Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTâm nguyện tuổi 90 của giáo sư, nhà khoa học Trần Thanh...

Tâm nguyện tuổi 90 của giáo sư, nhà khoa học Trần Thanh Vân


GS Trần Thanh Vân trong một hoạt động khoa học tại ICISE - Ảnh: LÂM THIÊN

GS Trần Thanh Vân trong một hoạt động khoa học tại ICISE – Ảnh: LÂM THIÊN

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, GS Trần Thanh Vân cho biết tất cả sức lực còn lại ông đều ưu tiên dành hết cho Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) vì đây là cả một bầu trời tâm huyết của ông và vợ, GS Lê Kim Ngọc.

Tạo môi trường đam mê khoa học

* Thưa GS, nhìn lại 16 năm hành trình xây dựng và phát triển ICISE, lúc này GS cảm thấy như thế nào?

– Mọi thứ trôi thật nhanh. Tôi nhớ năm 2008 khi đặt chân đến mảnh đất Quy Hòa này, tất cả đều rất hoang vu. Năm đó, tôi gặp được anh Vũ Hoàng Hà – chủ tịch tỉnh Bình Định. Anh Hà đã mang đến cho tôi niềm tin rằng Bình Định muốn biến nơi này thành trung tâm khoa học của cả nước nên tôi quyết định sẽ xây dựng ICISE tại đây.

Tôi nhớ năm đầu tiên tổ chức hội nghị khoa học tại ICISE. Mọi thứ đều rất mới mẻ. Hội nghị lần đó có tên là “Cửa sổ nhìn vào vũ trụ”. Nội dung của hội nghị lần này một nửa nói về khoa học vật liệu, một nửa nói về vật lý thiên văn. Hội nghị có rất nhiều nhà khoa học uy tín thế giới về tham dự. Lãnh đạo tỉnh Bình Định khi đó có mặt đông đủ cùng nhiều bạn trẻ yêu khoa học. Tôi thấy vô cùng vui mừng và tự hào.

Đến bây giờ, mỗi hội nghị được tổ chức tại đây, tôi đều cảm thấy rất vui khi chứng kiến nhiều nhà khoa học đã đến với Việt Nam. Tôi ước mình được trẻ lại để chia sẻ, giao lưu với các bạn trẻ được nhiều hơn.

* Theo GS để xây dựng, phát triển nền khoa học, giáo dục nước nhà, chúng ta nên làm gì?

– Tôi nghĩ để nền khoa học và giáo dục nước nhà phát triển, Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa và mạnh dạn đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này. 

Làm khoa học khác với làm kinh tế. Chúng ta không thể đoán định được nguồn thu, lợi nhuận của làm nghiên cứu khoa học sẽ như thế nào nhưng kết quả của nghiên cứu khoa học là không thể đong đếm được bằng tiền.

Ví dụ, chúng ta bỏ ra một số tiền để làm một con tàu du lịch, lợi nhuận là nó sẽ chuyên chở được bao nhiêu khách và duy trì trong một số năm nhất định. Tuy nhiên, một nhà khoa học khi xây dựng thành công hoặc đề ra được một lý thuyết khoa học, nó sẽ thay đổi, phát triển cả xã hội, cuộc sống của con người. Lợi ích của khoa học là rất lớn.

Chúng ta hãy học hỏi mô hình, cách làm của các nước phát triển. Hãy tạo môi trường đam mê khoa học từ trường lớp cho các bạn trẻ. Đó là cách tốt nhất để tạo ra những nhà khoa học hàng đầu.

Cầu nối với các nhà khoa học hàng đầu thế giới

* GS đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển của các nhà khoa học trẻ của Việt Nam và ICISE sẽ giúp họ ra sao trong việc nghiên cứu khoa học?

– Theo tôi được biết, có rất nhiều sinh viên Việt Nam ưu tú đang ở nước ngoài làm công tác nghiên cứu khoa học. Các bạn trẻ Việt Nam bây giờ rất giỏi. Nhiều người rất có uy tín trong giới khoa học. 

