Trang chủPolitical ActivitiesTác động từ 'quyền lực mềm' của văn hóa Hàn Quốc

Tác động từ ‘quyền lực mềm’ của văn hóa Hàn Quốc



Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, việc nhà văn Hàn Quốc Han Kang vừa đoạt giải Nobel Văn học 2024, trở thành nhà văn nữ châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng này, đánh dấu sự mở rộng hơn nữa về tầm ảnh hưởng của “Văn hóa Hàn Quốc (K-Culture)” trong cộng đồng quốc tế.

Tác động từ 'quyền lực mềm' của văn hóa Hàn Quốc - Ảnh 1.

Nữ văn sĩ Hàn Quốc Han Kang. Ảnh (tư liệu): Yonhap/TTXVN

Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc không còn giới hạn ở châu Á mà không ngừng mở rộng sang châu Âu, Mỹ, Trung Đông. Theo báo chí Hàn Quốc, tiếp nối văn hóa đại chúng Hàn Quốc (K-POP) với nhóm nhạc BTS đại diện và phim truyền hình Hàn Quốc (K-Drama) với hiện tượng “Squid Game” (Trò chơi con mực), món ăn Hàn Quốc (K-Food) đã chinh phục vị giác của các “tín đồ ẩm thực” trên toàn thế giới. Không chỉ dừng lại ở âm nhạc, phim ảnh và ẩm thực, các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc (K-beauty) và phong cách Hàn Quốc (K-Fashion) được giới tạo xu hướng thời trang săn lùng ráo riết. Thậm chí, văn học Hàn Quốc cũng bắt đầu thu hút sự chú ý trên trường quốc tế.

Năm 2020, khi thế giới bị đình trệ vì đại dịch COVID-19 bùng phát, ca khúc “Dynamite” của nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS đã đứng đầu bảng xếp hạng đĩa đơn Billboard của Mỹ, trở thành ban nhạc Hàn Quốc đầu tiên đứng đầu danh sách này. Dynamite được đánh giá mang đến niềm an ủi và hy vọng cho giới trẻ khắp nơi trên thế giới nhờ ca từ tích cực và phong cách âm nhạc sôi động.

Đối với BTS, đây mới chỉ là khởi đầu. Với nhiều ca khúc như “Butter”, “Permission To Dance” và “My Universe”, họ đã đứng đầu Billboard và trở thành một trong những nhóm nhạc nam quốc tế hàng đầu. Họ đã 3 lần được đề cử giải Grammy Music Award. Trong số những ngôi sao nhạc pop xuất sắc nhất thế kỷ 21 được Billboard bình chọn gần đây, BTS đứng thứ 19, hiện đang là thứ hạng cao nhất của các ca sĩ nhạc pop Hàn Quốc và cả châu Á.

Bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Bản tình ca mùa Đông” phát sóng năm 2002 đã tạo nên cơn sốt phim truyền hình Hàn Quốc khắp châu Á. Thậm chí cho đến ngày nay, hơn 20 năm sau, bộ phim vẫn được khán giả Nhật Bản và các nước khác nhắc đến. Trong những năm gần đây, với sự nổi lên của các nền tảng truyền thông trực tuyến toàn cầu như Netflix, ảnh hưởng của phim truyền hình Hàn Quốc đã mở rộng sang châu Âu, Nam Mỹ, Trung Đông và các khu vực khác trên thế giới.

Bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Squid Game” ra mắt năm 2021 đã tạo nên một hiện tượng toàn cầu, đồng thời cũng trở thành phim truyền hình ăn khách nhất lịch sử Netflix. Nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc như “Ngôi trường xác sống”, “The Glory” (tạm dịch “Vinh quang trong thù hận”)… liên tiếp tạo nên cơn sốt và được đông đảo khán giả đón nhận. Mùa thứ hai của “Squid Game” sẽ ra mắt vào tháng 12 năm nay cũng đang được kỳ vọng sẽ tạo nên một cơn lốc khác của làn sóng Hallyu.

