Trang chủChính trịNgoại giaoTắc "làn đường đoàn kết", bất chấp quyết định của châu Âu,...

Tắc “làn đường đoàn kết”, bất chấp quyết định của châu Âu, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới


Hội đồng Bộ trưởng Ba Lan tại cuộc họp ngày 12/9 đã thông qua nghị quyết cảnh báo tới Ủy ban châu Âu (EC) rằng, họ sẽ đơn phương gia hạn lệnh cấm vận đối với ngũ cốc Ukraine sau thời hạn ngày 15/9, nếu Brussels không đưa ra quyết định tương ứng. Kiev lập tức đưa ra cảnh báo với EC.

Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine: Bất chấp quyết định của châu Âu thế nào, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới. (Nguồn: Reuters)
Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine: Bất chấp quyết định của châu Âu thế nào, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới. Trong ảnh: Bóng máy bay trực thăng trên một cánh đồng lúa mì ở Ukraine. (Nguồn: Reuters)

“Hội đồng Bộ trưởng (Ba Lan) kêu gọi Ủy ban châu Âu gia hạn sau ngày 15/9/2023, lệnh cấm nhập khẩu bốn sản phẩm nông nghiệp, bao gồm: lúa mì, ngô, hạt cải dầu (colza) và hạt hướng dương từ Ukraine tới 5 nước EU (Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria); đề nghị hành động và có giải pháp ngay lập tức để các nhà sản xuất địa phương ở Ba Lan và Liên minh châu Âu yên tâm hoạt động ổn định và hiệu quả.

Nếu EC không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine sau ngày 15/9, Ba Lan sẽ đưa ra lệnh cấm như vậy ở cấp quốc gia”, chính phủ Ba Lan đã công bố rõ điều này trong một tuyên bố ra ngày 12/9.

Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Robert Telus và người phát ngôn chính phủ Ba Lan Piotr Müller đều đã thông báo điều này với giới truyền thông.

“Ba Lan sẽ không tràn ngập ngũ cốc Ukraine”. Thủ tướng Morawiecki viết trên mạng xã hội X, bất chấp quyết định của các quan chức Brussels, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới.

Ông đính kèm bài đăng của mình một đoạn video của đảng Luật pháp và công lý cầm quyền, trong đó người đứng đầu chính phủ Ba Lan nhấn mạnh, “Ba Lan đã tiếp nhận hàng triệu người tị nạn từ Ukraine”. Đồng thời, khi bảo vệ lợi ích của Ba Lan, chính phủ sẽ bảo vệ lợi ích của cả vùng nông thôn.

Trong video, Thủ tướng Morawiecki nhấn mạnh rằng, chính “lập trường vững vàng” của Ba Lan đã dẫn đến việc nhập khẩu ngũ cốc Ukraine vào thị trường chung châu Âu phải tạm dừng. Ông lưu ý, trong khi Brussels đang quyết định có nên duy trì lệnh cấm vận đối với ngũ cốc Ukraine hay không, Ba Lan sẽ không cho phép thị trường Ba Lan bị thống trị bởi các sản phẩm nông nghiệp Ukraine.

Phát biểu trên Đài phát thanh Ba Lan, Bộ trưởng Telus cho biết, Bộ của ông khuyến nghị chính phủ Ba Lan thông qua nghị định xác nhận rằng, “ngũ cốc Ukraine sẽ không được đưa vào thị trường Ba Lan sau ngày 15/9”.

Tuy nhiên, ông đảm bảo Warsaw sẽ hỗ trợ việc vận chuyển ngũ cốc Ukraine qua lãnh thổ Ba Lan để đến thị trường các nước thứ ba, đặc biệt là tới châu Phi.

Trước đó, người phát ngôn chính phủ Ba Lan Piotr Müller cũng đã tiết lộ với giới truyền thông về quyết định trên của Ba Lan. Cảnh báo được gửi tới EU sẽ nhấn mạnh rằng, nếu EC không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine tới năm nước thành viên, Warsaw sẽ đưa ra quyết định tương ứng ở cấp quốc gia dựa trên điều khoản an ninh.

