Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnTái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở...

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An


Ngày 21.2, UBND xã Cẩm Kim (TP.Hội An) tổ chức ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng năm 2024.

Làng mộc Kim Bồng (Hội An) được hình thành do những cư dân đồng bằng Bắc bộ và vùng Thanh Nghệ Tĩnh vào khai khẩn từ thế kỷ 15.

Cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nghề bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng với 3 nhóm: mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, mộc dân dụng, đóng sửa tàu thuyền.

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 1.

Một nghệ nhân đang chạm khắc để tạo ra những sản phẩm độc đáo từ gỗ

Làng mộc Kim Bồng nổi tiếng vì hầu hết công trình kiến trúc bằng gỗ của Hội An xưa đều do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nơi đây xây dựng. Nhiều thợ mộc Kim Bồng được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, sau này là triều đình nhà Nguyễn, mời ra xây dựng các công trình tại kinh thành Huế.

Tháng 6.2016, nghề mộc Kim Bồng được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Trong khuôn khổ chương trình ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng, 2 phần “lễ” và “hội” được tổ chức theo đúng phong tục, truyền thống của người Kim Bồng xưa. Không gian làng nghề và các hoạt động trình diễn nghề mộc, dệt chiếu, đan thúng, đóng sửa tàu thuyền, đua thuyền, các trò chơi dân gian… được tái hiện sinh động.

Sự kiện thu hút đông đảo du khách quốc tế và trong nước đến tham dự.

Anh Trần Mai Xuân Hoa, 21 tuổi, du khách đến từ TP.Đà Nẵng, lần đầu tham dự lễ hội ở làng nghề Kim Bồng, được trải nghiệm nhiều hoạt động như hô hát bài chòi, đan chiếu, tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực…, hào hứng cho biết: “Tôi mong muốn làng nghề được mở rộng, phát triển hơn nữa để thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Hội An”.

Ông Huỳnh Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, cho biết những năm qua chất lượng sản phẩm làng mộc Kim Bồng ngày càng được nâng cao và đa dạng về mẫu mã.

Ngoài ra, số lượng du khách đến với làng mộc Kim Bồng ngày càng tăng, giúp thu nhập của người thợ được đảm bảo, giải quyết nhiều công ăn việc làm.

“Địa phương chúng tôi cũng như TP.Hội An rất quan tâm đến công tác bảo tồn, phát triển và gìn giữ làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi này. Thông qua lễ hội, một phần nào đó sẽ giúp các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp và người dân chung tay góp sức để phục hồi nghề truyền thống, phục hồi không gian làng mộc một cách bài bản, làm cho sản phẩm du lịch của làng mộc Kim Bồng ngày một phát triển”, ông Hùng nói.

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 2.

Du khách trải nghiệm đan chiếu tại ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 3.

Ngày hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 4.

Làng mộc Kim Bồng có tuổi đời hơn 500 năm ở TP.Hội An. Hiện nay, làng nghề này đang được bảo tồn để thu hút du khách

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 5.

Một nghệ nhân đang dệt chiếu

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 6.

Du khách nước ngoài trải nghiệm đan thúng

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 7.

Những sản phẩm độc đáo được tạo ra từ mây tre đan

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 8.

Nghệ nhân Huỳnh Sướng ở làng mộc Kim Bồng phác họa hình con trâu trên khúc gỗ lớn để chế tác

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 9.

Chạm khắc gỗ

Tái hiện sinh hoạt xưa tại làng mộc hơn 500 năm ở Hội An- Ảnh 10.

Du khách nước ngoài thích thú khi được trải nghiệm đan chiếu tại ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng năm 2024




Nguồn: https://thanhnien.vn/tai-hien-sinh-hoat-xua-tai-lang-moc-hon-500-nam-o-hoi-an-185240221133451587.htm

Cùng chủ đề

Mùa đông nơi thành thị với lớp phủ ‘ướt át’ qua những mảng màu xám, đen…

Bảng màu của BST lần này vẫn gồm màu vàng biểu tượng của thương hiệu, kết hợp cùng...

Bỏ tiền tỷ may lễ phục – khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp

Kể từ năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được...

Lần đầu du lịch Mexico, du khách chớ bỏ qua các điểm sau

Thác nước HorsetailThác nước Horsetail (Cola de Caballo) là một kiệt tác tự nhiên hùng vĩ tại Mexico,...

Vienna, một trong những thành phố đáng sống nhất trên thế giới

Hãy cùng khám phá những điều làm nên sức hút đặc biệt của thành phố này qua từng...

Chiêm ngưỡng những địa điểm xinh đẹp tại Malaysia

Mỗi địa điểm tại Malaysia đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, hứa hẹn mang đến cho du...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội tập trung nguồn lực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, nhân dân; nhằm huy động nguồn lực cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố yêu cầu ngành văn hóa phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương, cộng đồng thực hành di sản trong việc triển khai các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Bỏ tiền tỷ may lễ phục – khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp

Kể từ năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được...

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Đi tìm đô thị-cảng thị cổ trong lòng đất

Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về kết quả đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo, do PGS, TS Bùi Minh Trí thực hiện cho thấy những phát hiện hết sức giá trị và đầy ắp thông tin thú vị. Di chỉ khảo cổ học quy mô lớn với thời gian khai quật dài hơi Là nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, khu di tích khảo...

Hà Nội chuẩn bị ban hành chính sách đãi ngộ nghệ nhân

Sáng 31/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Hiện Hà Nội có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, đứng đầu cả nước về số lượng. Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội gồm nhiều loại hình phong phú, đặc sắc: lễ hội truyền thống, diễn xướng dân...

Cùng chuyên mục

Dựng cây nêu đón Tết ở Hoàng thành Thăng Long

Phong ấn hay phất thức là nghi thức gói ấn lại của các vị vua xưa, thể hiện việc dừng công việc để đón Tết. Tiến lịch là nghi lễ dâng lịch năm mới lên vua, và vua ban lịch cho bách tính, lấy đó làm căn cứ thực hiện mùa màng và các lễ tiết khác. Dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, đây...

Xác định chính xác tên gọi di tích tại Phủ Dày

Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dày có hơn 20 đền, phủ, lăng... chủ yếu nằm trong phạm vi xã Kim Thái và là trung tâm Ðạo Mẫu lớn và hoàn chỉnh nhất trong cả nước. Trong ba di tích chính của khu di tích Phủ Dày bao gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì Phủ Tiên Hương là khu di tích đẹp, được xây dựng từ thời...

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình. Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau...

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Mới nhất

5 trường học chưa đủ điều kiện đến lớp sau bão số 3

Đến ngày 16/9, do ảnh hưởng của bão số 3, toàn tỉnh Yên Bái còn 5 trường và một điểm trường chưa đi học được, bao gồm: Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, thành phố Yên Bái; một điểm trường mầm non xã Việt Thành, huyện Trấn Yên; 2 trường tiểu học Hồng Thái và...

Petrovietnam hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Lê Anh Chiến – Phó trưởng Ban phụ trách Ban Tuyên giáo Đảng ủy Tập đoàn; đồng chí Lê Quang Toán - Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu chiến binh Tập đoàn; đồng chí Phạm Đăng An – Bí thư Đoàn Thanh niên Tập đoàn; đại diện Ban Truyền...

Hơn 30 doanh nghiệp được kết nối cung cầu với nhà phân phối

Chiều ngày 17/9, trong chuỗi sự kiện tại Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh, thành phố năm 2024....

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Sáng ngày 16/9/2024, các Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56) đã khai mạc tại Viêng Chăn, Lào, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith cùng sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên...

Mới nhất