Trang chủDi sảnTái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế – Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024).
Chú thích ảnh
Nghi thức trình tấu chúc văn.

Trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, con cháu họ Hồ cả nước, người dân, du khách đã dâng hương, lễ vật kính cáo vua Hồ, các bậc tiền nhân. Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Chú thích ảnh
Ông Hồ Thanh Hải – Chủ tịch Hội dòng họ Hồ Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Thanh Hải – Chủ tịch Hội dòng họ Hồ Thanh Hóa khẳng định: Lễ dâng hương tưởng niệm 602 năm Ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao nằm trong công tác bảo tồn các giá trị di sản, tôn vinh di sản văn hóa Thành nhà Hồ. Hoạt động góp phần khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kết, góp phần xây dựng quê hương, đất nước… 

Tại buổi lễ, các diễn viên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã biểu diễn chương trình nghệ thuật tái hiện thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Quý Ly đối với quê hương, đất nước

Vào cuối thế kỷ XIV, nước Đại Việt lún sâu vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Kinh tế đất nước suy thoái, nan đói xảy ra triền miên, xã hội rối loạn, dân chúng lầm than. Thêm vào đó, giặc ngoại xâm nhiều lần lăm le xâm chiếm đoạt, đặt giang sơn Đại Việt trước vòng binh lửa. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Hồ Quý Ly quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện như một nhân vật được lịch sử trao cho sứ mệnh “chèo lái giang sơn”.

Hồ Quý Ly đã bước vào quan trường ở tuổi 35, thời vua Trần Nghệ Tông. Sau đó, ông lần lượt trải qua nhiều chức vụ. Năm 1395, ông nhận chức phụ chính Thái sư. Mùa xuân năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly đã đăng quang ngôi báu, đổi tên nước Đại Việt thành Đại Ngu (Nghĩa là tốt tươi hưng thịnh) lấy niên hiệu là Thánh Nguyên và xây dựng đế kinh trên đất Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay).

Chú thích ảnh
Kể từ khi vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024), ngày nay đàn tế Nam giao nhà Hồ vẫn là một trong ba đàn tế còn giữ được mặt bằng tương đối nguyên vẹn, cổ nhất trong lịch sử Đàn tế Nam Giao của Việt Nam.

Trong thời gian 2 năm làm hoàng đế và 7 năm làm Thái thượng hoàng, Hồ Quý Ly đã tiến hành hàng loạt cải cách chính trị, kinh tế, quân sự, trong đó có những cải cách vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Tuy nhiên, vào năm 1407, cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh đã khiến cho sự nghiệp cải cách của Hồ Quý Ly bị lỡ dở.

Hai trong nhiều dấu ấn mà Hồ Quý Ly cùng vương triều Hồ để lại cho hậu thế là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo Thành nhà Hồ – nay là Di sản văn hóa thế giới và Đàn tế Nam Giao – nơi hàng năm nhà vua tiến hành lễ tế trời cầu cho quốc thái dân an.

Đàn tế Nam Giao được đánh giá là đàn tế có niên đại sớm nhất nước ta. Sau hơn 622 năm kể từ khi vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024), với những thăng trầm lịch sử, hiện công trình này vẫn là một trong ba đàn tế còn giữ được mặt bằng tương đối nguyên vẹn, cổ nhất trong lịch sử Đàn tế Nam Giao của nước ta.

Nguồn: https://baotintuc.vn/van-hoa/tai-hien-nghi-le-te-dan-nam-giao-vuong-trieu-ho-20240324112730265.htm

Cùng chủ đề

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.

Vị vua đầu tiên đưa môn Toán vào thi cử?

Khoa thi năm 1404, vị vua này quyết định đưa thêm nội dung môn viết và toán học vào trong đề thi. Hồ Quý LyNhà Hồ (1400-1407) là triều đại đầu tiên của nước ta đưa Toán học vào nội dung thi cử. Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhà Hồ đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực giáo dục. Vua Hồ Quý Ly đặc biệt quan tâm đến cải cách, nâng cao tính hiệu quả và...

Những thành cổ mang đậm dấu ấn lịch sử tại Việt Nam

Việt Nam, đất nước với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc qua các thời kỳ. Trong đó, những thành cổ cổ kính, từng là trung tâm chính trị, quân sự của các triều đại, vẫn còn tồn tại và kể lại câu chuyện về một thời kỳ hào hùng. Bài viết này giới thiệu đến bạn về những thành cổ lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam. Mỗi thành cổ đều gắn...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà báo Cuba bày tỏ ấn tượng trước sự trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam được coi là một trong những đội quân lớn nhất và siêu việt nhất trên thế giới. Đây là khẳng định mà nhà báo, nhà văn Cuba Luis Manuel Arce Isaac, phóng viên chiến trường tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Nicaragua đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại La Habana nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -...

Khơi dậy lòng tự hào về những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18/12, tại các địa phương diễn ra nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trưng bày hơn 500 tài liệu lịch sử về Quân đội nhân dân Việt Nam Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức trưng bày, giới thiệu trên 500 tài liệu về lịch sử, ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội...

Gợi nhắc ký ức hào hùng và ý chí bất khuất của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhân dân giao. Những chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc mãi ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Ngày 18/12, tại Di tích lịch sử Quốc gia Nhà thờ Bác...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình. Cùng dự có: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Ấn tượng kỳ Festival “Dòng chảy di sản”

Tối 30/11, hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về Khu du lịch Thung Nham dự lễ bế mạc Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề "Dòng chảy di sản". Lễ bế mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề Dòng chảy di sản tối 30/11, với chương trình nghệ thuật Í a Fest đặc sắc đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương. Ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch Thường...

Cùng chuyên mục

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của...

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

Mới nhất

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thúc tiến độ dự án đường 14E

Tiến độ gần như “đắp chiếu” Thời gian qua, dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 14E (QL14E) đi qua các huyện Thăng Bình, Hiệp Đức và Phước Sơn đang gây bức xúc cho người dân địa phương. Dù đã gần hết năm 2024 nhưng tiến độ thực hiện dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”, mới...

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

VietinBank Châu Đốc thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Châu Đốc (VietinBank Châu Đốc) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Gói thầu “Cung cấp dịch vụ bảo vệ tại Hội sở Chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc VietinBank Châu Đốc năm...

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Mãn nhãn với ‘vũ điệu trên không’ của tiêm kích Việt Nam

TPO - Sáng 19/12, các biên đội tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng vũ trang trình diễn trên bầu trời Hà Nội để chào mừng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. TPO - Sáng 19/12, các biên đội tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng vũ trang trình diễn trên bầu trời Hà Nội để chào...

Mới nhất