Trong tương lai, những bạn trẻ trong nước muốn đến với con đường nghiên cứu khoa học thì ICISE sẽ là cầu nối, là nơi hỗ trợ cho các bạn tiếp cận với các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới thông qua các hội nghị, hội thảo khoa học do trung tâm tổ chức. Tại đây các bạn có thể gặp gỡ, tiếp cận, trao đổi và học hỏi kiến thức từ các nhà khoa học.

* Trong tương lai, GS mong muốn ICISE sẽ phát triển như thế nào?

– Từ trước tới nay, chúng tôi tổ chức hàng trăm hội nghị khoa học và có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng về đây để các bạn trẻ yêu khoa học của Việt Nam có thể học hỏi. Đây là mục tiêu hàng đầu của trung tâm.

Thông qua trung tâm, các bạn trẻ đã có thể tiếp xúc được với các nhà khoa học hàng đầu một cách trực tiếp. Mọi thứ đã gần hơn rất nhiều và không còn xa vời. Khi tôi không có ở đây nữa, các bạn vẫn có thể đứng ra tổ chức các sự kiện khoa học quốc tế dựa trên nền tảng lâu nay tôi và mọi người đã xây dựng. Đó là một lợi thế của thế hệ mai sau.

Tôi mong muốn trong tương lai, Nhà nước sẽ hỗ trợ chúng tôi trả lương cho các nhà khoa học để họ cống hiến cho nền khoa học của tỉnh, của đất nước. Hiện tại, trung tâm đang có ba nhà khoa học và chúng tôi đang trả lương cho họ. 

Tuy nhiên, để làm khoa học thì cần nhiều hơn nữa chứ ba người thì không thể được. Có rất nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới muốn về ICISE để làm việc. Tuy nhiên chúng tôi không thể trả lương cho họ. 

Tôi mong Nhà nước, Chính phủ hãy quan tâm và cùng chúng tôi tạo điều kiện thu hút những nhân tài này. Họ sẽ là thỏi nam châm kéo nhiều nhà khoa học trên thế giới về với Bình Định và Việt Nam về sau.

* GS có lời khuyên gì cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam?

– Các bạn trẻ hãy cứ đam mê, tò mò và quan sát mọi thứ xung quanh thật nhiều. Đây là điều quan trọng trong bước đường nghiên cứu khoa học.

Khi đã đến với ICISE hoặc có cơ hội gặp gỡ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, các bạn hãy mạnh dạn tiếp cận, đặt vấn đề và khai thác tối đa kiến thức khoa học từ họ. Lần đầu chưa có kết quả thì lần sau, lần sau nữa, những vấn đề của bạn sẽ được giải đáp tường tận.

Trân quý, ngưỡng mộ

Ông Vũ Hoàng Hà, nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đánh giá những việc mà vợ chồng GS Trần Thanh Vân đã làm cho Bình Định và cho đất nước là vô cùng đáng trân quý và ngưỡng mộ.

“Năm 2008, tôi gặp GS Vân và nghe ý tưởng xây dựng một trung tâm khoa học tại Bình Định, tôi mừng lắm. Tuy nhiên, thời điểm đó tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ có nhiều giáo sư hàng đầu thế giới, đạt giải Nobel về với Quy Nhơn như bây giờ.

Mọi thay đổi, đi lên của thế giới đều bắt nguồn từ khoa học cơ bản. Cho nên lúc đó tôi mới nói với thầy Vân một câu rằng nếu thầy cần thì tôi sẵn sàng dời trụ sở UBND tỉnh đi nơi khác để thầy có một nơi ưng ý để xây dựng trung tâm”, ông Hà kể.

