Trang chủPolitical ActivitiesTách di sản tư liệu thành một loại hình di sản mới...

Tách di sản tư liệu thành một loại hình di sản mới thì mới đáp ứng việc nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị



Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV lần đầu tiên cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua. Đây là dự án Luật nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội/

ĐBQH: Tách di sản tư liệu thành một loại hình di sản mới thì mới đáp ứng việc nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị - Ảnh 1.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) là Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. (Hình minh họa)

Cần có chiến lược hồi hương cổ vật

Cơ bản nhất trí với dự thảo luật, nội dung của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Thượng tọa Thích Đức Thiện (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) cũng bày tỏ đồng tình với việc đưa khái niệm di sản tư liệu vào dự thảo luật.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, di sản tư liệu với nội hàm là di sản văn hóa được thể hiện dưới dạng tư liệu có giá trị đối với một cộng đồng, một nền văn hóa, một quốc gia hay đối với nhân loại nói chung. Mặc dù có thể tìm thấy di sản tư liệu ở đâu đó trong cả 2 dạng thức di sản văn hóa vật thể và cả phi vật thể, song cần phải tách di sản tư liệu ra thành một loại hình di sản mới thì mới đáp ứng việc nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu ở nước ta hiện nay và mở ra hướng phát triển trong tương lai.

Đồng thời cũng phù hợp với các chương trình của UNESCO, qua đó thể hiện vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp và cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản tư liệu cũng như hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Việt Nam tới đông đảo cộng đồng trong nước và quốc tế.

Vị đại biểu này cũng bày tỏ đồng thuận với nội dung của dự thảo luật trong việc quy định về quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hoạt động của bảo tàng và di sản tư liệu. Trong chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa, dự thảo luật quy định Nhà nước bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa, của người đại diện.

Song, đề nghị Ban soạn thảo cần có các quy định cụ thể cho các trường hợp di sản văn hóa, tôn giáo, di tích văn hóa là cơ sở tôn giáo của các tổ chức tôn giáo do các tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý, sử dụng và là đại diện cho chủ sở hữu để giải quyết các tồn tại, bất cập, chồng chéo lâu nay trong công tác quản lý di tích giữa tổ chức tôn giáo và các Ban quản lý di tích.

Đại biểu cũng cho rằng dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này được đánh giá là có nhiều điểm mới về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phù hợp với thực tiễn hiện nay, hướng tới phát triển công nghiệp văn hóa và phù hợp với Công ước của UNESCO.

Quan tâm tới quy định đăng ký di vật, cổ vật tại Điều 39 dự thảo luật. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi thường trú, đại biểu cho rằng việc quy định đăng ký di vật, cổ vật là hết sức cần thiết, qua đó chúng ta có thể quản lý, nhận diện qua mã số, hình thành bộ dữ liệu di sản, quản lý việc trao đổi, mua bán di vật, cổ vật, ngăn ngừa vấn nạn đánh cắp di vật, cổ vật trong các di tích chùa chiền hiện nay, cũng như ngăn chặn nạn chảy máu cổ vật ra nước ngoài.

Đề nghị Ban soạn thảo cần quy định mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ giữa việc đăng ký di vật, cổ vật với quyền, lợi ích của chủ sở hữu khi tham gia vào thị trường trao đổi, mua bán, trưng bày các di vật, cổ vật đã được đăng ký. Có như vậy, việc khuyến khích đăng ký mới có hiệu quả.

Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần có chiến lược hồi hương cổ vật, đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước. Theo đại biểu, để thực sự khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát hiện, mua, hiến tặng, chuyển giao cho Nhà nước di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước thì dự thảo luật cần tính đến việc quy định miễn các loại thuế, phí liên quan cho các di vật, cổ vật được hồi hương về nước không vì mục đích trao đổi, mua bán, kinh doanh kiếm lời. Có như vậy chúng ta mới thực sự thu hút được nguồn lực cho hồi hương cổ vật về nước.

Cần bổ sung trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong đảm bảo nguồn tài chính để bảo vệ, phát huy di sản văn hóa

Cho ý kiến vào dự thảo Luật này, ĐBQH Dương Văn Phước (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) đề nghị Ban soạn thảo rà soát các quy định giải thích từ ngữ cho hợp lý hơn, ví dụ như giải thích từ ngữ là phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh khoản 21, sửa chữa thường xuyên di tích khoản 22. Theo đại biểu, bản thân của các cụm từ này đã thể hiện được các nội dung ý nghĩa và không cần phải giải thích thêm, trong khi đó có những khái niệm chưa được giải thích trong dự thảo luật lần này để thống nhất cách hiểu, thuận lợi trong việc triển khai thực hiện.

