Trang chủNewsKinh tếTận dụng cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu

Tận dụng cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu

Với xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước tham gia. Trong khi đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất lớn, cung cấp nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, theo đánh giá, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự nắm bắt, tận dụng các cơ hội, vẫn đang dò dẫm tìm đường tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sản xuất bảng mạch điện tử ở Nhà máy Nippon Mektron (Khu công nghiệp Thăng Long II tại huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). (Ảnh TRẦN HẢI)
 

Sản xuất bảng mạch điện tử ở Nhà máy Nippon Mektron (Khu công nghiệp Thăng Long II tại huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). (Ảnh TRẦN HẢI)

Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng thích ứng bối cảnh mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực, cũng như cải tiến năng suất lao động, kỹ thuật, nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của chuỗi cung ứng trên thị trường thế giới.

Cần thay đổi tư duy, nhận thức

Từ cuối năm 2023 đến nay, nhiều tập đoàn kinh tế, công nghệ lớn trên thế giới quan tâm và dần chuyển dịch chuỗi cung ứng đến Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh việc tìm kiếm nhà cung cấp tại chỗ để tăng tỷ lệ nội địa hóa. Chỉ tính riêng trong sáu tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1%; vốn thực hiện cũng đạt khoảng 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ,…

Kết quả nêu trên cho thấy, Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn, được các quốc gia, tập đoàn tin tưởng lựa chọn, trở thành địa chỉ mới trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều cải thiện.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và công nghệ ngày càng đồng bộ cũng là lợi thế, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Một số tập đoàn lớn trên thế giới như Apple hay Amazon tuy chưa đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhưng luôn coi đây là khu vực để đặt hàng cung ứng linh kiện, nguyên liệu, thiết bị đầu vào cho quá trình sản xuất. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để Việt Nam vươn lên và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, giá trị toàn cầu.

Mặc dù vậy, những cơ hội lớn thường đi cùng với nhiều thách thức khi chuỗi cung ứng tại Việt Nam vẫn chưa đạt kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang có khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các sản phẩm công nghiệp cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các thị trường chính là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ.

Tuy nhiên trong đó, chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp một cho các tập đoàn đa quốc gia, khoảng 700 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp hai, cấp ba,… Điều này cho thấy, sau gần 40 năm phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng với tỷ lệ doanh nghiệp thật sự trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu còn rất thấp.

Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương), Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh cho biết, trong số hơn 800 nghìn doanh nghiệp của Việt Nam đang hoạt động thì có tới 96%-98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này thường thiếu kỹ năng quản lý, ít đổi mới công nghệ, khả năng về nguồn lực tài chính còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực, tay nghề lao động chưa thật sự tốt và khó đáp ứng nhu cầu trong tiếp nhận, chuyển giao khoa học-công nghệ của các tập đoàn khi chuyển dịch đến Việt Nam.

Những điểm yếu này nếu không sớm khắc phục sẽ làm tăng nguy cơ lún sâu vào bẫy gia công, lắp ráp, khó kiểm soát được các dòng đầu tư chất lượng thấp, đầu tư nước ngoài thâu tóm thị trường và doanh nghiệp trong nước, đầu tư “núp bóng”,… Bên cạnh đó, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu hút dòng vốn dồi dào, kéo theo nhu cầu về nguồn năng lượng rất lớn, nhưng với Việt Nam, đây vẫn là vấn đề khiến các nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công thương (Bộ Công thương) Nguyễn Văn Hội, quá trình này đang vấp phải không ít khó khăn do tư duy, nhận thức, cách nghĩ, tầm nhìn của các nhà hoạch định chính sách đôi lúc còn thiếu sự minh bạch và bình đẳng, thiếu tính ổn định, các chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhân lực chất lượng cao, song mức độ đầu tư vẫn còn quá ít so với nhu cầu thực tế của chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn một điểm yếu cố hữu là thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau khi tham gia chuỗi cung ứng, cho nên không mở rộng được nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu tại chỗ, hầu hết phải tự tìm ra chiến lược riêng cho mình trên thị trường.

Tận dụng cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh 1
 

Bốc xếp container hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Đình Vũ (Hải Phòng). (Ảnh ĐỨC ANH)

Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm

Việc tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu hiện đã không còn là xu hướng mà trở thành nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo nhiều chuyên gia, để đón đầu xu hướng đó, Việt Nam cần có đối sách, giải pháp kịp thời, đồng bộ, phù hợp, nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro, cũng như tận dụng tốt cơ hội của xu thế chuyển dịch, giúp Việt Nam có lợi thế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ngay trên sân nhà, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, tiên phong, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám dấn thân vào các lĩnh vực mới mà nền kinh tế thật sự cần để vươn ra thị trường quốc tế và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài theo đúng nguyên tắc thị trường.

Một vấn đề quan trọng khác là cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tập trung phát triển nguồn nhân lực và khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nhu cầu thực tiễn; hướng tới sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn, tạo nên sản phẩm có giá trị, đứng ở vị trí cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu… Và “xanh hóa” trong sản xuất chính là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu đề ra của đầu chuỗi cung ứng về giảm phát thải carbon ra môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa bền vững, tạo thêm lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp.

Những nỗ lực của doanh nghiệp là yếu tố chính, song theo Tiến sĩ Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, sự hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng và mang tính quyết định. Thời gian tới, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, chính sách với các thủ tục hành chính, xuất nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành phải được cải cách, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời cần đổi mới trong cách tiếp cận hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng trọng tâm, trọng điểm hơn nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.

