Trang chủKinh tếNông nghiệpTại huyện A Lưới của Thừa Thiên Huế, nghề dệt độc đáo...

Tại huyện A Lưới của Thừa Thiên Huế, nghề dệt độc đáo này đang tạo việc làm, thu nhập tốt cho dân


Nghề dệt zèng (vải thổ cẩm) là nghề truyền thống được hình thành cách đây hàng trăm năm của đồng bào Tà Ôi ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trang phục làm từ sản phẩm dệt zèng đã trở thành nét văn hóa của đồng bào Tà Ôi ở nơi đây và gắn liền với các phong tục tập quán truyền thống riêng.

Giải quyết việc làm, thu nhập từ bảo tồn và phát triển nghề dệt zèng - Ảnh 1.

Nghệ nhân Mai Thị Hợp- Giám đốc Hợp tác xã Thổ Cẩm Xanh Azakooh ở thị trấn A Lưới, huyện A Lưới.

Từ khi huyện A Lưới triển khai các giải pháp khôi phục nghề dệt zèng gắn đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân; nghề truyền thống này ngày càng phát triển, nhiều cơ sở dệt zèng được thành lập mới ở các xã, thị trấn. Năm 2016, nghề dệt zèng của người Tà Ôi được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Bắt đầu hình thành dưới hình thức tổ hợp tác từ năm 2012, Hợp tác xã (HTX) Thổ Cẩm Xanh Azakooh ở thị trấn A Lưới do nghệ nhân Mai Thị Hợp làm Giám đốc là cơ sở dệt zèng có quy mô lớn nhất huyện A Lưới.

Giải quyết việc làm, thu nhập từ bảo tồn và phát triển nghề dệt zèng - Ảnh 2.

Những bộ trang phục độc đáo làm từ vải zèng của đồng bào Tà Ôi do cơ sở của nghệ nhân Mai Thị Hợp làm ra. Ảnh: TH

Để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của HTX ra thị trường trong nước và nước ngoài, bà Mai Thị Hợp đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, các hoạt động Festival hàng năm của tỉnh. Bà cũng tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài như Thái Lan, Pháp, Nga… Đến nay, sản phẩm zèng A Lưới được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, yêu thích, có những cơ sở để có thể xuất khẩu ra nước ngoài theo các đơn đặt hàng. 

Không những vậy, các sản phẩm zèng của người dân huyện miền núi A Lưới đã xuất hiện ở những sàn diễn thời trang trong nước và quốc tế, qua đó nâng tầm vị thế nghề dệt zèng A Lưới. Để tăng hiệu quả kinh tế, các nghệ nhân còn đa dạng hóa các sản phẩm từ zèng, nhiều sản phẩm thời trang đã được làm ra từ zèng như giày, túi xách, ví, mũ nón…

Giải quyết việc làm, thu nhập từ bảo tồn và phát triển nghề dệt zèng - Ảnh 3.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Chí Quang thăm Tổ hợp tác Dệt zèng tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới. Ảnh: TH

Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, hoạt động của HTX ngày càng hiểu quả, tạo công ăn việc làm cho nhiều nhiều người dân trên địa bàn huyện A Lưới. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm zèng, HTX được chia thành nhiều bộ phận chuyên môn, ngoài thợ dệt còn có các bộ phận khác phụ trách về kinh tế, kỹ thuật, truyền thông.

Trung bình mỗi tấm vải zèng bán ra ngoài thị trường có giá từ 300.000 đến 600.000 đồng/tấm, sản phẩm đặc biệt giá gần 2 triệu đồng. Qua nhiều năm hoạt động hiểu quả, đến nay HTX giải quyết việc làm, thu nhập cho khoảng hơn 100 lao động trên địa bàn huyện A Lưới.

“Đa số chị em tham gia HTX chỉ dệt zèng những lúc rảnh rỗi sau những giờ làm nương rẫy. Thu nhập của mỗi người tùy thuộc vào số lượng sản phẩm họ làm ra. Những người làm nhiều thì thu nhập tốt, còn nếu làm những lúc rảnh rỗi thì thu nhập cũng được khoảng 2-3 triệu đồng/tháng”, nghệ nhân Mai Thị Hợp chia sẻ.

Giải quyết việc làm, thu nhập từ bảo tồn và phát triển nghề dệt zèng - Ảnh 4.

Một người dân ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới trảnh thủ thời gian nhàn rỗi để dệt zèng kiếm thêm thu nhập. Ảnh: TH

Việc bảo tồn, phát triển nghề dệt zèng không chỉ là hoạt động giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn là một phương thức thoát nghèo hiệu quả tại huyện A Lưới. 