Cũng theo ông Hà, đến lúc này Bình Định rất biết ơn vợ chồng giáo sư đã chọn nơi đây để làm điểm dừng chân. Các lãnh đạo tỉnh qua nhiều thời kỳ cũng đã chung tay hỗ trợ trung tâm được miễn tiền thuê đất.

Trung tâm khoa học của giáo sư Trần Thanh Vân lại Trung tâm khoa học của giáo sư Trần Thanh Vân lại ‘nóng’

TTO – Câu chuyện miễn tiền thuê đất cho ICISE lại ‘nóng’ lên, khi mới đây Bộ Tài chính cho biết đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo rà soát lại nhu cầu sử dụng đất của dự án cũng như năng lực tài chính của chủ đầu tư.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tam-nguyen-tuoi-90-cua-giao-su-nha-khoa-hoc-tran-thanh-van-20240704080803337.htm

Cùng chủ đề

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024. ...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ trên Facebook đã hoạt động trở lại

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên đã hoạt động trở lại sau 4 ngày bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm Liêm Chính Khoa Học đã bình thường. Tất cả bài viết và bình luận...

“Mẹ đỡ đầu” của trí tuệ nhân tạo

“Nếu chúng ta dịch chuyển tức thời đến bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, như thời điểm phát hiện ra lửa, chế tạo động cơ hơi nước hay tạo ra điện, tôi nghĩ các cuộc thảo...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ bất ngờ biến mất trên Facebook

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên vừa bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm hiển thị thông báo 'Bạn hiện không xem được nội dung này'. "Ban quản trị nhóm luôn kiểm tra thông tin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để Việt Nam Xanh là hành trình cần có sự đồng hành và nỗ lực của cả cộng đồng

Đó là thông điệp mà Đại sứ Việt Nam Xanh - hoa hậu H'Hen Niê, cùng với đại diện của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang thực hành tiêu chí ESG, hướng đến mục tiêu NetZero đã mang đến người tham dự Ngày hội Việt Nam Xanh 2024. ...

Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và sinh viên: Trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu tốt hơn trước

Năm nay có những nghiên cứu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và số lượng bài báo công bố quốc tế tăng. Đặc biệt, trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học tốt hơn những năm trước. ...

Hai năm, Quảng Ngãi có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên mang thai

Trong hai năm qua, có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên ở Quảng Ngãi mang thai. Có trường hợp chưa đến 13 tuổi. Theo thống kê của ngành y tế Quảng Ngãi, năm 2023 và 2024 có ít nhất 282 bé...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. Chiều 9-11, Trường đại học...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và sinh viên: Trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu tốt hơn trước

Năm nay có những nghiên cứu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và số lượng bài báo công bố quốc tế tăng. Đặc biệt, trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học tốt hơn những năm trước. ...

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói chung và “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. Chiều 9-11, Trường đại học...

Mới nhất

Để Việt Nam Xanh là hành trình cần có sự đồng hành và nỗ lực của cả cộng đồng

Đó là thông điệp mà Đại sứ Việt Nam Xanh - hoa hậu H'Hen Niê, cùng với đại diện của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang thực hành tiêu chí ESG, hướng đến mục tiêu NetZero đã mang đến người tham dự Ngày...

Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và sinh viên: Trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu tốt hơn trước

Năm nay có những nghiên cứu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và số lượng bài báo công bố quốc tế tăng. Đặc biệt, trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học tốt hơn những năm trước. ...

Hai năm, Quảng Ngãi có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên mang thai

Trong hai năm qua, có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên ở Quảng Ngãi mang thai. Có trường hợp chưa đến 13 tuổi. ...

4 loại cảm lạnh không được chủ quan vì có thể tiến triển nặng

Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh khác nhau. Tất cả đều gây ra các triệu chứng giống nhau như sổ mũi,...

Tìm hiểu cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể hiệu quả

Cơ thể có khả năng tự đào thải virus HPV. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu, virus có khả năng tồn tại và gây ra những bệnh lý nguy...

Mới nhất