Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTại sao trẻ em khó tập trung?

Tại sao trẻ em khó tập trung?


Tại sao trẻ em khó tập trung? - Ảnh 1.

Hiện tại có vẻ như trẻ em phân tán sự chú ý của mình một cách rộng rãi đơn giản vì tò mò – Ảnh: worldofchildren.org

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu phát hiện việc “phân tán sự chú ý” này không phải do não bộ của trẻ em chưa đủ trưởng thành để hiểu nhiệm vụ hoặc tập trung chú ý, và cũng không phải vì chúng dễ bị phân tâm và thiếu khả năng kiểm soát để tập trung.

Trẻ em dễ bị phân tán sự chú ý

Hiện tại có vẻ như trẻ em phân tán sự chú ý của mình một cách rộng rãi đơn giản vì tò mò, hoặc vì trí nhớ làm việc của chúng chưa phát triển đủ để hoàn thành một nhiệm vụ mà không “khám phá quá mức” những thứ xung quanh.

“Trẻ em dường như không thể ngăn mình thu thập nhiều thông tin hơn mức cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, ngay cả khi chúng biết chính xác những gì mình cần”, Vladimir Sloutsky, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Ohio cho biết.

Sloutsky đã thực hiện nghiên cứu này, được công bố gần đây trên tạp chí Psychological Science, cùng với tác giả chính Qianqian Wan, một nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành tâm lý học tại Đại học bang Ohio.

Sloutsky và các đồng nghiệp đã thực hiện nhiều nghiên cứu trước đây ghi nhận cách mà trẻ em phân tán sự chú ý rộng rãi, và dường như không có khả năng trong việc hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả như người lớn bằng cách bỏ qua những gì không liên quan đến mục tiêu của mình.

Trong nghiên cứu mới này, Sloutsky và Wan đã xác nhận rằng ngay cả khi trẻ em thành công trong việc học cách tập trung chú ý vào một nhiệm vụ để nhận những phần thưởng nhỏ như hình dán, chúng vẫn “khám phá quá mức” và không chỉ tập trung vào những gì cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. 

Một mục tiêu của nghiên cứu này là để xem liệu khả năng dễ bị phân tâm của trẻ em có thể là lời giải thích hay không.

Trí nhớ làm việc chưa phát triển đầy đủ ở trẻ em

Tại sao trẻ em khó tập trung? - Ảnh 2.

Trẻ em Trung Quốc trong giờ học – Ảnh tư liệu AFP

Nghiên cứu bao gồm trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, và người lớn cùng tham gia. Họ được yêu cầu xác định hai loài sinh vật giống chim có tên là Hibi hoặc Gora. Mỗi loài có sự kết hợp độc đáo về màu sắc và hình dạng cho sừng, đầu, mỏ, thân, cánh, chân và đuôi.

Đối với sáu trong số bảy bộ phận cơ thể, sự kết hợp giữa màu sắc và hình dạng đã giúp dự đoán được đó là Hibi hay Gora với độ chính xác 66%. Nhưng một bộ phận cơ thể luôn hoàn toàn khớp với một trong những sinh vật mà cả trẻ em và người lớn đều nhanh chóng học cách nhận dạng trong phần đầu của nghiên cứu.

Để kiểm tra xem trẻ em có dễ bị phân tâm hay không, các nhà nghiên cứu đã che lại từng bộ phận cơ thể, nghĩa là những người tham gia nghiên cứu phải lần lượt khám phá từng bộ phận để xác định đó là sinh vật nào. Họ sẽ được thưởng khi xác định sinh vật càng nhanh càng tốt.

Đối với người lớn, nhiệm vụ này rất dễ dàng. Nếu họ biết đuôi là bộ phận cơ thể luôn hoàn toàn khớp với một trong hai loại sinh vật, họ luôn mở đuôi và xác định đúng sinh vật đó. Nhưng trẻ em thì khác. Nếu trẻ biết đuôi là bộ phận cơ thể luôn hoàn toàn khớp với một sinh vật, trẻ sẽ mở đuôi trước – nhưng chúng vẫn sẽ mở các bộ phận cơ thể khác trước khi đưa ra lựa chọn của mình.

“Không có gì để làm trẻ em bị phân tâm – mọi thứ đều đã bị che lại. Chúng có thể làm như người lớn và chỉ chọn vào bộ phận cơ thể xác định sinh vật, nhưng chúng không làm như vậy. Chúng cứ tiếp tục khám phá thêm các bộ phận cơ thể khác trước khi đưa ra lựa chọn” -Sloutsky nói.

Các nghiên cứu trong tương lai sẽ xem xét liệu hành động khám phá không cần thiết này có phải chỉ là sự tò mò đơn thuần hay không, Sloutsky cho biết. Nhưng ông nghĩ rằng lời giải thích có khả năng xảy ra hơn là trí nhớ làm việc chưa phát triển đầy đủ ở trẻ em. Điều đó có nghĩa là chúng không giữ lại được thông tin cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ trong bộ nhớ của mình trong thời gian dài, ít nhất là không lâu như người lớn.

