Trang chủSự kiện"Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ...

“Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ”

"Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ"

(Dân trí) – Nhiều chính sách đầu tư công nghệ nêu trong Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị là bước đi mạnh mẽ và mang tính chiến lược, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong tận dụng sức mạnh công nghệ để phát triển.

Quan điểm này được PGS.TS, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn (Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường) chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí.

Với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về phát triển công nghệ, theo đại biểu Sơn, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 1

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ý nghĩa của Nghị quyết trong bối cảnh phát triển hiện nay của Việt Nam là gì, thưa ông?

– Trong bối cảnh phát triển hiện nay của Việt Nam, Nghị quyết 57 không chỉ là một chiến lược mà còn là một cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành trụ cột chính của sự phát triển đất nước.

Nghị quyết vì thế có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nghị quyết 57 trước hết đáp ứng yêu cầu của thời đại chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, và Internet vạn vật, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để vươn lên.

Đây là định hướng chiến lược, khẳng định vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 3

Nghị quyết này là cơ sở tạo động lực phát triển kinh tế tri thức dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, với mục tiêu thúc đẩy các ngành kinh tế giá trị cao, giảm phụ thuộc vào lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên. 

Nghị quyết 57 cũng được kỳ vọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều đạt được thành công nhờ vào chính sách phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Với Nghị quyết này, Việt Nam thể hiện quyết tâm bắt kịp xu hướng này, qua đó gia tăng năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nghị quyết của Bộ Chính trị còn thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, là chìa khóa để cải thiện hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao năng suất lao động và tạo ra các mô hình kinh doanh mới. 

Bên cạnh đó, nghị quyết lần này tạo nền tảng để Việt Nam phát triển các công nghệ quốc phòng tiên tiến và đảm bảo an ninh mạng trong bối cảnh các thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng; tăng cường kết nối quốc tế và hội nhập sâu rộng

Với sự hỗ trợ của Nghị quyết số 57, Việt Nam có cơ hội xây dựng các quan hệ hợp tác khoa học, công nghệ với các quốc gia phát triển, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và các sáng kiến đổi mới sáng tạo quốc tế.

Nghị quyết nêu rõ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết để Việt Nam phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới, nhưng thực tế, tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia chậm, còn khoảng cách xa so với các nước phát triển.

Theo ông, vì sao dù chúng ta quan tâm và có nhiều chính sách nhưng phát triển khoa học công nghệ chưa được như kỳ vọng?

– Việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Việt Nam chưa đạt kỳ vọng dù có sự quan tâm và chính sách, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan.

Trước hết là do hạn chế về nguồn lực khi chúng ta đầu tư chưa đủ mạnh. Dù ngân sách cho khoa học và công nghệ đã tăng, nhưng tỷ lệ chi thực tế vẫn còn quá thấp so với quy định của Luật KH&CN. Mức chi so với GDP còn thấp so với các quốc gia phát triển, các nguồn vốn xã hội hóa chưa được huy động hiệu quả. 

Thiếu nhân lực chất lượng cao cũng là một nguyên nhân. Thực tế, số lượng nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu còn ít; cơ chế đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn để thu hút nhân tài trong và ngoài nước. 

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 5

Trong khi đó, hệ thống quản lý và chính sách, cơ chế còn nhiều bất cập. Các chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng chưa nhất quán, thiếu tính khả thi và khó tiếp cận; quy trình phê duyệt các dự án khoa học công nghệ thường phức tạp, mất thời gian. 

Vì thế, doanh nghiệp – nhân tố quan trọng trong đổi mới sáng tạo – chưa được khuyến khích tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển. 

Hạn chế trong ứng dụng thực tiễn cũng khiến khoa học công nghệ phát triển chưa đạt kỳ vọng. Thực tế, kết nối giữa nghiên cứu và sản xuất còn yếu. Các kết quả nghiên cứu khoa học thường khó thương mại hóa hoặc không phù hợp với nhu cầu thị trường. 

