‘Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh là ly chanh nóng mật ong’. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ăn theo thứ tự: Chất xơ – đạm – tinh bột có thật sự tốt?; 4 cách giúp kiểm soát và ngăn bệnh viêm khớp tiến triển; 6 điều người bị giãn tĩnh mạch cần làm để kiểm soát bệnh…
Trời lạnh, bác sĩ tiết lộ tác dụng bất ngờ của ly chanh nóng mật ong
Trời trở lạnh là thời điểm bùng phát cảm lạnh và cúm. Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng trong lúc này là ly chanh nóng mật ong.
Tiến sĩ Emily Dashiell, bác sĩ làm việc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Naturopathic Wellness (Mỹ), cho biết: Nhiều người cảm thấy dễ chịu hơn nếu uống đồ uống nóng khi bị cảm. Nghiên cứu và kinh nghiệm của tôi cho thấy nước chanh nóng mật ong có thể hữu ích cho chứng ho, đau họng và sổ mũi.
Nước chanh nóng mật ong là đồ uống ấm thường được dùng như một phương thuốc tại nhà để điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Các thành phần của nó có thể cải thiện tình trạng ho, sổ mũi và đau họng.
Mật ong. Đây là một phương pháp điều trị ho đã được khoa học chứng minh. Mật ong có thể cải thiện tình trạng ho vì nó phủ khắp cổ họng và làm dịu tình trạng kích ứng. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn có thể chống lại một số loại vi khuẩn và virus để ngăn ngừa bệnh tật.
Nước cốt chanh. Nước cốt chanh rất giàu vitamin C. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ vitamin C khi bị cảm lạnh có thể rút ngắn thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chứa vtamin C hoặc bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Nước nóng. Uống nước nóng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi bị bệnh về đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy hỗn hợp nước nóng và hơi nước có thể làm thông mũi và làm dịu cơn đau họng. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.12.
Viêm khớp gối: 4 cách giúp kiểm soát và ngăn bệnh tiến triển
Dù không có cách chữa khỏi viêm khớp gối nhưng nhiều phương pháp điều trị sẽ giúp giảm đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của viêm khớp mà bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp.
Viêm khớp được chia làm 4 giai đoạn. Cụ thể, ở giai đoạn 1, sụn khớp bắt đầu thay đổi và mềm đi. Sụn trong giai đoạn 2 sẽ mất 25 đến 50%, giai đoạn 3 sẽ mất 51 đến 75%. Đến giai đoạn 4 thì gần như mất hoàn toàn sụn. Người bệnh sẽ chịu những cơn đau dữ dội do các đầu xương ma sát vào nhau vì đã không còn sụn ở giữa.
Các chuyên gia cho biết cách duy nhất để điều trị viêm khớp gối giai đoạn 4 là phẫu thuật thay khớp. Tuy nhiên, nếu viêm khớp chỉ mới ở giai đoạn 1 đến 3 thì một số phương pháp có thể giúp làm chậm hoặc ngăn bệnh tiến triển. Các phương pháp này gồm:
Kiểm soát cân nặng. Giảm cân có thể giúp những người thừa cân, béo phì giảm đáng kể áp lực lên khớp gối, nhờ đó có thể giúp giảm đau. Để giảm cân hiệu quả thì cần kết hợp cả ăn kiêng và tập thể dục.
Tập thể dục. Các bài tập tác động thấp như bơi lội, đạp xe và đi bộ giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp gối, nâng đỡ khớp và giảm tình trạng căng cứng khớp. Các bài tập sức mạnh nhắm vào cơ đùi sẽ giúp các cơ quanh khớp gối mạnh hơn, nhờ đó giảm hiệu quả áp lực lên khớp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.12.
6 điều người bị giãn tĩnh mạch cần làm để kiểm soát bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch, trong đó có yếu tố di truyền và lão hóa. Điều này khiến giãn tĩnh mạch không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Thế nhưng, một số biện pháp sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Ngoài di truyền và tuổi tác, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch là béo phì, tác dụng phụ của một số loại thuốc, ngồi hoặc đứng lâu và một số yếu tố khác. Với những người đã mắc bệnh giãn tĩnh mạch, những điều chỉnh phù hợp trong lối sống có thể giúp kiểm soát và ngăn bệnh tiến triển nặng.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn giãn tĩnh mạch tiến triển nặng, người bệnh có thể áp dụng những cách sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, ít natri và hạn chế chất béo có hại sẽ giúp tĩnh mạch luôn khỏe mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn này cũng giúp tránh tăng cân và béo phì, một trong những yếu tố chính gây giãn tĩnh mạch.
Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện lưu thông máu, tăng cường cơ bắp chân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần bằng các bài tập như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội có thể giúp ngăn ngừa giãn tĩnh mạch. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-tac-dung-cua-chanh-nong-mat-ong-khi-troi-lanh-185241218185240867.htm