Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTâm tư người trong cuộc

Tâm tư người trong cuộc


img

Cô trò Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) trong giờ học Toán. Ảnh: TG

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, giáo viên ở bậc phổ thông vẫn còn hạng nhưng không phải hạng I, II, III mà sẽ phân thành: Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp. Việc phân hạng một lần nữa thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc.

Thêm động lực cho nhà giáo

Theo dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất, nhà giáo ở bậc phổ thông vẫn còn hạng nhưng không phải hạng I, II, III mà sẽ phân hạng thành: Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp. Hiện nay, giáo viên phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) hạng III có hệ số lương từ 2,34 – 4,98; hạng II là 4,0 – 6,38; hạng I có hệ số lương 4,4 – 6,78.

Cô Nguyễn Thị Thanh – giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho rằng, phân hạng giúp thầy cô làm việc hiệu quả và năng suất cao sẽ hưởng lương cao hơn. Dù vậy, vẫn có tình trạng giáo viên cùng trình độ đại học nhưng có người công tác chưa tốt, ít thành tích, thời gian làm việc ngắn hơn nhưng lại được hưởng lương ở hạng cao hơn, hệ số lương cao hơn.

Điều này xuất phát từ việc bổ nhiệm, chuyển xếp hạng tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý, bất cập; các tiêu chuẩn hạng chức danh nhà giáo cũng chưa rõ ràng. Chức danh nhà giáo là căn cứ để cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc; thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý và áp dụng chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo.

Hơn 20 năm trong nghề, cô Tạ Thị Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) chia sẻ thực tế ở đơn vị, nếu phân theo dạng thức này thì tính chất công việc, thời gian cống hiến của các thầy cô có sự khác nhau rõ rệt.

Nếu phân biệt bậc lương cho các nhà giáo theo phương thức giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp thì hầu như chỉ trả lương theo bằng cấp mà vị trí việc làm và sự cống hiến của các nhà giáo ở các hạng lương như nhau, không có nhiều sự khác biệt.

Cô Bình cũng phân tích, nếu phân cấp lương cho các nhà giáo theo hạng I, hạng II và hạng III thì tính chất công việc, thời gian và hiệu quả công việc cống hiến của nhà giáo có sự khác biệt ở các hạng bậc lương.

Theo đề án vị trí việc làm, ở các hạng bậc vị trí việc làm khác nhau đòi hỏi nhà giáo phải cống hiến khác nhau. Chẳng hạn, giáo viên hạng I ngoài việc có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ thì phải có đủ năm cống hiến trong ngành và vị trí việc làm phù hợp như: Tổ trưởng, Hiệu trưởng… cùng nhiều loại giấy khen, bằng khen hay thành tích trong những năm công tác.

“Việc trả lương cho giáo viên theo xếp hạng vị trí việc làm đảm bảo tính công bằng, phù hợp thực tiễn; khuyến khích được các nhà giáo phấn đấu và tích cực cống hiến để được thăng hạng lương theo đề án vị trí việc làm”, cô Tạ Thị Thanh Bình trao đổi thêm.

Cô Phan Thị Hằng Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Kim Ngọc (Vĩnh Phúc) cho hay, khi có hệ thống phân cấp rõ ràng, giáo viên sẽ có động lực hơn để phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Đồng thời giúp xác định rõ năng lực của từng giáo viên, từ đó có chính sách đãi ngộ phù hợp, thu hút và giữ chân người tài.

“Tuy nhiên, việc chia thành giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp sẽ ít nhiều tạo ra sự phân biệt giữa các nhà giáo. Nên chăng chúng ta có thể giữ nguyên cách chia hạng giáo viên theo hạng I, II, III như hiện tại thì sẽ hợp lý hơn”, cô Hằng Hải nêu quan điểm.

img

Cô Tạ Thị Thanh Bình (bìa phải) và học sinh Trường THCS Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Ảnh: TG

Cần “thang đo” chuẩn

Cô Nguyễn Thị Tươi – Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Vĩnh Trụ (Lý Nhân, Hà Nam) nhìn nhận, việc chia hạng như trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ giúp phân biệt rõ ràng giữa các cấp bậc, đảm bảo mỗi giáo viên được đối xử công bằng dựa trên năng lực và đóng góp.