Nền tảng công nghệ, cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa đồng bộ cũng là điều gây cản trở chuyển đổi số toàn diện, dẫn đến thiếu cơ sở hạ tầng số.

Bên cạnh đó, tâm lý xã hội và môi trường văn hóa còn chưa được quan tâm.

Đổi mới sáng tạo chưa được ưu tiên. Nhiều doanh nghiệp và tổ chức vẫn chạy theo các mục tiêu ngắn hạn, ít quan tâm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nhất là các nghiên cứu cơ bản, dài hạn.

Đặc biệt, chúng ta vẫn còn tâm lý e sợ, ngại rủi ro. Văn hóa đổi mới sáng tạo đòi hỏi sự chấp nhận thất bại, nhưng tâm lý “sợ sai” vẫn phổ biến, dẫn đến ít đột phá. 

Một phần khác còn do ảnh hưởng từ bên ngoài khi chúng ta phụ thuộc công nghệ nhập khẩu. Thực tế, Việt Nam chưa chủ động trong việc phát triển công nghệ lõi mà chủ yếu nhập khẩu, dẫn đến thiếu động lực phát triển công nghệ trong nước. 

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 7

Tụt hậu về công nghệ chắc chắn sẽ bị bỏ lại phía sau. So với nhiều quốc gia, lĩnh vực công nghệ của Việt Nam đang đi chậm, đi sau khá lâu. Theo ông cần làm gì để chúng ta có thể bắt kịp, tiến nhanh, không bỏ lỡ chuyến tàu công nghệ trong nhịp điệu phát triển chung của thế giới?

– Việc bắt kịp nhịp độ phát triển công nghệ không chỉ phụ thuộc vào Chính phủ mà đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể không chỉ bắt kịp mà còn vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Để Việt Nam bắt kịp và tiến nhanh trong hành trình này, cần đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo công nghệ; tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ.

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 9

Bên cạnh đó, chúng ta có thể đổi mới giáo dục từ cấp phổ thông đến đại học, chú trọng đào tạo các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM); khuyến khích liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp để đào tạo nhân lực sát với thực tiễn. 

Một giải pháp khác là xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện cho các startup công nghệ phát triển, hỗ trợ về vốn, chính sách và cơ sở hạ tầng; thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu, phát triển (R&D) công nghệ hiện đại, thu hút các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia. 

Chúng ta cũng cần thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ; mở cửa hơn nữa để thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, đồng thời yêu cầu chuyển giao công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế với các nước phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, năng lượng tái tạo và công nghệ xanh. 

Hạ tầng công nghệ thông tin cần được cải thiện bằng việc đầu tư nâng cấp hạ tầng số, đặc biệt là mạng lưới 5G, dữ liệu lớn (Big Data) và điện toán đám mây; phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, tạo nền tảng cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển. 

Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới; đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số cùng việc tăng cường giáo dục về tầm quan trọng của công nghệ và chuyển đổi số, từ người dân đến doanh nghiệp… cũng là những việc làm cần thiết.

Đặc biệt, chúng ta cần đầu tư phát triển các lĩnh vực mũi nhọn mà Việt Nam có tiềm năng dẫn đầu như AI, fintech, công nghệ nông nghiệp (agritech) hoặc công nghệ giáo dục (edtech)…, và tập trung nguồn lực phát triển các lĩnh vực này để tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh. 

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 11

Nghị quyết 57 nêu dành 2% GDP cho nghiên cứu phát triển, 3% ngân sách quốc gia cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số; phấn đấu đưa Việt Nam trong năm 2030 vào top 3 Đông Nam Á, top 50 thế giới về năng lực cạnh tranh số. Đây là những định lượng rất cụ thể trong nghị quyết lần này. Ông nghĩ gì về tác động từ những con số đầu tư này dành cho công nghệ?