Tại xã Quảng Nhâm, vào tháng 8/2021, Tổ hợp tác Dệt zèng được Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ 30 triệu đồng để hoạt động. Hiện tổ có hơn 10 thành viên và sinh hoạt 1 lần/tháng. Dù chỉ tận dụng thời gian nhàn rỗi nhưng mỗi người dân tham gia tổ có thu nhập khoảng từ 1,5 đến hơn 2 triệu đồng/tháng. 

Thấy nghề dệt zèng của người Tà Ôi đem lại hiệu quả kinh tế, đồng bào Cơ Tu, Pa Kô, Vân Kiều, Pa Hy trên địa bàn huyện cũng học hỏi, phát triển nghề này. Chị Hồ Thị Miên (người Cơ Tu, ở xã A Phú Vinh) cho biết, trước đây chị và các phụ nữ Cơ Tu khác ở xã không ai biết dệt zèng. Sau khi được các chị em Tà Ôi truyền nghề, phụ nữ Cơ Tu ở địa phương đã có thêm việc làm, đưa lại thu nhập khoảng từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. “Chúng tôi chủ yếu dệt zèng vào những lúc nhàn rỗi nhưng có thêm thu nhập khá, nhờ đó mà gia đình thoát nghèo”, chị Miên kể.

Giải quyết việc làm, thu nhập từ bảo tồn và phát triển nghề dệt zèng - Ảnh 5.

Nhiều sản phẩm thời trang đã được làm ra từ zèng A Lưới như giày, túi xách, ví, mũ nón… Ảnh:TH

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, những năm qua, huyện luôn tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ giữ gìn, phát triển nghề dệt zèng và bảo tồn hoa văn trên thổ cẩm này. Cùng với các sản phẩm thủ công truyền thống khác và các loại nông sản, sản phẩm nghề dệt zèng đã được đưa vào phục vụ nhu cầu của du khách nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

“Bảo tồn và phát triển dệt zèng không chỉ là hoạt động giữ gìn văn hóa truyền thống mà đang thực sự là một phương thức thoát nghèo hiệu quả của đồng bào các dân tộc trên địa bàn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay. 





Nguồn: https://danviet.vn/tai-huyen-a-luoi-cua-thua-thien-hue-nghe-det-doc-dao-nay-dang-tao-viec-lam-thu-nhap-tot-cho-dan-20241007145454697.htm

Cùng chủ đề

Điện Biên: Tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết trong vùng đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã và đang tập trung triển khai các nội dung chính sách đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn, bức thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng,...

Khai thác du lịch vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

(Tổ Quốc) - Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với vẻ đẹp hoang sơ cùng sự đa dạng sinh học và văn hóa bản địa độc đáo trở thành một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên và trải nghiệm, khám phá thiên nhiên. ...

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 13/11, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa...

Độc đáo nghi thức cúng dâng Dèng của đồng bào Tà Ôi

(Tổ Quốc) - Người Tà Ôi tổ chức cúng dâng Dèng vào các dịp lễ của gia đình, làng bản. Đặc biệt là trước khi đi buôn bán Dèng ở nơi xa để tạ ơn Giàng (ông trời) đã ban cho nghề truyền thống dệt Dèng. ...

Thăm “ngôi nhà chung” bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Việc đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đáp ứng được mong mỏi về một "ngôi nhà chung" để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống tại đây. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Diện mạo loạt bãi giữ xe rộng hàng nghìn m2 bám Metro 1

5 bãi đậu xe cá nhân dọc tuyến Metro 1 đã thành hình, đang được gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng để đưa vào khai thác đồng bộ vào ngày 22/12 tới. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Khí tài quân sự “khủng” của Việt Nam xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024

Trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024, hàng loạt khí tài quân sự tiên tiến, hiện đại của Việt Nam được trưng bày và giới thiệu. Đáng chú ý, mẫu máy bay huấn luyện và trinh sát TP-150 chạy bằng xăng ôtô A95 do Việt Nam sản xuất lần đầu xuất hiện, thể hiện bước tiến đáng...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Mới nhất

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Khó sở hữu nhà trước tuổi 30

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá nhà liên tục tăng trong nhiều năm, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Giá nhà có thể giảm hay không là câu hỏi khó, thách thức rất lớn của thị trường. Tại tọa đàm Bất động sản 2025 do VTV Digital phối hợp tổ chức, câu chuyện về giá...

Từ 2025 cơ sở đăng kiểm mới phải cách trường học, bệnh viện tối thiểu 50m

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới vừa được Bộ GTVT ban hành quy định rõ về khoảng cách tối thiểu với trường học, bệnh viện. ...

Mới nhất