Việc này cũng góp phần khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên trong xã hội và tạo điều kiện để họ được tôn vinh một cách xứng đáng. Hệ thống chia hạng sẽ tạo ra “cái thang” để giáo viên vươn lên, khuyến khích họ không ngừng học hỏi và đổi mới. Với những chế độ đãi ngộ hấp dẫn, ngành Giáo dục sẽ thu hút được nhiều người tài, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Dưới góc nhìn chuyên gia giáo dục độc lập, TS Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhìn nhận, dù có chia giáo viên thành nhiều hạng khác nhau hoặc các dạng thức tương đương, ngành Giáo dục cần thực hiện rốt ráo những chính sách hỗ trợ, tôn vinh sự cống hiến, hy sinh của nhà giáo. Nghề giáo vốn rất vất vả, tận hiến với nghề và cần được ghi nhận.

Vị nữ chuyên gia chỉ ra rằng, tất cả cuộc thi hay thủ tục không cần thiết với giáo viên nên loại bỏ càng sớm càng tốt. Áp lực công việc đè nặng lên vai nhà giáo, trong khi thu nhập dù đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn thấp so với mặt bằng chung, nhiều thầy cô không thể tiếp tục gắn bó mà quyết định chuyển sang nghề khác.

Hơn nữa, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá để phân hạng giáo viên một cách công bằng, minh bạch, hiệu quả là vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự đồng thuận cao từ các chuyên gia và nhà quản lý giáo dục. Để hệ thống chia hạng phát huy hiệu quả, cần có cơ chế đãi ngộ rõ ràng và hợp lý, đảm bảo sự khác biệt giữa các hạng.

Từ thực tế quản lý, thầy Nguyễn Hải Sơn – Hiệu trưởng Trường THCS Hải Xuân (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) chia sẻ, chia hạng giáo viên cần đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện để họ có thể phát triển năng lực của mình. Chỉ khi đó, hệ thống giáo dục mới có thể thực sự đổi mới và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

“Cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên liên quan, từ giáo viên, phụ huynh, chuyên gia đến nhà quản lý giáo dục để xây dựng một hệ thống chia hạng giáo viên phù hợp với thực tiễn của nước ta. Theo tìm hiểu, dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV tới đây để các đại biểu xem xét. Hy vọng khi được thông qua, Luật Nhà giáo sẽ phát huy được nhiều tác dụng, nhất là với đội ngũ nhà giáo”, thầy Sơn tâm sự.





Nguồn: https://danviet.vn/phan-hang-nha-giao-tam-tu-nguoi-trong-cuoc-20241012063245824.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu

Báo cáo đánh giá quy định nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.Theo số liệu báo cáo, tính đến tháng 5-2024 của địa phương, số giáo viên tuyển dụng trong năm học 2023-2024 là 19.474 người. Trong đó mầm non 5.592 người, tiểu học...

Đề xuất miễn học phí con giáo viên: Bộ GD&ĐT “lắng nghe và tính toán lại”

Trên đây là ý kiến của TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), liên quan đến đề xuất miễn học phí cho con giáo viên đang xôn xao dư luận gần đây.Trao đổi với phóng viên Dân trí ngày 10/10, ông Đức cho biết, việc cơ quan quản lý đưa ra đề xuất và nhận được phản hồi của dư luận là điều bình thường.Thực ra khi...

Đại biểu Quốc hội: ‘Nói nhà giáo là đối tượng yếu thế, thu nhập thấp là không đúng’

Tại dự Luật Nhà giáo mới nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo (cơ quan chủ trì soạn thảo) đã đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi các con, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỉ đồng mỗi...

Sở GD&ĐT Thanh Hóa nhận trách nhiệm

Tối 9/10, thông tin từ Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, vừa có báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bất ngờ lớn với bà Kamala Harris chỉ hơn 3 tuần trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Theo một cuộc khảo sát mới, Phó Tổng thống Kamala Harris có lợi thế hơn một chút so với cựu Tổng thống Donald Trump chỉ chưa đầy 25 ngày trước cuộc bầu cử. Bà Harris đang dẫn trước ông Trump sát bầu cử. Ảnh: Fox News. Cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố hôm 10/10 cho thấy trong số các cử tri đã đăng ký, phó tổng thống dẫn trước cựu tổng thống 1 điểm, tức 48%...

