Trang chủDu lịchẨm thựcTản mạn Tết xưa

Tản mạn Tết xưa


Phong tục đón Tết của người Việt xưa diễn ra bình dị, vui vẻ, hòa đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Mang ý nghĩa là sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, Năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.

Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới thanh thản, an vui.

Phong tục đón Tết của người Việt xưa diễn ra bình dị, vui vẻ, hòa đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết của người Việt là sự giao hòa giữa ước mơ và hiện thực. Tết không chỉ có vật chất, ăn uống, trang hoàng nhà cửa… Tết còn là nét đẹp trong văn hóa tâm linh, nhớ về ông bà, tổ tiên, mọi người hướng về sự đầm ấm, thiêng liêng tình cảm gia đình, dòng tộc, tình làng nghĩa xóm.

Đối với người Việt Nam, nói là ăn Tết ba ngày, nhưng để có 3 ngày Tết đó, phải chuẩn gần như cả năm.

Đầu tiên là nuôi lợn, ngày ấy không có giống lợn lai và thức ăn tăng trọng, mà toàn là giống lợn quê cho ăn cám nấu cây chuối dọc khoai hay bèo tấm. Sức lớn mỗi tháng chỉ 4-6kg. Nên để đạt trọng lượng 50-60kg thịt cho ngày Tết, phải nuôi từ đầu năm.

Tản mạn Tết xưa
Đại đa số người dân, sống bằng nghề làm ruộng ở nông thôn, lấy bánh chưng thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết.

Đối với những nhà có điều kiện gói bánh chưng thì cũng ngay từ đầu tháng chạp đã lo mua gạo nếp, đậu xanh… để sẵn. Thậm chí đến những chiếc lá để gói bánh như lá dong, những chiếc lạt để buộc bánh chưng, bánh giò cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm. Họ lo như thế nào? Những nhà có vườn cây, quanh năm góp nhặt những tàu lá rụng, cắt lấy mà tước mỏng, quấn lại lên bếp để Tết mà gói giò.

Cứ rằm tháng Chạp thì nhà nào cũng làm dưa hành. Hành củ to tròn, mua về ngâm nước gio bếp 5 ngày, rồi bóc vỏ cắt rễ trộn muối hai ngày sau thì đổ nước ngâm, mất 7-8 ngày nữa củ hành mới hết cay chuyển thành dưa chua dôn dốt. Không phải món chính, nhưng trên mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món này, nên ngày xưa nó được xếp vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết: “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.”

Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi đã rộn rã lắm rồi, trẻ con mua pháo lẻ ở chợ về đốt chơi đì đùng ở sân đình. Người lớn lau dọn bàn thờ tổ tiên, đi tạ quan thần linh ở những nơi đặt phần mộ ông bà cụ kỵ; tổng vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm…

Từ 27 đến 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc, làm bỏng mụn.

Chỉ trừ số ít gia đình quan lại và dân phố phường, thành thị là ăn Tết có cao lương mĩ vị đắt tiền, còn đại đa số người dân, sống bằng nghề làm ruộng ở nông thôn, lấy bánh chưng thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết.

Thường là mỗi nhà mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai nhà một con, nhà quá ít người hoặc quá nghèo thì ăn đụng một đùi hoặc nửa đùi.

Suốt ngày 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn.

Quanh năm bận rộn, bữa ăn đơn giản vài ba món, toàn là rau dưa, cà kiệu, cá tôm, cua lươn, ốc ếch. Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ trước cúng sau ăn. Cái sỏ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ. Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, cũng ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên mỗi xiên 7-8 miếng.

Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ luộc qua cho cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem áp chảo. Sườn thì chặt quân cờ cặp gắp nướng chả vè hoặc tút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó hương vị Tết mới đậm đà.

Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bảy nhà giàu sắm được. Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới.

Ngoài ba ngày Tết, ăn uống còn kéo dài thêm nhiều ngày nữa. Nào là anh em họ mạc bạn bè ở xa đi du Xuân rẽ vào chơi dùng bữa. Nào là con cháu rong ruổi với các trò vui đánh đu, đánh đáo, kéo co, chọi gà, đánh vật, đánh cờ, lúc đói bụng lại đáo về lục lọi thức ăn. Tục là như thế: “Tháng giêng là tháng ăn chơi.” Ăn chơi cho bõ cả mùa đông lăn lộn ngoài đồng hai sương một nắng. Ăn chơi, vì mọi việc đồng áng đã xong.

