Trang chủPolitical ActivitiesTái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa...

Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp cả chiều rộng …


Để đạt được mục tiêu trên, ngày 28/02/2023, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, trong đó, “Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao”.

Tái cơ cấu ngành công nghiệp là sự kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp cả chiều rộng và chiều sâu

Phát triển công nghiệp cả chiều rộng và chiều sâu

Theo Đề án, tái cơ cấu ngành công nghiệp là sự kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 8,5 – 9%/năm.

Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngay từ những ngày đầu năm 2024, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch hành động; tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp.

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 cho đến nay, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, tiếp đà đi lên cho thấy Việt Nam đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng tốt.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, tính chung 7 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,8%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 1,2%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,4% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,4%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,2%); riêng ngành khai khoáng giảm 6,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%).

Sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 03 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 7 tháng năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép thanh, thép góc tăng 31,4%; thép cán tăng 17,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 17,0%; phân hỗn hợp NPK tăng 14,2%; sữa bột tăng 12,3%; đường kính tăng 12,0%; linh kiện điện thoại tăng 11,7%…

Nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp

Để đạt được mục tiêu đề ra trong Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, cần tập trung: Phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp; Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu; Xanh hóa các ngành công nghiệp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên và năng lượng trong các ngành công nghiệp; Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn và công nghệ, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp các bon thấp; từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP khoảng 30% với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9 – 10%/năm; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.

Trong đó, đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao, ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đi tắt, đón đầu trong phát triển một số ngành, sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao.

Đối với công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn như: điện tử, ô tô, dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ cao… và tăng cường khả năng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất trong nước.Tăng cường làm chủ công nghệ cốt lõi, tạo dựng thương hiệu Việt Nam, sử dụng công nghệ Việt Nam và gắn kết hiệu quả với mạng lưới chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài…

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn và công nghệ, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp các bon thấp; từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP khoảng 30% với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9 – 10%/năm; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.

Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao và các ngành kinh tế sáng tạo, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao, trọng tâm “Make in Viet Nam”, sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, tích hợp thành sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

Cơ cấu lại không gian phát triển công nghiệp theo lợi thế của từng vùng

Theo Quyết định 165/QĐ-TTg, Thủ tướng chỉ đạo cơ cấu lại các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng bền vững, sinh thái gắn với hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp có tính đến lợi thế so sánh của từng địa bàn, vùng theo hướng tăng cường hỗ trợ và kết nối các chuỗi cung ứng trong nước nhằm thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả hơn.

Cụ thể:

Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Phát huy các lợi thế về tài nguyên khoáng sản và phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất phân bón và hóa chất.

Vùng đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp điện tử, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, tổ hợp công nghiệp lọc dầu, hoá dầu, hóa chất, luyện kim, sản xuất, lắp ráp ô tô. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản và phát huy hiệu quả các hành lang kinh tế Đông – Tây.

Vùng Tây Nguyên: Tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến bô-xít, alumin trên quy mô lớn, phát triển công nghiệp chế biến nhôm. Hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản trên thị trường quốc tế. Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo.

Vùng Đông Nam Bộ: Tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, công nghiệp dệt may, da giày; phát triển chuỗi công nghiệp Mộc Bài – Thành phố Hồ Chí Minh – Cảng Cái Mép – Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông thuỷ sản, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm; phát triển năng lượng tái tạo.

Vùng ven biển: Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp quy mô lớn tại các khu kinh tế ven biển, trong đó chú trọng các ngành sản xuất công nghiệp nặng như thép và hóa chất, chế biến sâu các loại khoáng sản có tiềm năng và trữ lượng lớn như quặng sắt, titan…

Ưu tiên phát triển các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc dầu, hoá dầu, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành phát triển đô thị và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh gắn với bảo vệ môi trường.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/tai-co-cau-nganh-cong-nghiep-theo-huong-ket-hop-hai-hoa-giua-phat-trien-cong-nghiep-ca-chieu-rong-va-chieu-sau.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức mới đây là phiên livestream đặc biệt của MC-KOC Thùy Dung ngay tại khán...

Sớm hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện (NSMO), Thành viên Tổ soạn thảo Thông tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty phát điện: Tổng công ty phát điện 1, Tổng công ty phát điện 2, Tổng công...

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025,...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài tiếp và làm việc với Đại sứ Israel tại Việt Nam

Chào mừng Ngài Đại sứ Yaron Maver và các cán bộ của Đại sứ quán Israel đến làm việc với Bộ Công Thương, Thứ trưởng bày tỏ vui mừng đây là lần đầu tiên gặp và làm việc với Ngài Đại sứ, mong muốn sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận các nội dung thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai nước trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách của Bộ Công Thương. Thứ trưởng cho rằng...

Công điện hỏa tốc về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện nhằm đảm …

Cơn bão số 3 vừa qua đã đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc với cường độ rất mạnh; hoàn lưu bão gây mưa lớn trên toàn bộ các tỉnh từ miền Bắc trở ra với tổng lượng từ 200 - 400mm, các tỉnh miền núi từ 400 - 600mm, có nơi trên 700mm. Nhiều hồ chứa thủy điện khu vực trung du và miền núi phía Bắc đã phải xả lũ khẩn cấp để đảm bảo an...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức mới đây là phiên livestream đặc biệt của MC-KOC Thùy Dung ngay tại khán...

Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số cơ quan Tổng cục Chính trị

(Bqp.vn) - Chiều 16/9, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số Cơ quan Tổng cục Chính trị. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Những tháng đầu năm 2024, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số của Cơ quan Tổng cục...

Các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(MPI) - Phát biểu tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh như bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe...

Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(MPI) – Tại Thông báo số 416/TB-VPCP ngày 13/9/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp của Tổ Công tác số 2 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đầy đủ đề xuất, kiến nghị của các Bộ,...

“Dạ tiệc đêm Rằm” – Lan tỏa tinh thần sẻ chia, hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, 20h tối ngày 16-17/9, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dạ tiệc đêm Rằm" tại Rạp Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Nhà hát sẽ trích lợi...

Mới nhất

Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Cầu nối thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thể thao Vietnam Sport Show: Kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp thể thao Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam (Vietnam Sport Show 2024) quy...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa...

Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Dự báo giá tiêu ngày 17/9/2024 tiếp vẫn ở mức cao. Thông tin giảm lãi suất đã đẩy đồng USD suy yếu thời gian quá, giúp cho các thị trường hàng hoá khởi sắc, trong đó có hồ tiêu. Trên bình diện toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng ghi nhận tuần...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã...

Mới nhất