Lỗi tại ai, lỗi khâu nào?

Phụ huynh đã làm việc với lãnh đạo nhà trường và các bên liên quan. Thế nhưng, gia đình vẫn chưa nhận được bất kỳ lời xin lỗi nào từ đơn vị, cá nhân gây ra sai sót này. Vậy thực tế, vụ việc nhầm tăng...

Vùng đất phèn Sóc Trăng, dân liều trồng quýt đường, cây đặc sản, trái ra quá trời, cả làng phục lăn

Cây quýt đường dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, do đó nhiều nông dân trên địa bàn 2 xã Long Hưng và Hưng Phú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) đã mở rộng diện tích trồng, thay thế dần các loại cây trồng kém hiệu quả...

Cà na, bình bát, trái giác rừng, nhãn chài, vô số quả dại ở Tây Ninh, xưa ăn vui, nay nhà giàu thèm

Ðứa nào “mạnh tay, mạnh chân” thì leo lên cây, lựa những nhánh nhiều trái chín đen hái thả xuống.Cây bình bát nặng oằn trái.Khi tôi còn nhỏ, trái cây rất hiếm có. Hồi đó, ở quê tôi, những nhà khá giả, có đất vườn thì...

Bài đọc nhiều

Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp

Dự thảo Luật Nhà giáo với đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác thu hút sự quan tâm của dư luận. Với đề xuất này, căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về thu quỹ phụ huynh để tặng quà giáo viên

Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TPHCM chiều nay (10/10), đại diện Sở GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về thu, sử dụng học phí và quản lý các khoản thu, vận động đóng góp khác. Theo đại diện Sở GD-ĐT, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học....

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Cùng chuyên mục

Sau 3 năm cấm dạy thêm, Bộ GD Trung Quốc: ‘Tiếp tục siết chặt tránh biến tướng’

Tại cuộc họp ngày cuối tháng 9 vừa qua, với chủ đề Thúc đẩy phát triển chất lượng cao do Văn phòng Báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc tổ chức, đại diện Bộ Giáo dục nước này cho biết, kết quả sau 3 năm thực hiện chính sách "giảm kép" khả quan.  "Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm tránh biến tướng xảy ra", ông Vương Gia Nghị - Thứ...

Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy

* Bên cạnh những chính sách đãi ngộ với nhà giáo, cũng cần có các quy định cụ thể và cập nhật với tình hình thực tế về trách nhiệm, đặc biệt là những việc giáo viên không được làm. Vậy quy định này trong dự thảo luật thế nào?- Dự thảo có quy định chung nhà giáo trong các cơ sở...

Lỗi tại ai, lỗi khâu nào?

Phụ huynh đã làm việc với lãnh đạo nhà trường và các bên liên quan. Thế nhưng, gia đình vẫn chưa nhận được bất kỳ lời xin lỗi nào từ đơn vị, cá nhân gây ra sai sót này. Vậy thực tế, vụ việc nhầm tăng...

Mới nhất

Nhận định bóng đá Việt Nam vs Ấn Độ: Chiến thắng dễ dàng

(VTC News) - Đầy đủ thông tin đội hình, số liệu thống kê, nhận định trận đấu Việt Nam vs Ấn Độ thuộc loạt giao hữu FIFA Days tháng 10. Đội tuyển Việt Nam đấu tuyển Ấn Độ ở loạt giao hữu FIFA Days tháng 10. Đây là cữ dượt cuối cùng của thầy trò Kim Sang-sik trước khi thi đấu...

Quả bom nặng 1 tấn thời Thế chiến II được cho phát nổ ở Đức

Đây được mô tả là một trong những nhiệm vụ phá bom phức tạp nhất kể từ năm 1945 vì vị trí bom rất gần ba bệnh viện. ...

Hoa hậu và Á hậu Miss Cosmo 2024 chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ, món ăn yêu thích khi đến Việt Nam

(Dân trí) - Hoa hậu và Á hậu Miss Cosmo 2024 chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ, món ăn yêu thích khi đến Việt Nam. Sau gần một tháng diễn ra, Miss Cosmo 2024 - cuộc thi nhan sắc quốc tế do người Việt tổ chức lần đầu tiên - khép lại với chiến thắng cao nhất thuộc về...

Mới nhất