Trang chủPolitical ActivitiesTái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không...

Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng

(Chinhphu.vn) – Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội (Quy hoạch), sáng 9/4.
Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Hà Nội phải xem xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo cấp thẩm quyền, xin chủ trương, kiến nghị hướng xử lý đối với những vấn đề mới đặt ra trong Quy hoạch như trong thành phố có rừng, thành phố trong rừng… – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, mục tiêu và tầm nhìn phát triển đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “văn hiến – văn minh – hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm hàng đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía bắc. 

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế tài chính lớn, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và kinh tế chia sẻ.

Đây cũng là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao; trung tâm y tế hàng đầu cả nước, có chuyên khoa đạt đẳng cấp quốc tế; đô thị xanh, thông minh, hiện đại, nông thôn sinh thái, văn minh, thành phố thanh bình, có sức hấp dẫn cao. 

Thủ đô Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Dự thảo Quy hoạch đặt chỉ tiêu đến năm 2030, quy mô dân số khoảng 10,5 triệu người; tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 8,5-9,5%/ năm; GRDP bình quân/người khoảng 13.500-14.000 USD. Kinh tế số chiếm 40% GRDP. Chỉ số phát triển con người HDI từ 0,86-0,90. Diện tích đất cây xanh bình quân 10-12 m2/người. Tỉ lệ đô thị hóa từ 65-70%…

Quy mô dân số thường trú đến 2050 khoảng 13-13,5 triệu người; GRDP bình quân đầu người năm 2050 đạt khoảng 45.000 USD-46.000 USD. Tỉ lệ đô thị hóa khoảng 80-85% vào năm 2050.

Giải quyết dứt điểm các vấn đề đô thị, cơ cấu lại kinh tế

Quy hoạch đã nêu một số nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Cụ thể, về bảo vệ môi trường là giải quyết ô nhiễm các dòng sông nội đô; thực hiện tổng hợp các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, không khí khu vực đô thị; giải quyết dứt điểm tình trạng ngập, úng cục bộ; phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo hướng phát triển kinh tế tuần hoàn; phát triển các hành lang xanh, tăng diện tích cây xanh khu vực nội đô…

Đối với giao thông, phát triển đô thị, nông thôn, Hà Nội tập trung phát triển hạ tầng giao thông công cộng, giải quyết căn bản tình trạng ùn tắc; cải tạo các khu chung cư cũ; bảo tồn, chỉnh trang khu phố cổ, phố cũ nhằm khai thác, phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử phục vụ phát triển du lịch; khai thác không gian ngầm; xóa bỏ tình trạng dự án chậm triển khai; xây dựng khu vực nông thôn theo hướng mô hình làng nông nghiệp đô thị; xây dựng mô hình “phố trong làng” cùng một số không gian văn hóa nông thôn mang đậm nét đặc sắc văn hóa đồng bằng Bắc Bộ; khai thác tiềm năng sông Hồng…

Quy hoạch nêu rõ yêu cầu cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; ưu tiên phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; phát triển dịch vụ logistics và các hệ thống phân phối; hiện đại hóa ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng; phát triển kinh tế đô thị gắn với khai thác các không gian: Trên cao, văn hóa – sáng tạo, không gian ngầm, không gian số, công cộng…

Về xã hội, Quy hoạch tập trung giải quyết tình trạng thiếu trường lớp, đảm bảo tiếp cận giáo dục thuận lợi, phù hợp với độ tuổi với chất lượng giáo dục hướng đến tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo công dân toàn cầu; phát triển các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa cấp thành phố tiên tiến, hiện đại, chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo; nghiên cứu, xác định một số không gian văn hóa, di sản để đề nghị UNESCO công nhận di sản thế giới; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo tồn, phát huy, nâng tầm di sản bằng công nghệ số…

Các khâu đột phá phát triển tập trung vào thể chế và quản trị; hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đô thị, môi trường và cảnh quan; sắp xếp, phân bố không gian phát triển.

Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng- Ảnh 2.
Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng- Ảnh 3.
Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng- Ảnh 4.
Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng- Ảnh 5.

Các đại biểu thảo luận về những điểm mới trong cấu trúc không gian phát triển của Hà Nội – Ảnh: VGP/MK

Xây dựng 5 vùng đô thị

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển bao gồm: 5 không gian phát triển; 5 hành lang và vành đai kinh tế; 5 trục động lực; 5 vùng kinh tế, xã hội; 5 vùng đô thị. 

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, đóng vai trò trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội – Hải PhòngQuảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Thanh Hóa).