“Ví dụ như di sản đô thị, cụ thể là di sản cổ đô thị Hội An với nhiều đặc thù không giống các di sản khác, trong đó hệ thống các di tích, di sản hiện có của đô thị cổ gắn với cuộc sống và hoạt động thường ngày của con người được cấu thành từ 1300 di tích là nhà ở, nhà thờ đơn lẻ thuộc sở hữu tư nhân và tập thể nơi những người dân địa phương đang sinh sống, đây còn được gọi là di sản sống. Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản này đòi hỏi phải có các phương thức, cách thức riêng phù hợp” – nêu vấn đề này, đại biểu cho rằng, việc bổ sung khái niệm đô thị di sản và các quy định liên quan của dự thảo luật lần này là rất cần thiết, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Góp ý vào dự thảo Luật này, ĐBQH Tráng A Dương (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) cho rằng, các Điều 25, 26, 27, 28, 29 của dự thảo đã đưa ra đầy đủ các việc quản lý, bảo vệ khu vực 1 và 2 của di tích. Tuy nhiên, về thực tiễn cho thấy hiện nay có khá nhiều các di tích có giáp ranh giữa 2 địa phương với nhau. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung quản lý đối với các trường hợp di tích nằm giáp ranh giới giữa 2 địa phương.

Góp ý về nguồn tài chính để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa quy định tại Điều 80 của dự thảo Luật, đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang) bày tỏ đồng tình với dự thảo luật bổ sung quy định về nguồn tài chính để bảo vệ, phát huy di sản, bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, các khoản viện trợ, tài trợ, cho, tặng của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cần làm rõ nguồn thu từ di sản văn hóa là nguồn thu từ những khoản nào và được chi vào những việc gì.

Theo đại biểu, việc quản lý nguồn thu và sử dụng nguồn thu là vấn đề lớn, phức tạp, do đó cần phải có cơ chế để quản lý tốt nguồn thu, góp phần tăng thêm kinh phí cho việc đầu tư, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Đồng thời, bà cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo luật về trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong đảm bảo nguồn tài chính để bảo vệ, phát huy di sản văn hóa./.





Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/dbqh-tach-di-san-tu-lieu-thanh-mot-loai-hinh-di-san-moi-thi-moi-dap-ung-viec-nhan-dien-quan-ly-bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-20240702145559143.htm

author avatar
Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch

Cùng chủ đề

Bước đột phá lớn cho kinh tế biển

Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trung bình 100km2 đất liền có 1km bờ biển, cao gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh,...

Xây dựng báo cáo các chuyên đề phục vụ tổng kết công tác xây dựng Đảng

 Thượng tướng Trịnh Văn Quyết phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ...

Khách nước ngoài ngạc nhiên vì người Việt uống cà phê từ sáng đến tối

Một vị khách nước ngoài đặt ra mục tiêu mỗi ngày thử một loại cà phê: nâu đá, cà phê sữa dừa, cà phê muối… trong chuyến du lịch Việt Nam. Siham Basir, cây bút đến từ Pakistan, vốn không phải người ghiền cà phê nhưng rất ấn tượng với thức uống "quốc dân" này của người Việt trong chuyến du lịch Việt Nam gần đây. "Tôi có cảm giác rằng. mình không thể quay lại đất nước này mà không thử...

Trở về từ EURO 2024, tiền đạo hộ pháp tuyển Hungary bất ngờ bị CLB Hàn Quốc thanh lý

TPO - Korea Football News đưa tin Ulsan Hyundai vừa chấm dứt hợp đồng đối với Martin Adam. Họ làm như vậy sau khi tìm được người thay thế, chân sút Yago Cariello đến từ Gangwon FC. Adam thi đấu chậm chạp và nặng nề tại EURO 2024 Cái tên Adam không còn xa lạ với người hâm mộ bóng đá Hàn Quốc khi anh là trụ...

Trung Quốc, Mỹ, Canada đua nhập cua ghẹ Việt Nam

(Dân trí) - Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tăng trưởng ấn tượng, đạt hơn 41 triệu USD, tăng 502% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng, xuất khẩu cua, ghẹ sống của Việt Nam liên tục tăng trưởng. Chỉ tính riêng trong tháng 5, giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng 62% so...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại bảo tàng

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức Hội thảo khoa học "Những vấn đề lý luận và thực tiễn ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các bảo tàng hiện nay” với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ cán bộ...

Xây dựng huyện đảo Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển đảo quốc gia

Quảng Ngãi đang phối hợp với Bộ Công thương triển khai thực hiện Đề án phát triển huyện đảo Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển đảo quốc gia. Ngày 2/7, UBND tỉnh Quảng...

Văn hóa dân gian – tài sản phát triển du lịch

Hiện nay du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. Các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn… đang nở rộ ở nhiều địa phương. Ở các vùng quê, vùng đô thị có dịch vụ du lịch phát triển, văn hóa dân gian ứng dụng...

Thanh Hóa: Thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” được đánh giá là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. Để nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nề nếp, tập quán bền vững, ngày...

Lành mạnh môi trường kinh doanh du lịch

Hiện là cao điểm du lịch hè, hầu hết các ngày trong tuần Quảng Ninh thu hút đông du khách du đến tham quan, nghỉ dưỡng. Các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh đang siết chặt công tác kiểm soát thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch văn minh, lành mạnh, mang đến sự hài lòng cho...

