhỏ.

Bên dưới vỏ lần lượt là lớp phủ trên, lớp phủ dưới, lõi ngoài và lõi trong.

Quá trình lập bản đồ đã chỉ ra thứ rất giống các mảng kiến tạo, tức các mảnh vỏ Trái Đất, xuất hiện trong lớp phủ dưới, nhiều vô kể.

Chúng lộ tung tích vì sóng địa chấn đi qua các khu vực này sẽ thay đổi về vận tốc, do thành phần của chúng khác với lớp phủ. Các nhà địa chất hay gọi chúng là những “đốm màu” bí ẩn bên trong cấu trúc hành tinh.

Những mảng kiến tạo của Trái Đất có xu hướng chìm vào lớp phủ trong quá trình hút chìm, một phần của kiến tạo mảng.

Đó là khi một mảng trượt xuống bên dưới các mảng khác rồi chìm sâu vào bên trong hành tinh, như một con tàu đắm. Nhưng chúng sẽ không chìm quá xa so với nơi đã “đắm”.

Tuy nhiên, bản đồ mà nhóm nghiên cứu vừa lập nên cho thấy cho thấy những mảng lớn giống như mảng kiến tạo hiện diện trên khắp thế giới, nhiều mảng nằm cách xa bất kỳ vùng hút chìm nào được biết đến trong lịch sử địa chất gần đây, ví dụ một mảng lớn ở Tây Thái Bình Dương.

Nhà khoa học Trái Đất Thomas Schoutentừ ETH Zurich, đồng tác giả, cho rằng những khối không thể giải thích này có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau, không nhất thiết là do sự hút chìm.

Trong bài công bố trên tạp chí Scientific Reports, nhóm tác giả đặt ra nhiều giả thuyết.

Đó có thể là vật liệu cổ xưa, giàu silica đã tồn tại từ khi lớp phủ hình thành cách đây khoảng 4 tỉ năm và vẫn tồn tại mặc dù có sự chuyển động đối lưu trong lớp phủ, hoặc là các vùng mà đá giàu sắt tích tụ do các chuyển động của lớp phủ trong hàng tỉ năm.

Ví dụ, chúng bao gồm có thể là các lớp tách ra từ đáy mảng kiến tạo, vốn mỏng hơn nhiều so với mức bình thường khi gần bề mặt.

Trước đó, một số nghiên cứu có sự tham gia của ETH Zurich cũng đặt ra giả thuyết thú vị hơn cho một số mảng vật liệu trong số những thứ vừa được xác định: Đó có thể là phần còn lại chưa bị “tiêu hóa” của Theia.

Theia là tên một hành tinh giả thuyết to bằng Sao Hỏa, mà nhiều nhà khoa học cho là đã va chạm với Trái Đất sơ khai khoảng 4,5 tỉ năm trước.

Vụ va chạm đã khiến vật liệu 2 hành tinh bị hòa vào nhau, trong đó Trái Đất gần như “nuốt chửng” Theia và tạo nên Trái Đất ngày nay. Một số mảnh vỡ từ cả 2 văng lên quỹ đạo, dần kết tụ thành Mặt Trăng.



Nguồn: https://nld.com.vn/tan-tich-hanh-tinh-khac-xuat-hien-khap-noi-trong-trai-dat-196250114102653064.htm

Cùng chủ đề

Tìm ra con đường mới “chạm đến” sự sống ngoài hành tinh

(NLĐO) - Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra thông tin quan trọng để xác định khả năng tồn tại sự sống trên các thiên thể sở hữu đại dương ngầm dưới vỏ băng. ...

Từ thế giới 13 tỉ năm trước, “quái vật” nhắm thẳng Trái Đất

(NLĐO) - "Quái vật" blazar xa nhất từng được xác định đã cung cấp cái nhìn hiếm hoi về kỷ nguyên tái ion hóa của vũ trụ. ...

NASA tiết lộ kế hoạch đặc biệt

(NLĐO) - Robot LEXI của NASA hứa hẹn đem về những dữ liệu chưa từng có về cách Trái Đất "hít vào thở ra". ...

Xác định ‘thủ phạm’ làm mát Trái đất vào năm 1831

Sự kết thúc của Kỷ Băng hà NhỏCùng với Zavaritskii, 3 ngọn núi lửa khác đã phun trào từ năm 1808 đến năm 1835. Chúng đánh dấu sự suy tàn của Kỷ Băng hà Nhỏ, một hiện tượng...

Phát hiện khó ngờ từ hành tinh “rất giống Trái Đất”

(NLĐO) - Dữ liệu mới về hành tinh nổi tiếng TRAPPIST-1b cho thấy nó giống Trái Đất hơn dự đoán trước đây ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP HCM biểu dương 186 bí thư chi bộ khu phố, ấp tiêu biểu

(NLĐO) - Trong hệ thống chính trị, không ai có thể gần dân, hiểu dân, lắng nghe tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân bằng các chi bộ khu phố, ấp... ...

Diễn biến mới vụ đốt pháo hoa rồi “quậy tưng” trên Quốc lộ 1

(NLĐO) - Đến nay công an đã tạm giữ 11 đối tượng liên quan vụ đốt pháo hoa rồi “quậy tưng” trên Quốc lộ 1 ở Tiền Giang ...

