Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTài trợ thương mại chưa được khai thác hiệu quả

Tài trợ thương mại chưa được khai thác hiệu quả

Cải thiện khả năng tiếp cận tài trợ thương mại với chi phí hợp lý có thể giúp kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng thêm tới hơn 55 tỷ USD mỗi năm, theo nghiên cứu “Tài trợ thương mại tại khu vực Mê Kông” do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố mới đây.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 75 triệu USD Khoảng cách tài trợ thương mại toàn cầu tăng lên mức 2,5 nghìn tỷ USD năm 2022

Tài trợ thương mại trong nước còn thấp

Báo cáo chung của IFC và WTO cho thấy, tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam không những chưa phổ biến mà còn có chi phí cao, phân tán và mới chỉ dừng ở việc cung cấp các nghiệp vụ cơ bản. Năm 2022, các ngân hàng tại Việt Nam chỉ tài trợ thương mại cho 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trị giá 731 tỷ USD của cả nước.

Điều đáng chú ý là các ngân hàng chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia thương mại trong khu vực hơn là các công ty đa quốc gia lớn tham gia thương mại toàn cầu. Nhiều công ty con của các công ty đa quốc gia trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao và giá trị lớn như điện tử và may mặc ít phụ thuộc hơn vào tài trợ thương mại mà trong đó ngân hàng trong nước đóng vai trò trung gian.

Dự báo các kịch bản tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu tăng thêm tùy theo mức độ  cải thiện của tài trợ thương mại (nguồn: Báo cáo chung của IFC và WTO)
Dự báo các kịch bản tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu tăng thêm tùy theo mức độ cải thiện của tài trợ thương mại (nguồn: Báo cáo chung của IFC và WTO)

Nghiên cứu của IFC-WTO cho biết, theo phản hồi khảo sát của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, yêu cầu cao về tài sản thế chấp và quy trình thẩm định phức tạp là hai trong nhiều lý do chính khiến họ không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các ngân hàng. Về phía cung, trong năm 2022, các ngân hàng Việt Nam từ chối trung bình 12% số yêu cầu tài trợ thương mại – chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) – tương đương với khoảng 20,3 tỷ USD nhu cầu chưa được đáp ứng. Nguyên nhân được cho là do thiếu tài sản thế chấp và rủi ro tín dụng cao. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng mới chủ yếu xoay quanh các công cụ truyền thống, các công cụ phi truyền thống – như tài trợ theo chuỗi cung ứng và dựa trên các dịch vụ số hóa – chưa được sử dụng nhiều cũng là yếu tố khiến tài trợ thương mại trong nước chưa được như kỳ vọng.

Nghiên cứu có tiêu đề “Báo cáo chung IFC-WTO: Tài trợ thương mại tại khu vực Mê Kông”, nằm trong loạt khảo sát về tài trợ thương mại ở các khu vực. Nghiên cứu này sử dụng kết quả khảo sát các ngân hàng ở ba nền kinh tế thuộc khu vực hạ lưu vực sông Mê Kông gồm Việt Nam, Campuchia và Lào để nghiên cứu, đánh giá sự thiếu hụt tài trợ thương mại ở các quốc gia này và gợi ý các giải pháp để mở rộng tài trợ thương mại, phân tích những cơ hội từ tài trợ thương mại để thúc đẩy thương mại, tăng trưởng, và cải thiện sinh kế cho người dân.

Nhằm làm rõ hơn về thực trạng và các cơ hội mở rộng tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó hỗ trợ các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu trong nước tăng cường giao thương quốc tế với sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ các ngân hàng, vừa qua tại Hà Nội, nhóm tác giả báo cáo đến từ IFC và WTO đã có buổi thảo luận với đại diện các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào, do tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào các nhà sản xuất trong nước nên việc mở rộng phạm vi tài trợ thương mại sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mà quan trọng hơn là thúc đẩy sản xuất, tăng cường hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và lan tỏa đồng đều hơn lợi ích của thương mại giữa các nhà sản xuất trong nước.

Ông Marc Auboin, chuyên gia của WTO cho biết ở các quốc gia tiên tiến, mức độ sử dụng tài trợ thương mại lên tới 60%, trong khi ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, tài trợ thương mại chỉ khoảng 20%. Theo chuyên gia này, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong 10 năm vừa qua, đòi hỏi hoạt động tài trợ thương mại trong nước cần đóng góp nhiều hơn trong quá trình này, nhất là khi tham gia của quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng lớn hơn.