Khâu chuẩn bị cuối cùng là món tiền lẻ để phát vốn cho trẻ con. Trước tiên là sáng mùng Một phát vốn cho con cháu trong nhà, sau đó bất cứ đứa trẻ nào đến chơi cũng được phát vốn. Trường hợp có bổn phận phải đến chúc Tết các bậc vai vế bề trên, thì cũng cần mang theo tiền lẻ để phát vốn cho trẻ nhỏ.

Chiều 30 Tết, nhà nào cũng cắm một cây nêu ở giữa sân, dùng cây tre nhỏ hay cây nứa còn bánh tẻ để nguyên ngọn cong vút như cần câu, buộc lá cờ đuôi nheo xanh đỏ hoặc túm lá dứa dại làm tín hiệu chào đón ông bà ông vải về ăn Tết, và để ngăn trừ ma quỷ. Xem ra công việc chuẩn bị cho Tết rất nhiều và vất vả. Nhưng cũng lạ là không ai kêu ca, mà trẻ già trai gái ai nấy đều vui mừng háo hức.

Tản mạn Tết xưa
Người dân dọn nhà, gói bánh chưng đón Tết.

Sửa soạn cho Tết để đón chào Năm mới, không phải chỉ lo các thứ như mọi ngày mà còn sắm sửa cho những mối ân tình, những quan hệ thâm sâu.

Đúng 0h, mọi người thắp đèn hương cúng ông bà, ông vải, người thân đã khuất…, chào đón Xuân sang.

Theo tục xông đất, người Việt quan niệm nếu ngày mùng 1 Tết, mọi việc diễn ra suôn sẽ thì may mắn quanh năm. Khách đầu tiên đến thăm nhà trong năm mới vì thế rất quan trọng.

Cứ vào dịp cuối năm, mọi nhà lại cố ý tìm trong gia đình, họ hàng những người có tính tình vui vẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn, đạo đức tốt, nhờ đến xông đất đầu năm. Người đến xông đất thường chỉ đến nhà 5-10 phút chứ không ở lại lâu, với mong muốn cầu cho mọi việc trong năm được trôi chảy.

Trong 3 ngày Tết, phụ nữ có thể đi lễ ở đình, chùa, đàn ông đánh tổ tôm, chơi cờ, làng tổ chức các trò chơi dân gian. Đến chiều ngày mùng 3 Tết, gia đình làm lễ tiễn tổ tiên.

Ngày mùng 1, mùng 2, người dân kiêng sát sinh, không động thổ quét tước để màu sắc Tết không bị mất đi quá sớm.

Trong những ngày Tết, mọi người kiêng nói những điều không hay, không đánh nhau, cãi nhau trong dịp Tết, xóa bỏ mọi hận thù, xích mích.

Người nghèo được bà con họ hàng tạo điều kiện để cùng ăn Tết; người hành khất chỉ cần đứng trước cửa nói vài câu may mắn sẽ được gia chủ mang bánh chưng, thịt, giò ra cho. Người Việt thường quan niệm: “Khó đói chẳng lo 3 ngày Tết / Giàu sang rộng mở tấm lòng thương.”

Đến ngày mùng 7 Tết, mọi gia đình sẽ làm lễ hạ nêu, Tết Nguyên đán kết thúc. Người ta lại tụ tập gặp nhau ở những chốn linh thiêng như đình, chùa, miếu, mạo, nơi tổ chức những cuộc vui xuân, xách nước, hát chèo tuồng, thổi cơm thi.

Con cháu khi đã ra ở riêng, dù xa xôi cách trở, cũng tìm về lo liệu biếu Tết cho ông, bà, cha mẹ nhiều ít tùy hoàn cảnh sinh sống. Nếu dư dả thì của ngon vật lạ, nếu nghèo túng thì cũng phải có thứ gì nhỏ làm quà. Nếu ông bà, cha mẹ sống cảnh giàu sang có khi con cháu đưa đến một cành đào, hai chậu cúc, hay vài củ thủy tiên có khi chỉ có một cối pháo cũng đủ làm cho đấng sinh thành hài lòng. Ngoài bổn phận con cháu, còn bổn phận học trò. Dù bây giờ có trở thành ông nghè, ông cống bia đá có đề tên thì ông học trò cũng phải nhớ về thăm thầy cũ.