Bài đọc nhiều

Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Ảnh-baochinhphu.vn)  Theo các chuyên gia, việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP không chỉ giúp các doanh nghiệp có thêm các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế, nâng tầm...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao các văn kiện hợp tác với Hàn Quốc

Nhận thức được những khó khăn đặt ra, ngay từ đầu năm 2024, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp, Năng lượng Hàn quốc (Bộ MOTIE) đã đàm phán, thống nhất và đi đến ký kết “Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc về định hướng xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song...

Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng

(MPI) - Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý II/2024 tốt hơn quý I/2024 với 26,4% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn; 42,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 30,7% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn. Dự báo quý III/2024 so với quý II/2024, các doanh nghiệp xây dựng nhận định tốt lên với 28,8% doanh nghiệp dự báo thuận lợi hơn; 43,1% nhận định giữ ổn định...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Phái Đoàn Hội đồng Kinh doanh châu Âu – ASEAN

Chuyến công tác của Phái đoàn doanh nghiệp EU-ABC là hoạt động thường niên do EU-ABC và EuroCham phối hợp tổ chức tại một số quốc gia ASEAN, nhằm thúc đẩy hoạt thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu tại khu vực Đông Nam Á.Tham gia buổi tiếp có Lãnh đạo các Vụ: Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Chính sách thương mại đa biên, Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền...

Bản thị thị trường Campuchia tháng 6/2024

Indonesia dự kiến mua lại các công ty gạo Campuchia để tăng dự trữ  (27/6). Các chuyên gia cho biết kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại các công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung có thể gặp trở ngại do hạn chế xuất khẩu và luật sở hữu đất đai địa phương. Bulog, một cơ quan hậu cần nhà nước, đã bắt đầu đàm phán với một số công ty gạo Campuchia và một...

Cùng chuyên mục

Bản thị thị trường Campuchia tháng 6/2024

Indonesia dự kiến mua lại các công ty gạo Campuchia để tăng dự trữ  (27/6). Các chuyên gia cho biết kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại các công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung có thể gặp trở ngại do hạn chế xuất khẩu và luật sở hữu đất đai địa phương. Bulog, một cơ quan hậu cần nhà nước, đã bắt đầu đàm phán với một số công ty gạo Campuchia và một...

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

Cũng vào ngày này năm 2011, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là luật lần đầu tiên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam có hiệu lực. Trước bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, nhiều hình thức kinh doanh và xu hướng tiêu dùng mới đã xuất hiện, tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng, phát sinh nhiều vướng mắc,...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư

(MPI) - Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Văn phòng Chính phủ, tỉnh Cà Mau và các bộ, ngành, địa phương tổ chức chu đáo cho Hội...

Bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra …

Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) đã gửi bản câu hỏi điều tra chính thức cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài mà Cơ quan điều tra biết để trả lời bản câu hỏi điều tra. Thời hạn để trả lời bản câu hỏi điều tra là trước 17h00 ngày 07 tháng 8 năm 2024 (theo giờ Hà Nội). Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, Cơ quan điều tra đề...

Lấy ý kiến nhân dân đối với đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì

Thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 46 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định “Người có thẩm quyền đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước quy định tại khoản 5, Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng có trách nhiệm công khai danh sách cá...

Mới nhất

Món quà ý nghĩa ở tuổi 55

Nữ doanh nhân Bùi Thanh Vân đã xúc động khi Ban tổ chức xướng tên Á hậu 3 và Hoa hậu Thời trang tại đêm Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Thế giới Doanh nhân Việt Nam 2024. Món quà tuyệt vời ở một thời điểm vô cùng ý nghĩa.

Đà Nẵng thúc đẩy hợp tác giáo dục với trường đại học Nhật Bản

Tiếp đón đoàn công tác của nhà trường có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi, cùng đại diện các sở liên quan. Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi ghi nhận và trân trọng...

Vườn nho Ninh Thuận bạt ngàn giữa thung lũng hút khách ở Đà Nẵng

Đà Nẵng - Vườn nho thung lũng Nam Yên (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) đang thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm. Vườn nho thung lũng Nam Yên có diện tích 3000m2. Ảnh: Văn Trực Những ngày này, vườn nho thung lũng Nam Yên đang trong độ thu hoạch nên trở thành điểm tham...

Điểm chuẩn đánh giá năng lực Trường ĐH Sài Gòn: Nhiều ngành vượt 800 điểm

Theo đó, ngành Kỹ thuật phần mềm có điểm chuẩn cao nhất là 926 (thang 1.200). Tiếp đến là ngành Toán ứng dụng với 902 điểm. Cụ thể như sau:  Thí sinh trúng tuyển sớm xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả Kì thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM 2024 được công nhận trúng...

SHB chính thức áp dụng xác thực sinh trắc học vào giao dịch trực tuyến

Nhờ nhanh chóng chuẩn hóa hệ thống, quy trình cũng như nâng cấp hạ tầng công nghệ phục vụ thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng trên đa kênh, kể từ 01/7/2024, SHB chính thức áp dụng 100% Quyết định 2345/QĐ-NHNN (QĐ 2345) cho tất cả khách hàng tại mọi giao dịch trực tuyến. Tất cả các...

Mới nhất