Hồi tháng 5, EC đã ra quyết định cấm nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hướng dương từ Ukraine sang Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Slovakia và Romania trước sự kiên quyết của các nước này. Ngày 5/6, lệnh cấm được gia hạn đến ngày 15/9. Khi hạn này sắp đến, năm nước thành viên EU nói trên muốn gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine đến cuối năm, thậm chí yêu cầu mở rộng sang một số sản phẩm khác.

Trước tình hình này, chính quyền Ukraine khẳng định, nếu EC gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine sau ngày 15/9, Kiev có thể xem xét các biện pháp tương tự.

Trong khi đó, EC đang thực sự gặp khó với “Làn đường đoàn kết” khi họ chưa thể tìm được một giải pháp thỏa đáng để các bên cùng có thể chấp nhận cho vấn đề xuất khẩu ngũ cốc Ukraine sang 5 nước láng giềng đều là các thành viên của EU.

Khi thời hạn 15/9 đã đến quá gần, phát ngôn viên của Ủy ban Nông nghiệp và thương mại châu Âu Miriam García Ferrer cho biết, các quan chức có liên quan đã gặp nhau 8 lần, các bên vẫn đang tích cực tìm kiếm giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực của “làn đường đoàn kết”, nhằm xác định các vấn đề và xem xét cách giải quyết. Đến hiện tại, “cùng với đại diện Kiev, họ đã chia sẻ dữ liệu và thông tin thống kê về xuất nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, nhưng không có quyết định nào được đưa lên EC. Họ vẫn tiếp tục tìm kiếm một giải pháp mà cả hai bên cùng chấp nhận được”, phát ngôn viên Ferrer tiết lộ.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến các động thái trừng phạt và trả đũa lẫn nhau, trong đó, nhằm đối phó với việc các cảng Biển Đen của Ukraine bị phong tỏa, EU đã tạo ra “các tuyến đường đoàn kết” ở biên giới các nước thành viên châu Âu với Ukraine, để giúp nước này vận chuyển các thực phẩm, bao gồm cả ngũ cốc, xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đến nay, Ukraine đã trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào các tuyến đường thay thế của EU.

Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của “các tuyến đường đoàn kết” là làm gia tăng lưu lượng nông sản từ Ukraine, gây ra sự phức tạp trên thị trường của 5 quốc gia láng giềng, bao gồm: Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Slovakia và Romania. Điều này khiến nông dân ở các nước này phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ ngũ cốc Kiev giá rẻ trên chính thị trường của họ.

Theo thống kê, từ khi “các làn đường đoàn kết” được khởi động cho đến cuối tháng 7/2023, 44 triệu tấn ngũ cốc, hạt hướng dương và các sản phẩm liên quan của Ukraine đã được vận chuyển từ quốc gia này. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhiều nhóm nông dân ở 5 quốc gia láng giềng với Ukraine tham gia biểu tình để phản đối tình trạng nhập khẩu nông sản ồ ạt từ Ukraine. Các nhà sản xuất ngũ cốc đã chặn một số cửa khẩu biên giới bằng các phương tiện nông nghiệp để phản ứng.

Tính đến tháng 4/2023, theo ước tính, EC cho biết, nông dân từ Ba Lan, Romania, Hungary, Bulgaria và Slovakia đã thiệt hại tổng cộng 417 triệu Euro bởi ngũ cốc từ Ukraine có giá rẻ hơn.

Trong khi đó, trong một diễn biến có liên quan ngũ cốc Ukraine, “các tuyến đường thay thế để xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine khó có thể so sánh với các tuyến đường qua Biển Đen”, Bộ Quốc phòng Anh mới đây đã nêu điều này trong một báo cáo. “Ukraine đã đạt được thành công khi sử dụng các phương pháp thay thế như đường sông, đường sắt và đường bộ để xuất khẩu ngũ cốc của mình; tuy nhiên, điều này khó có thể so sánh với năng lực của các tuyến xuất khẩu qua Biển Đen”, đánh giá nêu rõ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ukraine viện trợ nhân đạo cho Syria

“Hiện tại, chúng ta có thể hỗ trợ người Syria lúa mì, bột mì và dầu - những sản phẩm của Ukraine được sử dụng trên toàn thế giới để đảm bảo an ninh lương thực”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu tối 15/12 (giờ địa phương),Ông Zelensky cho biết thêm quy trình vận chuyển cần được thống nhất với đại diện từ Syria. "Chúng tôi chắc chắn sẽ hỗ trợ khu vực này để...