Theo Vietnamplus.vn

https://mega.vietnamplus.vn/tan-man-tet-xua-5542.html



Nguồn: https://thoidai.com.vn/tan-man-tet-xua-196681.html

Cùng chủ đề

Tốc độ, quy mô phát triển của Việt Nam cực kỳ ấn tượng

Kể từ khi đến đây vào mùa Hè năm ngoái, Đại sứ Ireland tại Việt Nam Deirdre Ní Fhallúin đã bị ấn tượng bởi sự năng động và tràn đầy năng lượng của Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Thành công của Việt Nam trong việc chia sẻ rộng rãi lợi ích phát triển trong xã hội và giảm nghèo thực sự đáng chú ý...

1.000 người Pháp ở thành phố Lorient dự Tết Việt

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với văn hoá tết ở một số nước châu Á khác, song Tết Việt Nam với những giá trị văn hoá, tinh thần truyền thống được lưu giữ giữa dòng chảy hội nhập đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt bè bạn quốc tế. “Tết Việt” hay rộng hơn là “Hồn Việt” đã thu hút hơn 1.000 người Pháp ở thành phố Lorient, miền Tây Bắc nước Pháp, đến với...

Du lịch Ninh Bình khởi sắc đầu năm

Tại khu du lịch Đảo Khê Cốc, thuộc di sản Tràng An, đây là sản phẩm du lịch mới của tỉnh nhằm tái hiện lại không gian văn hóa của người tiền sử tại Tràng An. Sản phẩm này chính thức đi vào khai thác phục vụ du khách trong dịp Tết Nguyên đán năm nay đã chào đón đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Gia đình bà Lin Pao Yu, du khách Đài Loan...

Lễ hội giao lưu Tết Việt tại Hiroshima (Nhật Bản)

Ngày 18/2, tại thành phố Higashi Hiroshima (tỉnh Hiroshima, Nhật Bản) đã diễn ra Lễ hội giao lưu Tết Việt Giáp Thìn 2024 với sự tham gia của hơn 300 người là đại diện Cộng đồng người Việt Nam tại khu vực miền Trung và Nam Nhật Bản, cùng đông đảo quan chức chính quyền và người dân sở tại. Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Lễ hội giao lưu Tết Việt Giáp Thìn 2024 do Tổng lãnh sự quán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gắn kết tình hữu nghị, khẳng định trách nhiệm quốc tế

"Ngay sau khi đến Lima, chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến và cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp về đất nước, con người, sự hiếu khách và phát triển năng động của Peru-đất nước có chiều sâu lịch sử văn hóa và là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại", Chủ tịch nước Lương Cường đã chia sẻ với báo giới như vậy trong chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ...

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân chạy bộ vì Trường Sa xanh

Ngày 16/11, tại thành phố Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã cùng tổ chức Lễ phát động thử thách chạy bộ “Higreen – Vì Trường Sa xanh”. Mỗi quân nhân tham gia thử thách sẽ hoàn thành ít nhất 20km tương đương đóng góp vào quỹ trồng cây tại huyện đảo Trường Sa là 60.000 đồng. Tham gia lễ phát động có hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ...

Ba trọng tâm của Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những...

Ngày 15/11, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì phối hợp cùng Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hội thảo được chủ trì bởi TS Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường...

Đại tá Hoàng Quốc Hoàn được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Sáng 16/11, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Phó Chính ủy Vùng. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng chủ trì hội nghị. Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Đại tá Lê Văn Hưởng, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân được điều động giữ chức vụ...

Ủy ban liên chính phủ đánh giá cao hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga

Đại diện Việt Nam-Nga ghi nhận, đánh giá cao kết quả hoạt động khoa học-công nghệ và các hoạt động xây dựng tiềm lực của Trung tâm Nhiệt đới trong năm nay. Quang cảnh Phiên họp diễn ra tại thành phố Saint Petersburg chiều 15/11/2024. (Nguồn: Quân đội nhân dân) ...

Bài đọc nhiều

Món ăn trường thọ, siêu thực phẩm Nhật dùng mỗi ngày được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ

Vì sao natto là siêu thực phẩm trường thọ của người Nhật? Michiko Tomioka là chuyên gia tuổi thọ, nhà dinh...

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn. ...