Để tổ chức triển khai hiệu quả Quy hoạch, 7 nhóm giải pháp trọng tâm được đề xuất thực hiện: Huy động và sử dụng nguồn lực; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ chế, chính sách liên kết, phát triển vùng; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, chuyên gia… đã tập trung thảo luận một số nội dung liên quan đến việc rà soát, bổ sung căn cứ lập Quy hoạch, nguyên tắc và phương pháp lập Quy hoạch; thực trạng phát triển kinh tế – xã hội; hiện trạng sử dụng đất, hệ thống đô thị  – nông thôn; quan điểm và mục tiêu, các khâu đột phá và nhiệm vụ trọng tâm phải bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; phương hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng…

Một số ý kiến cho rằng, Quy hoạch cần nêu cụ thể các phương án về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội; tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội; phát triển vùng liên huyện, phát triển hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; thống nhất các chỉ tiêu sử dụng cụ thể cho các loại đất phù hợp với Quyết định số 326/QĐ-TTg về phân bổ chỉ tiêu đất đai, Quyết định số 95/QĐ-TTg về đất an ninh…

Đại diện một số bộ, ngành đề nghị làm rõ hơn danh mục dự án và giải pháp huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch; hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu; việc đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch…

Tái hiện Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn kết với không gian văn hóa, kinh tế đồng bằng sông Hồng- Ảnh 6.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng vùng nông thôn của Hà Nội sẽ là vành đai sinh thái cho đô thị, không gian dự trữ cho phát triển – Ảnh: VGP/MK

Giải quyết dứt điểm các bất cập, tồn tại để ‘đi xa, vươn cao’

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội cần có sự đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; giải quyết tốt mối quan hệ với các quy hoạch chuyên ngành về đất đai, giao thông, cây xanh, nông nghiệp, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục… để thống nhất trong thực hiện, không làm hạn chế tư duy phát triển.

Liên quan đến thời kỳ trong quy hoạch, theo Phó Thủ tướng, Hà Nội nên dựa trên kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn, cần chứng minh tầm nhìn của yêu cầu quy hoạch có thể trong bao nhiêu năm thì chính xác, “nhìn rõ đến đâu thì xác định đến đó, cân nhắc và tính toán kỹ”.

“Quá trình lập quy hoạch cần bám sát các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở đánh giá chính xác thực trạng, bối cảnh, để tính toán dự báo, đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Hà Nội phải xem xét, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo cấp thẩm quyền, xin chủ trương, kiến nghị hướng xử lý đối với những vấn đề mới đặt ra trong Quy hoạch như trong thành phố có rừng, thành phố trong rừng… xây dựng tiêu chí cụ thể về văn hoá, dịch vụ, hạ tầng, quy tắc ứng xử công cộng, môi trường… để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch như Hà Nội sẽ trở thành thành phố của hòa bình, xanh, đáng đến và đáng sống.

Phó Thủ tướng mong muốn Quy hoạch sẽ tái hiện được một Hà Nội nghìn năm văn hiến, gắn với những con sông, nhất là sông Hồng và cảnh buôn bán tấp nập trên bến, dưới thuyền. 

Từ đó, đặt ra yêu cầu cải tạo, chỉnh trị và trả lại cho các con sông những chức năng như trước đây như là không gian mặt nước, thoát nước, thoát lũ, phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, vui chơi, giải trí.

Đề cập đến tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, hạ tầng văn hóa xã hội quá tải, tỉ lệ cây xanh, mặt nước không đạt yêu cầu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Quy hoạch chung Hà Nội phải giải quyết các vấn đề này trong những năm tới, “nếu không sẽ không thể vươn xa và vươn cao được”.

Về chỉnh trang đô thị, Hà Nội cần quy hoạch, sắp xếp lại, trong đó có khu vực trung tâm, khắc phục tình trạng cơ quan hành chính nằm lẫn trong khu dân cư, thương mại, dịch vụ; tránh để phố cổ là phố cũ.

Với vùng nông thôn rộng lớn, Phó Thủ tướng cho rằng, Quy hoạch cần tạo sự kết nối giữa nông thôn và đô thị. Nông thôn tạo thành vành đai sinh thái cho đô thị, sạch và xanh hơn, là không gian dự trữ cho phát triển.

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ, Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội cũng là một bộ phận của Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, điểm khởi nguồn, kết nối, trải nghiệm và lan tỏa không gian văn hóa sông Hồng, cùng với các địa phương trong vùng, như một câu chuyện về dòng chảy văn hóa, lịch sử, di sản, bản sắc, tư liệu…

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về xây dựng các bộ tiêu chí, luận chứng để xác định các dự án ưu tiên, cấp bách, những nhiệm vụ dài hạn, chiến lược; đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong luật chuyên ngành; cơ chế đặc thù cho Thủ đô; định hướng kết nối các tuyến giao thông xuyên tâm; quy hoạch xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại…

Minh Khôi – Cổng TTĐT Chính phủ 

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Mọi học sinh phải được hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Nghị định về TTATGT đường bộ); dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ.   Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu bổ sung thêm quy định để giao...

Cung vượt cầu trong đấu giá đất “vô hình trung làm thị trường méo mó”

(Dân trí) - Trước những yếu kém trong lĩnh vực bất động sản, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn địa phương, bộ, ngành tổ chức thực hiện luật chưa sát, chưa nghiêm. Giải trình về một số nội dung trong báo cáo giám sát đối với thị trường bất động sản giai đoạn 2015-2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thừa nhận, quản lý về thị trường bất động sản nói chung và nhà...