– Việc đầu tư này là một bước đi mạnh mẽ và mang tính chiến lược cao, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc tận dụng sức mạnh công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, và hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu triển khai đúng cách, các con số đầu tư này sẽ là “động cơ tăng trưởng” mới cho Việt Nam, đưa công nghệ trở thành trọng tâm phát triển trong thập kỷ tới.

Trước hết, việc này có thể thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Đầu tư mạnh vào R&D và khoa học công nghệ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ (startups) và các doanh nghiệp lớn đổi mới sản phẩm, quy trình. Điều này không chỉ thu hút vốn đầu tư trong nước mà còn từ các tập đoàn công nghệ nước ngoài. 

Với 3% ngân sách dành cho chuyển đổi số, các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), blockchain, và Internet vạn vật (IoT). Điều này sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng bắt kịp các quốc gia dẫn đầu trong khu vực về kinh tế số. 

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 13

Có thêm nguồn đầu tư sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao bởi việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới đòi hỏi đội ngũ nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy hệ thống giáo dục phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu. 

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia cũng là một điều chúng ta hướng tới khi đầu tư cho công nghệ. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 vào top 3 Đông Nam Á và top 50 thế giới về năng lực cạnh tranh số. Nguồn lực đầu tư xứng đáng sẽ giúp chúng ta thu hút nhiều hơn các dự án đầu tư công nghệ cao và trở thành trung tâm sản xuất, nghiên cứu công nghệ khu vực. 

Bên cạnh đó, việc đầu tư còn thúc đẩy GDP tăng trưởng bền vững, vì đầu tư vào R&D và công nghệ không chỉ tạo giá trị gia tăng cao cho sản phẩm, mà còn giúp Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình, xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức thay vì lao động giá rẻ.

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 15

Trong những giải pháp Bộ Chính trị đưa ra, có việc chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; có chính sách miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. Theo ông, làm sao thúc đẩy chính sách này trong bối cảnh chúng ta còn đang phàn nàn rất nhiều về câu chuyện sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm?

– Để thúc đẩy chính sách này trong bối cảnh “sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm,” cần phải có các giải pháp đồng bộ từ tư duy đến hành động cụ thể.

Chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm từ Chính phủ mà còn cần sự đồng lòng từ doanh nghiệp, người dân, và đặc biệt là sự minh bạch, công bằng trong thực thi.

Trước hết, chúng ta cần thay đổi tư duy và văn hóa quản lý bằng cách khuyến khích tinh thần đổi mới; xây dựng môi trường chính trị, xã hội mà các nhà quản lý và doanh nghiệp cảm thấy an toàn khi dám nghĩ, dám làm. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tuyên truyền mạnh mẽ các giá trị về đổi mới sáng tạo và chấp nhận rủi ro trong khuôn khổ pháp luật. 

Cần định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm và rủi ro, đồng thời phải làm rõ rằng “dám nghĩ, dám làm” không có nghĩa là tùy tiện, mà là hành động có cơ sở, dựa trên nghiên cứu, dữ liệu và quy trình hợp pháp. 

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 17

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế pháp lý bảo vệ, cơ chế miễn trừ trách nhiệm rõ ràng trong trường hợp thử nghiệm công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Việc này phải được cụ thể hóa bằng luật hoặc nghị định, tránh tình trạng “chỉ đạo miệng.” 

Ngoài ra, chúng ta có thể tính đến việc thí điểm và học hỏi từ thực tế trong lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), trí tuệ nhân tạo, hoặc năng lượng tái tạo, thử nghiệm các mô hình mới dưới sự giám sát chặt chẽ. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng. 

Chúng ta cũng có thể đo lường và công bố kết quả vì các kết quả thử nghiệm, cả thành công lẫn thất bại, cần được công bố rộng rãi để minh bạch và xây dựng lòng tin. 