“Trẻ em đã học rằng một bộ phận cơ thể sẽ cho chúng biết sinh vật đó là gì, nhưng chúng có thể lo lắng rằng chúng không nhớ chính xác. Trí nhớ làm việc của chúng vẫn đang phát triển” – Sloutsky nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tai-sao-tre-em-kho-tap-trung-20240904105806699.htm

Cùng chủ đề

Australia cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Chính quyền Australia sẽ ban hành đạo luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc các nền tảng nếu không tuân thủ quy định độ tuổi tối thiểu. ...

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Người phụ nữ rao bán đứa con chưa chào đời với giá ‘150 USD’

(CLO) Một phụ nữ tại Texas, Mỹ đã bị bắt sau khi các nhà chức trách cho biết cô cố gắng bán đứa con chưa sinh của mình qua Facebook. ...

Dịch vụ sàng lọc phôi thai IQ cao vượt trội cho người giàu gây tranh cãi

DNVN - Heliospect Genomics, một công ty khởi nghiệp của Mỹ, hiện đang tính phí tới 50.000 USD cho dịch vụ sàng lọc phôi thai với các đặc điểm mong muốn, bao gồm chỉ số IQ cao, dành cho các gia đình có điều kiện tài chính tốt. ...

HMD Global hợp tác xây dựng giải pháp không gây nghiện smartphone cho trẻ em

Mục tiêu của HMD Global là tạo ra smartphone có thể không gây nghiện. Điều này bắt nguồn từ một nghiên cứu của HMD và Perspectus Global gần đây cho thấy, hơn 10.000 phụ huynh từ năm quốc gia (Anh, Mỹ, Ấn Độ, Đức và Australia) đã bày tỏ những mối quan tâm của họ.Tổng giám đốc điều hành HMD, Jean-Francois Baril, bày tỏ sự phấn khích khi tạo ra công nghệ đặt giá trị “con người” vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory PepsiCo – 30 năm song hành phát triển bền vững cùng Việt Nam Xanh

Gian hàng Suntory PepsiCo Việt Nam tại ngày hội Việt Nam xanh do báo Tuổi Trẻ tổ chức thu hút với hành trình phát triển bền vững khởi nguồn từ rất sớm và liên tục tiên phong trong những sáng kiến vì môi trường ...

Nỗ lực rèn luyện khẳng định mình

Ngày hội "Học sinh 3 rèn luyện" TP.HCM sáng 9-11 tại Trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (quận 8) diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi. Dịp này, tọa đàm "Thực trạng và giải pháp đổi mới, thúc đẩy phong trào...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Thương mại Việt – Mỹ thời Trump 2.0: Biến nguy thành cơ

Băn khoăn và trăn trở là những cảm xúc của hai đại sứ khi nói về các chính sách thương mại của ông Trump sau khi vào Nhà Trắng tại tọa đàm về kết quả bầu cử Mỹ do Tuổi Trẻ Online tổ chức. Song, cần biết biến 'nguy thành cơ'. ...

Ông Trump thắng tất cả bang chiến trường, ‘màu đỏ’ phủ rộng khắp nước Mỹ

Ông Trump vừa giành thêm chiến thắng ở bang Arizona, đánh dấu lần đầu tiên ông giành chiến thắng ở tất cả các bang chiến trường của một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump và phu nhân tại tiệc mừng chiến thắng ở Florida ngày 6-11 (giờ Mỹ) - Ảnh: AFP Theo tính toán kết quả bầu cử tổng thống Mỹ được trang Edison Research công bố sáng 10-11 (giờ Việt Nam), ông Donald Trump...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH ‘không phải là thay đổi một cái tên’

'Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà hướng tới chiều sâu, giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh” - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh tại lễ công bố Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. Sáng nay, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường ĐH Duy Tân và công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Với thành tích 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích, đoàn Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 . ...

Mới nhất

Cận cảnh 2 cây cầu xuống cấp nghiêm trọng ở khu Nam TPHCM

TPO - Trục đường Lê Văn Lương (đoạn qua huyện Nhà Bè) vẫn còn 2 cây cầu sắt xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp nghiêm trọng là cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi. Hiện nay, thành phố đang có kế hoạch xây cầu mới thay thế. 10/11/2024 | 13:02 ...

Chọn chiến lược đầu tư cổ phiếu khi VN-Index lình xình?

(NLĐO) - Nhà đầu tư nên duy trì chiến lược phòng thủ, cân nhắc phân bổ vốn hợp lý, tập trung vào...

Podcast là xu hướng rất phổ biến và là cơ hội để nâng cao vị thế của các đơn vị phát thanh

(CLO) Trong ngày 9,10/11, tại thành phố Đà Nẵng, VOV miền Trung phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và...

Lá ổi trị được bệnh gì?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, lá ổi được mệnh danh là "thần dược" bởi chứa nhiều hợp chất có lợi. Trong Đông y, lá ổi là phương thuốc thảo dược chữa tiêu chảy. Để điều trị, đun sôi 30 g lá ổi với một nắm bột gạo trong 1-2 ly...

Mới nhất