“OCOP VĨNH LONG” đậm bản sắc địa phương

Nhiều giải pháp hỗ trợ để các sản phẩm của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và tăng thu nhập cho các chủ thể. Nhằm cụ thể chủ trương của Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) vào năm 2018. Năm 2019, chương trình bắt đầu khởi động, đến nay đã đạt được nhiều kết quả. Nâng chất sản phẩm OCOP Cụ thể,...

Nhận tiền thưởng Tết, gửi tiết kiệm 3 tháng ngân hàng nào lãi nhất?

(NLĐO) – Lãi suất gửi tiết kiệm được dự báo sẽ tiếp tục nhích lên trong bối cảnh các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để cho vay ngay từ đầu năm. ...

Sau 430 triệu năm, 2 sinh vật lạ “tái xuất” nguyên vẹn

(NLĐO) - Hai loài sinh vật lạ lùng, chưa từng được biết đến, đã bị "phong ấn" trong trầm tích ở hạt Herefordshire - Anh trong trạng thái 3D hoàn hảo. ...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long

(NLĐO) - Loài sinh vật chưa từng được biết đến đã xuất hiện một cách vô lý trong những phiến đá 230 triệu năm tuổi ở bang Wyoming - Mỹ. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an...

Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền...

Trình duyệt web Việt Cốc Cốc được đánh giá ngang ngửa ‘ông lớn’ Google Chrome, Apple Safari

Báo cáo The Connected Consumer quý 3 năm 2024 của hãng Decision Lab đánh giá trình duyệt Cốc Cốc của Việt Nam đạt nhiều điểm số cạnh tranh với Google Chrome và Apple Safari. Theo kết quả khảo sát của Decision Lab tại thị...

Thực trạng quản lý chất lượng nước sinh hoạt tại đô thị hiện nay

Số liệu được đưa ra trong báo cáo đề dẫn của Toạ đàm cho biết: Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41%, với 883 đô thị. Đến tháng 6/2023, cả nước có khoảng 4.500 hệ thống công trình cung cấp nước sinh hoạt cho cả đô thị và nông thôn với công suất đến khoảng 11 triệu m3, đang khai thác hằng ngày khoảng 8,3 triệu m3, tập trung chủ yếu là khai thác...

Việt Nam-Đức tăng cường hợp tác kỹ thuật phát triển điện mặt trời mái nhà

NDO - Với tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, Việt Nam đã triển khai một số dự án hợp tác thành công với Đức về phát triển điện mặt trời mái nhà. Đây được xem là nền tảng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kỹ thuật phát triển điện mặt trời mái nhà giữa 2 bên, qua đó giúp Việt Nam tiếp tục phát triển điện mặt trời trong cơ cấu năng lượng...

Cùng chuyên mục

Sau 430 triệu năm, 2 sinh vật lạ “tái xuất” nguyên vẹn

(NLĐO) - Hai loài sinh vật lạ lùng, chưa từng được biết đến, đã bị "phong ấn" trong trầm tích ở hạt Herefordshire - Anh trong trạng thái 3D hoàn hảo. ...

Trung Quốc phóng thành công tên lửa đẩy Smart Dragon-3 từ biển, đưa vệ tinh vào quỹ đạo

DNVN - Vào sáng 13/1, Trung Quốc đã tiến hành vụ phóng tên lửa đẩy Smart Dragon-3 (SD-3), đưa 10 vệ tinh CentiSpace 01 lên quỹ đạo như kế hoạch đề ra. ...

Trung Quốc phóng tên lửa đẩy Smart Dragon-3 mang theo vệ tinh từ biển

Với lần phóng tên lửa biển đầu tiên trong năm 2025 của Trung Quốc, Smart Dragon-3 đạt cột mốc mới khi có thể mang theo tổng tải trọng lên tới 1.600kg - nặng nhất từ trước đến nay. Sáng 13/1, Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Smart Dragon-3 (SD-3), đưa 10 vệ tinh CentiSpace 01 vào quỹ đạo theo kế hoạch. Theo Tân Hoa xã, tên lửa SD-3 rời bệ phóng lúc 11 giờ (giờ địa...

Khoa học công nghệ là động lực mạnh mẽ để Việt Nam phát triển tăng tốc

Sáng 13/1 tại Hội nghị toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết, hướng tới đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. ...

Cả hệ thống quyết tâm đẩy mạnh khoa học công nghệ, tránh lỡ thời cơ

DNVN - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được tổ chức, phản ánh quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đất nước trong việc đẩy mạnh và phát...

Mới nhất

Những trải nghiệm đặc sắc trên cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dịp Tết này rất nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống đặc sắc sẽ diễn ra trên cả nước. Một số đơn vị lữ hành cũng ghi nhận xu hướng xê dịch xuyên tết tăng cao của du khách ở các thành phố lớn.Cảnh báo lừa đảo đặt phòng khách sạn khi đi du lịch dịp Tết...

Sai lầm trong sinh hoạt, ăn uống, nhiều người trẻ mắc suy thận mạn

NDO - Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân nhập viện ngày càng có nhiều người dưới 30 tuổi. Trẻ hóa bệnh nhân bị suy thận mạn Thói quen ăn uống, sinh hoạt...

Những hành trình chưa kể trong cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2

Đằng sau những màn tranh luận đầy kịch tính, các thí sinh đã tiết lộ những câu chuyện thú vị về hành trình đến với Vòng Đối đầu của cuộc thi...

Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu

Bộ Y tế vừa nhận được báo cáo nhanh từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh về một vụ ngộ độc nghi do sử dụng rượu ngâm với lá cây lạ thu lượm từ rừng. Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượuBộ Y...

Mới nhất