Đi kèm với đó, cần khen thưởng và bảo vệ người tiên phong một cách thỏa đáng. Những cá nhân, tổ chức dám đổi mới và đạt kết quả tốt cần được tôn vinh, khen thưởng công khai nhằm tạo động lực, gửi thông điệp tích cực đến toàn xã hội. 

Nhưng mặt khác cũng cần chế tài rõ ràng để ngăn chặn sự lạm dụng, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng chính sách đổi mới để trục lợi hoặc vi phạm pháp luật. 

Tăng cường năng lực giám sát của Nhà nước; đào tạo cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ hiểu biết sâu về công nghệ, đổi mới sáng tạo; học hỏi kinh nghiệm quốc tế… cũng là những điều chúng ta cần tính tới.

Nhiều quốc gia đã thành công với các cơ chế như sandbox (khung thử nghiệm), cho phép doanh nghiệp thử nghiệm trong môi trường được kiểm soát trước khi triển khai trên diện rộng. Việt Nam có thể tham khảo các mô hình này từ Singapore, Anh, hoặc Thụy Điển.

Để phát triển khoa học công nghệ, trước hết cần có nguồn nhân lực đủ trình độ. Theo ông, cần chính sách cụ thể gì để thu hút, trọng dụng nhân lực chất lượng cao?

– Để thu hút và trọng dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển khoa học công nghệ, cần có những chính sách cụ thể, thiết thực.

Trước hết, cần chính sách đãi ngộ cạnh tranh như tăng lương, thưởng và phúc lợi (cung cấp nhà ở, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân và các hỗ trợ sinh hoạt khác…).

Việc đảm bảo mức lương và chế độ đãi ngộ cạnh tranh với khu vực tư nhân và quốc tế, giúp người lao động yên tâm cống hiến. 

Tiếp đến, cần tạo môi trường làm việc hấp dẫn với việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ; xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại, cung cấp trang thiết bị tối tân để các nhà khoa học có điều kiện phát huy tối đa năng lực. Khuyến khích tư duy sáng tạo, đảm bảo quyền tự do nghiên cứu trong khuôn khổ pháp luật, và giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà… cũng là những chính sách cần tính đến.

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 19

Có môi trường làm việc hấp dẫn rồi, cần chính sách hỗ trợ phát triển năng lực cá nhân  như tài trợ học bổng, hỗ trợ các chương trình nghiên cứu ở nước ngoài, và thúc đẩy hợp tác với các tổ chức khoa học quốc tế; kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp và thị trường để ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tạo ra giá trị kinh tế. 

Chính sách ghi nhận và vinh danh cần được xây dựng bằng việc công nhận và khen thưởng xứng đáng; tôn vinh nhà khoa học tiêu biểu; tổ chức các giải thưởng, danh hiệu cấp quốc gia và tạo điều kiện truyền thông nhằm nâng cao vị thế xã hội của người làm khoa học. 

Về lâu dài, chúng ta cần tạo động lực bằng chính sách sở hữu trí tuệ, đảm bảo quyền lợi cho các nhà khoa học thông qua việc bảo hộ sở hữu trí tuệ và chia sẻ lợi ích từ ứng dụng công nghệ. 

Chúng ta cũng có thể hỗ trợ khởi nghiệp với việc tạo môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học khởi nghiệp, cung cấp vốn và cố vấn chuyên môn. Các chính sách này không chỉ giúp thu hút nhân lực chất lượng cao mà còn giữ chân họ và tạo động lực cống hiến lâu dài cho sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước.

Tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ - 21

Nội dung: Hoài Thu

Thiết kế: Thuỷ Tiên

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/tan-dung-tot-co-hoi-viet-nam-se-vuon-len-manh-me-tren-ban-do-cong-nghe-20250102204626585.htm

Cùng chủ đề

Tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TĂNG TỐC, BỨT PHÁ, ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH, PHÁT TRIỂN GIÀU MẠNH, VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG CỦA DÂN TỘC PHẠM MINH CHÍNH Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục...