Các biện pháp hỗ trợ mang tính chất miễn, giảm được thực hiện quá dài cũng nên thu hẹp dần về quy mô hay cường độ, thay vào đó là những biện pháp kiến tạo cho doanh nghiệp tự phát triển. Các chính sách cần tập trung giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ xanh, tiết kiệm và chuyển dịch năng lượng tái tạo; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và các ngành công nghiệp mới trong tương lai như: chất bán dẫn, chip điện tử, năng lượng sạch, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo,…

Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục có các giải pháp tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật để doanh nghiệp thâm nhập vào những thị trường mới; thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, góp phần giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam,…

Ngoài ra, về lâu dài, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh có năng lực liên kết với các tập đoàn công nghệ trong các chuỗi cung ứng toàn cầu; xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia hội nhập chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; có chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ để giúp doanh nghiệp trong nước đủ năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước, khu vực và toàn cầu; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Những chính sách đủ mạnh mới có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ được cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng, giá trị toàn cầu, nâng cao tính độc lập tự chủ và khẳng định được vị thế của kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. 

Nguồn: https://nhandan.vn/tan-dung-co-hoi-tu-chuoi-cung-ung-toan-cau-post820569.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Cơ hội không thể bỏ lỡ cho doanh nghiệp Việt Nam và UAE

Thủ tướng nhấn mạnh: Sự kiện nâng cấp quan hệ 2 nước lên Đối tác Toàn diện và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) là cơ hội không thể bỏ lỡ cho doanh nghiệp Việt Nam và UAE. Chiều 28/10, giờ địa phương, tại thành phố Dubai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – UAE, nhân chuyến thăm chính thức UAE. Tọa đàm thu hút sự tham...

Sắp sửa đổi loạt quy chế tại VDSC

Chưa đến 10 ngày nữa, Thông tư số 68/2024/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận thông tin một cách bình đẳng hơn cùng các điều kiện thuận lợi hơn trong giao dịch. Hội nghị triển khai Thông tư số 68/2024/TT-BTC: Sắp sửa đổi loạt quy chế tại VDSCChưa đến 10 ngày nữa, Thông tư số 68/2024/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực kỳ...

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường Senegal từ ngày 25 - 29/11/2024. Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Senegal, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường này từ ngày 25 - 29/11/2024. Trong thời gian ở Senegal, Thương vụ sẽ có...

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập. Buổi B2B Matching do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Xúc tiến thương mại Việt Nam - Ả Rập tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa...

VN-Index lao dốc, thanh khoản cao, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng

Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 896,04 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 21.155,46 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng phiên thứ tám liên tiếp trên 3 sàn hơn 244,72 tỷ đồng, tập trung vào các mã VRE (hơn 47 tỷ đồng), SHS (hơn 45 tỷ đồng), FRT (hơn 35 tỷ đồng), HPG (hơn 35...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn...

Cổ phiếu viễn thông công nghệ khởi sắc, VN-Index giảm tiếp hơn 7 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/11, sau khoảng một giờ giao dịch trong sắc xanh, áp lực bán dâng cao khiến thị trường đảo chiều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng lao dốc. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu viễn thông và công nghệ thông tin khởi sắc. Chốt phiên, VN-Index giảm 7,19 điểm và xuống mức 1.252,56 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp...

Quảng Bình hỗ trợ chế độ hằng tháng cho nhân viên y tế và cô đỡ thôn, bản

Ngày 8/11, thông tin từ Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đầu tháng 11 này, tỉnh thực hiện hỗ trợ đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản nhằm động viên đội ngũ này trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch; khám, chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở cơ sở. Trước đó cuối tháng 10/2024, tại Kỳ...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

NDO - Tại vòng chung kết Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) diễn ra tại Đại học Đà Nẵng ngày 8/11, nhóm sinh Nguyễn Đại, Trần Lê Xuân Huy đến từ Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng với Ứng dụng Soil Quality Monitoring - Thiết bị đo chất lượng đất 7in1 không dây loRaWan đã xuất sắc giành giải Nhất. Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Điều gì giúp thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cán mốc 100 tỉ USD

Với kết quả đạt được trong 10 tháng, năm 2024 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp thương mại giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cán mốc trăm tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỉ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là thị...

Gen Z gợi ý những góc check-in đẹp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(Dân trí) - Từ kiến trúc hiện đại bên ngoài đến không gian trưng bày ấn tượng phía trong, giới trẻ có nhiều góc chụp ảnh để cho ra đời những tấm hình ưng ý tại điểm check-in hot nhất lúc này. Vừa mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút giới trẻ. Mỗi ngày, có...

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.220.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 (Ảnh: TTXVN). Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã...

Mới nhất

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng phu nhân Melania và con trai út Barron trên sân khấu mừng chiến thắng...

Đại Từ (Thái Nguyên) đẩy mạnh phong trào “chung tay vì người nghèo – không bỏ ai ở lại phía sau”

Với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình...

Ông Trump chuẩn bị trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp?

Giới quan sát nhận định kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép của ông Trump đang dần được hiện thực hóa và có thể tác động đến ít nhất 11 triệu người. Kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép là một trong các trụ cột cốt lõi thuộc chương trình nghị sự của ông Trump xuyên...

Gương mặt nữ ‘thống trị’ lĩnh vực mật mã học nói điều ý nghĩa nhất của bà là ba đứa con

Mảnh mai và xinh đẹp, nụ cười đầy năng lượng luôn nở trên môi… là ấn tượng đầu tiên về Yael Tauman Kalai ở những ai gặp bà. ...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024...

Mới nhất