Quân đội huy động hơn 275.000 người ứng phó bão Trami

Sáng 27/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với 8 địa phương từ Hà Tĩnh đến Kontum về công tác ứng phó với cơn bão số 6 năm 2024 (tên quốc tế là TRAMI).  Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, bão số 6 là cơn bão đầu tiên trong năm nay ảnh hưởng miền Trung và đang có những diễn biến phức...

Bất động sản tại địa phương: Nơi thiếu không làm, nơi thừa không bán được

(Dân trí) - Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá thực chất tình hình thị trường bất động sản tại các địa phương, nơi nào thiếu nhưng không làm, nơi nào thừa mà không bán được. Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, diễn ra vào ngày 24/10.Thiếu nguồn cung bất động sản cho người thu nhập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch thi đấu UEFA Euro 2024 và COPA AMERICA 2024; Công an cảnh báo tội phạm cá độ

(Chinhphu.vn) - Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO 2024) và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ năm 2024 (COPA AMERICA 2024) diễn ra từ ngày 15/6/2024 đến ngày 15/7/2024. Đây là những sự kiện thể thao lớn, thu hút đông đảo người xem. Đồng thời cũng là thời điểm phát sinh, gia tăng các hình thức cá độ bóng đá, lôi kéo số lượng người chơi lớn, gây ra rất nhiều hệ lụy, suy thoái kinh...

Thủ tướng chỉ rõ những ‘tài sản vô giá’ để Ninh Bình bứt phá, phát triển nhanh, bền vững

(Chinhphu.vn) - Chỉ rõ "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực" để Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh nguồn lực quan trọng nhất vẫn là con người, phát huy tính tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng của vùng đất Cố đô Hoa Lư, dựa vào công nghiệp và dịch vụ để bứt phá, chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu di sản, du lịch, phát...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình

(Chinhphu.vn) - Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự Hội nghị có các đồng...

Khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 9/2024/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. Theo Thông tư, công tác xây dựng, cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin...

Bổ sung làm rõ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30/01/2023 của Chính phủ về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nghị quyết 76/NQ-CP bổ sung làm rõ đối tượng tại Điều 1 của Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ như...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh là “Thương hiệu quốc gia”

Vietnam Airlines được Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu quốc gia vinh danh là doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”. Lễ công bố diễn ra ngày 4/11, với sự tham dự và chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ. Vietnam Airlines là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu được công nhận đạt “Thương hiệu Quốc gia năm 2024”. Với sứ mệnh Hãng hàng không Quốc gia, Vietnam Airlines không chỉ được khách hàng đánh...

Cùng chuyên mục

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với Chile và Peru, tăng cường phối hợp ứng phó các thách thức...

NDO - Trước thềm chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 và thăm chính thức Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến công tác của Chủ tịch nước. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam) Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết về mục đích,...

Điểm ‘chữa lành’ ở Quảng Nam hút khách tới cắm trại, trốn khói bụi, săn mây

Với không gian xanh mát, nơi này trở thành điểm “chữa lành” lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên và tham gia các trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên. Cách Hội An hơn 140km, nóc Tắk Pổ (hay còn gọi là Tắk Pỏ, thuộc xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch Quảng Nam, gây ấn tượng bởi khung cảnh hoang sơ, xanh mát, có nét...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của Việt Nam tới APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 từ ngày 9-16/11. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương.  Về song phương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam đến chào từ biệt

Tổng Bí thư đặc biệt cảm ơn nỗ lực của Đại sứ và cán bộ Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam trong hỗ trợ chuyển giao vaccine Abdala và cử chuyên gia y tế Cuba sang hỗ trợ Việt Nam trong đại dịch COVID-19. Chiều 7/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tổng...

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Mới nhất

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám...

Ngành thép trước thách thức từ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon

Cơ chế này tạo ra những cơ hội khả quan, nhưng cũng có nhiều rào cản nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và môi trường. Nhiều sức ép Trong những năm qua, thị trường thép Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và...

Vì sao ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ năm nay?

4 năm sau khi rời Nhà Trắng, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị quay trở lại sau khi hàng triệu cử tri bỏ phiếu ủng hộ, trao cho ông cơ hội thứ hai để lãnh đạo đất nước. Việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ năm nay được coi là kỳ tích sau thất bại cay...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của Việt Nam tới APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 từ ngày 9-16/11. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa và tầm quan...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam đến chào từ biệt

Tổng Bí thư đặc biệt cảm ơn nỗ lực của Đại sứ và cán bộ Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam trong hỗ trợ chuyển giao vaccine Abdala và cử chuyên gia y tế Cuba sang hỗ trợ Việt Nam trong đại dịch COVID-19. Chiều 7/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp...

Mới nhất