Thúc đẩy hội nhập quốc tế vì mục tiêu bước vào kỷ nguyên mới của Việt Nam

Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết: "Phương pháp tốt nhất mà tôi thấy cho Việt Nam để bước vào kỷ nguyên mới là thúc đẩy đầu tư và thương mại, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế." Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào "kỷ nguyên vươn mình," trong các cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thụy...

Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết...

Khát vọng năm mới

Những người trẻ nổi bật ở nhiều lĩnh vực đón chào năm mới với những hy vọng và khát vọng mới. Họ tự tin hòa chung sức trẻ và đóng góp trí tuệ, tài năng để cùng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới. Mong khẳng định trí tuệ VN trên đấu trường thế giới 2024 tiếp tục là một năm đáng nhớ trong thời thanh xuân đầy ý nghĩa của tôi. Tôi đã tham gia cuộc thi Siêu trí...

Tạo động lực, niềm tin trong kỷ nguyên mới

Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức góp phần tạo niềm tin trong kỷ nguyên mới của đất nước. Bước đi rất kịp thời và ý nghĩa Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178 /2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TĂNG TỐC, BỨT PHÁ, ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH, PHÁT TRIỂN GIÀU MẠNH, VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG CỦA DÂN TỘC PHẠM MINH CHÍNH Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục...

Thúc đẩy hội nhập quốc tế vì mục tiêu bước vào kỷ nguyên mới của Việt Nam

Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết: "Phương pháp tốt nhất mà tôi thấy cho Việt Nam để bước vào kỷ nguyên mới là thúc đẩy đầu tư và thương mại, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế." Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào "kỷ nguyên vươn mình," trong các cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thụy...

Làng Cáo “độc nhất vô nhị” tại Nhật Bản

Làng Cáo nằm ở núi Zao, tỉnh Miyagi, phía Đông Bắc Nhật Bản, thu hút đông đảo du khách nước ngoài, đặc biệt là vào mùa Đông, khi du khách có thể vừa có ngắm tuyết vừa chụp ảnh với những chú cáo.Cư dân thành phố Kitsuki nỗ lực giữ gìn truyền thống và đô thị lịch sửNhật Bản nỗ lực để ngành sản xuất rượu sake truyền thống không thất truyềnCâu chuyện phục hồi đặc biệt tại thị trấn...

Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?

Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Những bất cập khó tháo gỡ đã khiến du lịch Việt Nam chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Các địa phương có doanh thu du lịch, lượng khách cao nhất Việt Nam năm 2024Hãng truyền thông CNN lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam ra thế giớiVì sao người Việt vẫn mạnh tay chi tiêu cho du...

Phát huy giá trị Di sản thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Hơn 20 năm được UNESCO vinh danh là Di sản Thiên nhiên Thế giới, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước, nâng cao hình ảnh, vị thế du lịch Quảng Bình. Ngày 1/6, tại thành phố Đồng Hới, Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, tổ chức Hội nghị công bố Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nhất định Việt Nam sẽ vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trả lời phỏng vấn TTXVN. Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: TTXVN Sau đây là nội dung phỏng vấn: * Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang...

Đèo hy vọng

Đèo pren - con đèo tuyệt đẹp được xây dựng từ thời Pháp thuộc do các kỹ sư người Pháp thiết kế, đến nay đã được nâng cấp mở rộng và mang theo bao nhiêu hy vọng về phát triển kinh tế, phát triển du lịch cho Đà Lạt ! Tôi gọi đèo pren là Đèo hy vọng ! cả đêm và ngày, Pren luôn có nét đẹp riêng ! Tác giả: Nguyễn Hoàng Giang Tác phẩm dự thi Cuộc thi...

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Từ khóa này được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong các bài viết, bài phát biểu của mình và đã trở thành định hướng lớn được Hội nghị Trung ương 10 thống nhất trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội 14 của Đảng. Tổng Bí thư Tô Lâm phân tích, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo,...