Đẩy mạnh tài trợ chuỗi cung ứng

Thực tế phần lớn hoạt động tài trợ thương mại mới chỉ được thực hiện qua các công cụ truyền thống, bà Trần Thu Trang, chuyên gia kinh tế cao cấp của IFC cho rằng, dư địa để thúc đẩy thời gian tới chính là việc các ngân hàng có thể tập trung vào phát triển các công cụ mới như tài trợ chuỗi cung ứng và các dịch vụ số hóa sáng tạo để giảm chi phí và cải thiện khả năng tiếp cận. Chuyên gia này cho rằng, công cụ tài trợ chuỗi cung ứng nếu được khai thác tốt sẽ tạo thuận lợi nhiều cho các DNNVV – khu vực hiện đang gặp khó khăn và có khả năng tiếp cận tài trợ thương mại kém hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Để phát triển được các công cụ tài trợ mới như vậy, báo cáo chung của IFC-WTO khuyến nghị: một mặt cần hoàn thiện khung pháp lý nhằm giải quyết các yêu cầu về tài sản thế chấp, giao dịch số hóa, các điều kiện của NHTW và khung trách nhiệm giải trình; đồng thời đề xuất nâng cao nhận thức của các DNNVV và các nhà cung cấp trong nước về cách thức tiếp cận tài trợ thương mại.

Cho ý kiến về giải pháp tăng cường tài trợ thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh, ngành Ngân hàng không phân biệt doanh nghiệp lớn hay DNNVV mà đều mong muốn cho vay, mở rộng tệp khách hàng của mình. Tuy nhiên, vấn đề là không ít các DNNVV hiện vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của các ngân hàng khiến rủi ro tín dụng cao, các ngân hàng e dè trong việc cung cấp các khoản tài trợ thương mại. Để cải thiện tình trạng này, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng đáp ứng điều kiện của các TCTD bằng việc nâng cao tính minh bạch về báo cáo tài chính, quản trị…, từ đó tạo niềm tin cho các ngân hàng trong hoạt động cho vay.

Bên cạnh đó, cũng cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tài trợ thương mại. Ông Nguyễn Quốc Hùng kỳ vọng, việc Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua mới đây sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn, đồng thời mong chờ sớm ban hành nghị định và thông tư hướng dẫn luật này để tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ thương mại phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo ông Đinh Ngọc Dũng – Phó giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng Doanh nghiệp, SHB, khi tham gia vào hoạt động tài trợ thương mại nói chung và tài trợ chuỗi cung ứng nói riêng, ngân hàng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, từ tối ưu hóa trong mua bán hàng hóa, đến cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Bởi ngoài việc tham gia tài trợ cho các doanh nghiệp, cung cấp các phương thức thanh toán như phát hành L/C, bao thanh toán… ngân hàng còn tham gia tư vấn cho khách hàng về thông tin tiếp cận thị trường và đánh giá uy tín của đối tác để giảm thiểu rủi ro cho các bên.

Tuy nhiên, năng lực quản trị, minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp còn hạn chế vẫn là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, để mở rộng hoạt động này, ngân hàng cũng sẽ phải đầu tư chi phí không nhỏ cho số hóa, công nghệ trong khi để thu hồi được vốn trong tài trợ chuỗi cung ứng cần thời gian dài. Mặc dù vậy đại diện SHB cũng kỳ vọng cùng với nỗ lực của IFC, các doanh nghiệp và các bên liên quan, hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới.





Source link

Cùng chủ đề

ABBANK được vinh danh ngân hàng có “Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024”

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng. Giải thưởng ghi nhận sự xuất sắc trong việc xử lý tự động các điện thanh toán quốc tế - với tỷ lệ điện thanh toán quốc tế đạt chuẩn xuyên suốt năm 2024 lên tới 98% của ABBANK; đồng thời ghi nhận sự xuất sắc trong nghiệp vụ của...

VietinBank ưu đãi phí Tài trợ Thương mại cho doanh nghiệp SME

Đồng hành cùng khách hàng (KH) doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (SME), VietinBank triển khai chương trình SME Trade UP, ưu đãi giảm nhiều loại phí Tài trợ Thương mại dành cho KHDN. Đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao vào dịp cuối năm của DN, VietinBank triển khai chương trình SME Trade UP với các ưu đãi giảm phí hấp dẫn dành cho các sản phẩm thiết yếu DN xuất nhập khẩu thường sử dụng. Cụ thể...

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế là thế mạnh riêng của Vietcombank để thu hút khách hàng

Với vị thế là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế, Vietcombank cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp, hiệu quả cho doanh nghiệp và cá nhân.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chăn nuôi nông hộ cần trợ lực chuyển đổi xanh

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, với quy mô ngành chăn nuôi (trâu, bò, lợn và một số loại gia súc, gia cầm), mỗi năm tổng lượng chất thải thải ra môi trường ước khoảng 82 triệu tấn. Cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ xử lý chất thải Kết nối hiệu quả giữa nhà chăn nuôi và doanh nghiệp Nguồn phát thải khí nhà kính từ ngành chăn nuôi chủ yếu...

IMF: Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới

Chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Paulo Medas, Trưởng đoàn và các thành viên đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang có chuyến công tác đánh giá định kỳ tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Paulo Medas, Trưởng đoàn và các thành viên đoàn công tác của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - Ảnh:...

Phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thuỷ sản có thể phải chịu thuế 5%

Tại phiên họp thứ 39, Uỷ ban Thường vụ đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Hiện vẫn còn 2 luồng ý kiến khác nhau đối với dự thảo Luật này. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, nội dung này đã được cơ quan soạn thảo vào cơ quan thẩm tra thống nhất...

Bổ sung vốn để xây cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.Cụ thể, bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực...

Bài đọc nhiều

Vẫn băn khoăn đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 100% với bia

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với bia từ mức 65% hiện nay được đề xuất tăng lên 80% vào năm 2026, rồi liên tục tăng 5%/năm, đạt mức 100% vào năm 2030. Nhiều ý kiến lo ngại mức tăng này gây hệ lụy lên nền kinh tế. Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi đang được thảo luận tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, trong đó có đề xuất tăng thuế...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận giá USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn nhiều nhất 465 đồng so với kênh ngân hàng.

Thua lỗ triền miên với loạt nợ xấu, tiền đâu để đại gia Thang Văn Lương ‘ôm’ dự án khủng Cap Padaran Mũi Dinh?

Thế chân FIT tại dự án khủng Cap Padaran Mũi Dinh CTCP Tập đoàn F.I.T mới đây đã thông báo việc thoái vốn tại CTCP Bất động sản Cap Padaran Mũi Dinh - chủ đầu tư dự án Cap Padaran Mũi Dinh. Các thủ tục giao dịch chuyển giao chính thức hoàn tất...

Vừa bắt tay Tập đoàn Trump, công ty ông Đặng Thành Tâm huy động 6.000 tỉ làm gì?

Tổng công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch vừa thông qua phương án phát hành riêng lẻ chào bán 250 triệu cổ phiếu cùng phương án sử dụng vốn lên tới hơn 6.000 tỉ đồng. ...

Cùng chuyên mục

Đình chỉ Kiểm toán viên đã ký BCTC 2023 Quốc Cường Gia Lai

(NLĐO)- Quốc Cường Gia Lai cho biết sẽ làm việc lại với công ty kiểm toán để đảm báo bảo cáo tài chính 2024 đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn…. ...

USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà “bay cao”

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.

Giá vàng hôm nay, 19-11: Bật tăng rất mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay bất ngờ tăng mạnh do tình hình địa chính trị thế giới căng thẳng, nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn vốn vào kim loại quý ...

Giá vàng hôm nay 19/11/2024 tăng dựng đứng, nhẫn trơn và miếng SJC vọt lên theo

Giá vàng hôm nay 19/11/2024 trên thị trường quốc tế quay đầu tăng mạnh do nhà đầu tư ồ ạt mua vào. Vàng nhẫn trơn và miếng SJC trong nước bật tăng theo, đắt thêm cả triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 18/11, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.602,1 USD/ounce, tăng 1,48% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở...

VN-Index mất hơn 14 điểm, giảm mạnh nhất ba tháng qua

Hơn 280 cổ phiếu giảm khiến VN-Index trải qua phần lớn thời gian giao dịch dưới tham chiếu và đóng cửa với mức giảm hơn 14 điểm, xuống 1.231,89 điểm. Hơn 280 cổ phiếu giảm khiến VN-Index trải qua phần lớn thời gian giao dịch dưới tham chiếu và đóng cửa với mức giảm hơn 14 điểm, xuống 1.231,89 điểm. Sau phiên tăng nhẹ hôm qua, một...

Mới nhất

Bia Trúc Bạch – Diện mạo mới, xứng danh Thương hiệu Quốc gia

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới của Bia Trúc Bạch. Với vị thế Kiệt Tác Bia, diện mạo mới của Trúc Bạch thể hiện khát vọng chinh phục đỉnh cao, vươn tầm, khẳng định vị thế của người Việt Nam.   Bia Trúc...

Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP

NDO - Bạc Liêu có thế mạnh, tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, làm muối... Sau gần 7 năm thực hiện chương trình mỗi xã ít nhất có 1 sản phẩm OCOP, hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển và nâng cao các sản phẩm OCOP,...

Một nữ sinh Việt Nam xuất sắc cùng Đội tuyển Australia vô địch INC

Ngày 16 - 17/11, cuộc thi "Intercollegiate International Arbitration & Negotiation Competition" (INC) khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 23 đã được tổ chức tại Đại học Sophia, Tokyo, Nhật Bản. "Intercollegiate International Arbitration & Negotiation Competition" là một trong những sân chơi uy tín nhất dành cho sinh viên quốc tế có đam mê theo...

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với...

HLV Kim Sang-sik gây sốc với tuyển Việt Nam: Thay đổi hoặc mất việc

Chiều 18/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) công bố 30 cầu thủ sang Hàn Quốc tập huấn trước thềm AFF Cup 2024. Chưa bao giờ mà bản danh sách được giữ kín đến như vậy với người hâm mộ. Khi VFF công khai thông tin, tất cả ngạc nhiên khi một loạt trụ cột bị gạch...

Mới nhất