Dacha: Cách sống gắn bó chặt chẽ với ẩm thực của người Nga xưa và nay

Một trong số những yếu tố thu hút chúng ta trải nghiệm cuộc sống nông thôn chính là những bữa ăn tươi mới với những nguyên liệu được lấy trực tiếp từ vườn tược, chuồng trại quanh nhà. Những mùa Hè ở nông thôn ấy đã trở thành một truyền thống đối với người dân thành thị, một lối sống nhàn nhã, chừng mực hầu như không thể có giữa sự hối hả...

Nước mắm, mắm nêm Việt lọt top đồ chấm ngon nhất thế giới

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại đồ chấm ngon nhất thế giới, trong đó có nước mắm và mắm nêm của Việt Nam. Với 4,4/5 sao, nước mắm được các chuyên gia và độc giả của Taste Atlas xếp ở vị trí thứ 22 trong danh sách.  Taste Atlas mô tả nước mắm ở mỗi vùng miền của Việt Nam có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, thứ đồ chấm này thường...

Cùng chuyên mục

Khách Nhật thử một món ở vỉa hè TPHCM, khen ‘ngon nhất từng ăn’

Món cơm vỉa hè có giá 35.000 đồng/suất, kèm canh khổ qua 15.000 đồng khiến vị khách Nhật Bản ăn không ngừng, hết lời xuýt xoa và khen “ngon nhất từng ăn trong đời”. Papaken (35 tuổi, làm nghề sáng tạo nội dung) là người Nhật Bản, sống ở Hà Nội được hơn 2 năm. Còn Kazuki Matsumoto (hay được biết đến với biệt danh Kiki) là một blogger người Nhật khá có tiếng, hiện sinh sống và làm việc tại...

Nước mắm, mắm nêm Việt lọt top đồ chấm ngon nhất thế giới

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 loại đồ chấm ngon nhất thế giới, trong đó có nước mắm và mắm nêm của Việt Nam. Với 4,4/5 sao, nước mắm được các chuyên gia và độc giả của Taste Atlas xếp ở vị trí thứ 22 trong danh sách.  Taste Atlas mô tả nước mắm ở mỗi vùng miền của Việt Nam có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, thứ đồ chấm này thường...

Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

GĐXH - Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt. ...

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn. ...

Hảo Hảo đón tuổi 24 với triệu quà tặng khách hàng

Để tri ân khách hàng đã ủng hộ suốt hơn 2 thập kỷ, Hảo Hảo triển khai chương trình khuyến mại lớn với tổng giá trị giải thưởng hơn 18,5 tỉ đồng, khuấy động sự hào hứng tham gia từ người tiêu dùng cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 24 năm sinh nhật rộn ràng Hảo Hảo - thương hiệu mì ăn liền được chọn mua hàng đầu tại Việt Nam - đã triển khai một số hoạt động thiết...

Mới nhất

3 điều nên tránh, 6 điều cần làm với người đột quỵ

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quy cao nhất thế giới với khoảng 200.000 người mắc mỗi năm. Những năm gần đây, nhờ hiệu quả truyền thông, tỷ lệ người dân bị đột quỵ đến bệnh viện sớm...

Xe điện Việt viết nên kỳ tích

Thị trường ô tô tháng 9 chứng kiến cột mốc đáng nhớ khi lần đầu tiên hãng xe điện VN đã vượt qua tất cả thương hiệu xe xăng và điện quốc tế, trở thành hãng xe bán chạy nhất thị trường. Số xe bán ra trong 1 tháng của hãng xe Việt gấp 1,5 lần Toyota ở vị...

Nữ sinh nghèo là kiện tướng karate quốc gia, HS giỏi tỉnh môn tin học, đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Nữ sinh chưa từng biết mặt cha suốt 6 năm qua vẫn đều đặn đến sân tập võ, thành kiện tướng karate, dùng tiền bồi dưỡng thi đấu để trang trải chi phí ăn học và theo đuổi ước mơ vào đại học. Tân sinh viên Nguyễn Đỗ Như Hằng trong khu tự học ở Đại học Kinh tế TP.HCM...

Nữ sinh nghèo là kiện tướng karate quốc gia, HS giỏi tỉnh môn tin học, đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Nữ sinh chưa từng biết mặt cha suốt 6 năm qua vẫn đều đặn đến sân tập võ, thành kiện tướng karate, dùng tiền bồi dưỡng thi đấu để trang trải chi phí ăn học và theo đuổi ước mơ vào đại học. ...

Mới nhất

Nhàn đàm: Mùa xay chín