‘Trí thức, nhà khoa học phải đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu ASEAN về AI’

Theo Tổng Bí thư, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Sáng 30/12, phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng...

Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới: Vươn tầm bằng nội lực

Hai bài viết về chủ đề “Kỷ nguyên mới,” là tập hợp dư luận, bình luận quốc tế về những thành tựu của Việt Nam trong năm 2024, cũng như những cơ hội và thách thức trên con đường bước vào kỷ nguyên mới. Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là thông điệp được...

Cùng chuyên mục

Tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, TĂNG TỐC, BỨT PHÁ, ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH, PHÁT TRIỂN GIÀU MẠNH, VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG CỦA DÂN TỘC PHẠM MINH CHÍNH Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi của năm 2024 khẳng định nỗ lực vượt bậc, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá tiếp tục...

Thúc đẩy hội nhập quốc tế vì mục tiêu bước vào kỷ nguyên mới của Việt Nam

Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết: "Phương pháp tốt nhất mà tôi thấy cho Việt Nam để bước vào kỷ nguyên mới là thúc đẩy đầu tư và thương mại, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế." Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm, đưa dân tộc Việt Nam bước vào "kỷ nguyên vươn mình," trong các cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thụy...

Nửa triệu đồng một quả bưởi “tiến Vua” vẫn không đủ bán, nhà vườn tiết lộ lý do

Mặc dù phải hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng những quả bưởi đỏ như son được tạo hình độc đáo hình thỏi vàng có chữ Tài - Lộc đã được mua gần hết với giá bán từ 450-500 nghìn đồng/quả tại vườn. Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội) được coi là địa phương duy nhất tại Hà Nội có giống bưởi đỏ "tiến Vua" độc đáo. Điều đặc biệt, quả bưởi...

Cành hoa mận Tây Bắc ồ ạt về Hà Nội giá chỉ từ 5.000 đồng

Hoa mận trắng tinh khôi biểu tượng của núi rừng Tây Bắc đang ồ ạt xuống phố Hà Nội. Thế nhưng, thay vì có giá vài triệu đồng mỗi cành phục vụ người chơi nhiều tiền, năm nay loại hoa này bán chạy nhất với giá chỉ 5.000 đồng/cành. Vài năm trước, thú chơi cành hoa mận bắt đầu xuất hiện trước và sau Tết Nguyên đán. Khi đó, để có thể ngắm nhìn những chùm hoa bung nở với...

Nông dân ở thủ phủ mai vàng miền Trung kỳ vọng thắng vụ Tết

(Dân trí) - Những người trồng mai ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật với công việc chăm sóc vườn mai giai đoạn nước rút, đầy hi vọng vụ Tết thắng lợi. Nông dân ở thủ phủ mai vàng miền Trung "chạy đua" với Tết (Video: Doãn Công). Ghi nhận của phóng viên Dân trí, khắp các vườn mai ở thị xã An Nhơn (Bình Định), nơi được mệnh danh là thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung,...

Mới nhất

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với...

Thúc đẩy hội nhập quốc tế vì mục tiêu bước vào kỷ nguyên mới của Việt Nam

Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết: "Phương pháp tốt nhất mà tôi thấy cho Việt Nam để bước vào kỷ nguyên mới là thúc đẩy đầu tư và thương mại, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế." Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm, đưa dân tộc Việt Nam bước...

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn...

Vịnh Hạ Long HÀNH TRÌNH KẾT NỐI CÁC DI SẢN

Bắt nhịp xu hướng tạo động lực tăng trưởng mới, bền vững từ kinh tế di sản, ngành Du lịch đang tập trung các giải pháp liên kết, huy động nguồn lực để mở ra cơ hội bảo tồn và phát huy các giá trị của Kỳ quan-Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Di sản liên tỉnh...

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Vào hồi 17 giờ 40 ngày 16/9 giờ địa phương, tại Thủ đô Riyadh (Ả-rập Xê-út), Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng)...

Mới nhất