EU rốt ráo hành động khẩn, tăng cường năng lực quân sự, một nước Baltic hối thúc gửi quân đến Ukraine

Ngày 19/11, tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng EU ở Brussels (Bỉ), một nhóm các quốc gia châu Âu đã nhất trí hợp tác phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, chiến tranh điện tử và các loại vũ khí quân sự khác trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa các nước.

EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) vừa có bước tiến lịch sử khi lần đầu tiên sử dụng ngân sách của khối để tài trợ cho việc mua sắm vũ khí chung giữa các nước thành viên, với phần lớn nguồn cung cấp được ưu tiên dành cho Ukraine.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Giá vàng “lao đao” dưới áp lực của Fed, đồng USD tăng vọt, Bitcoin nhập cuộc đua tài sản dự trữ?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Giá vàng thế giới chạm mức thấp nhất 4 tuần. Giá vàng trong nước "bốc hơi" mạnh, đầu cơ lỗ nặng. Vàng và Bitcoin sẽ là những công cụ đa dạng hóa chính để quản lý rủi ro trong năm 2025 đầy biến động và phân mảnh, khi tài sản dự trữ cũng được tái cấu trúc.

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Cùng chuyên mục

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Giá vàng “lao đao” dưới áp lực của Fed, đồng USD tăng vọt, Bitcoin nhập cuộc đua tài sản dự trữ?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Giá vàng thế giới chạm mức thấp nhất 4 tuần. Giá vàng trong nước "bốc hơi" mạnh, đầu cơ lỗ nặng. Vàng và Bitcoin sẽ là những công cụ đa dạng hóa chính để quản lý rủi ro trong năm 2025 đầy biến động và phân mảnh, khi tài sản dự trữ cũng được tái cấu trúc.

Nông sản chế biến của Đắk Lắk đã vươn đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ

Những lô hàng xuất khẩu nông sản cuối năm tại Đắk Lắk vẫn đang tiếp tục góp phần tạo nên niềm vui cho mùa Xuân mới. Kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk năm 2024 tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 1,675 tỷ USD, bằng 104,7% kế hoạch năm, tăng 10,47% so với năm trước.

Một dự luật của ông Trump không được Hạ viện Mỹ “gật đầu”, chính phủ Mỹ lại “lung lay”

Một dự luật chi tiêu của đảng Cộng hòa được Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ đã không được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 19/12 (giờ địa phương). Điều này khiến chính phủ Mỹ đối mặt khả năng đóng cửa một phần.

Được “trời phú” cho trữ lượng khí đốt khổng lồ, doanh thu trăm tỷ USD, nước Trung Đông vẫn lao đao vì thiếu điện

Sở hữu trữ lượng khí đốt khổng lồ nhưng Iran đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, đến mức phải đóng cửa các nhà máy công nghiệp. Vì sao nghịch lý này lại xảy ra?

Mới nhất

Ông Trump dọa áp thuế nếu EU không mua thêm dầu, khí đốt

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế với Liên minh châu Âu, nếu khối này không giảm mức thâm hụt thương mại khổng lồ với Washington thông qua mua thêm dầu và khí đốt. ...

Cổ phiếu vận tải khởi sắc, VN-Index hồi phục

NDO - Phiên giao dịch ngày 20/12, thị trường hồi phục ngay từ khi mở cửa, nhưng nhóm cổ phiếu bluechip giao dịch phân hóa và dòng tiền nhỏ giọt khiến chỉ số chung chỉ giằng co trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu vận tải đua nhau khởi...

Người trẻ “kiệt sức” vì vỏ bọc hoàn hảo

Ngày nay, việc nhiều người trẻ đang nỗ lực xây dựng cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo"...

Chưa có bệnh viện nào báo cáo thiếu thuốc nghiêm trọng lên Bộ Y tế

Trả lời về phản ánh của người bệnh vể tình trạng thiếu thuốc còn xảy ra ở một số bệnh viện tại buổi gặp mặt báo chí chiều 20/12 do Bộ Y tế tổ chức, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ...

Mới nhất