Ở lĩnh vực điện ảnh, bộ phim Hàn Quốc “Ký sinh trùng” của đạo diễn Bong Joon-ho đã đoạt giải Cành cọ vàng và giải Oscar tại Liên hoan phim Cannes. Như vây, năm 2020 trở thành năm đáng nhớ đối với làn sóng Hallyu khi “Ký sinh trùng” đã giành được giải Oscar cho Phim hay nhất, và BTS có 3 giải Đĩa đơn quán quân Billboard.

Trong lĩnh vực âm nhạc cổ điển, hầu như năm nào cũng có tin vui về việc các nhạc sĩ Hàn Quốc giành được giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế có uy tín. Các nghệ sĩ piano như Cho Seong-Jin (Cuộc thi Piano quốc tế Chopin) và Lim Yun-Chan (Cuộc thi Van Cliburn) đã liên tiếp giành được những chiến thắng trong các cuộc thi lớn.

Việc xuất khẩu văn hóa của Hàn Quốc ra thế giới đã thúc đẩy thứ hạng quyền lực mềm của nước này tiếp tục tăng cao. Tạp chí Monocle của Anh năm 2020 đánh giá rằng quyền lực mềm của Hàn Quốc đứng thứ 2 trong số các nước trên thế giới, chỉ sau Đức.

Việc nâng cao quyền lực mềm đã trực tiếp “chuyển hóa” thành hiệu quả kinh tế đáng kể, xuất khẩu lương thực của Hàn Quốc đạt mức cao mới. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, xuất khẩu nông sản và thực phẩm phụ của Hàn Quốc đạt 10.000 tỷ won (7,4 tỷ USD), lập kỷ lục mới. Món cơm cuộn rong biển (gimbap), bánh gạo chiên (tteokbboki), gà rán Hàn Quốc…cũng trở thành một trong những biểu tượng văn hóa mới của nước này.

Sau khi đoạt giải Booker quốc tế cho tác phẩm “The Vegeterian” (tạm dịch “Người ăn chay”) vào năm 2016, nữ nhà văn Han Kang đã xuất sắc nhận được giải Nobel Văn học vào năm nay, mở ra một kỷ nguyên mới cho văn hóa Hàn Quốc tiếp nối thành công của K-POP, phim truyền hình Hàn Quốc và ẩm thực Hàn Quốc.

Nhà phê bình văn hóa Kim Kyo-seok cho rằng văn hóa Hàn Quốc đã vượt qua K-POP hay K-Food thuần túy. Trong lĩnh vực văn học, vốn được mệnh danh là “tinh hoa văn hóa”, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu bước vào đấu trường quốc tế.

Giáo sư Lee Ji-young của Đại học Ngoại ngữ nhận định giải Nobel Văn học có thể là cơ hội để Hàn Quốc mở rộng hơn nữa tầm nhìn của những người làm văn hóa, thoát khỏi cách hiểu hạn hẹp về việc “kiếm tiền nhanh chóng” và đưa ra những gợi ý nhằm thúc đẩy tổng thể nền văn hóa Hàn Quốc.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/tac-dong-tu-quyen-luc-mem-cua-van-hoa-han-quoc-20241014141324592.htm

Cùng chủ đề

Những ngôi nhà độc nhất miền Tây: Nhà tháp được cụ ông gây dựng hơn 20 năm

Cụ ông Mai Huyên (91 tuổi, ngụ ấp Bưng Cốc, xã Phú Mỹ, H.Mỹ Tú, Sóc Trăng) đã dành hơn 20 năm dựng nhà tháp để lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Cụ ông một mình dựng nhà, đắp tượng Theo lời kể của cụ ông Mai Huyên, khi còn nhỏ, cụ được cha mẹ cho vào chùa tu và học chữ Khmer. Sau này, dù đã hoàn tục, những lúc nông nhàn cụ luôn chịu khó...

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Tập trung tháo gỡ vướng mắcNguồn vốn thực hiện lớn, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc phát sinh nên năm 2022 và 2023, tổng vốn giao thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 51 tỷ đồng. Để kịp thời hoàn thành mục tiêu Dự án 3, năm 2024, UBND tỉnh Sơn La giao tổng kế hoạch vốn thực hiện là 527,124 tỷ đồng. Điều này...

Chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion 2024 sắp diễn ra

Ngày 14/10, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức họp báo cung cấp thông tin chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion 2024 (ATF24). Tại sự kiện, các đại biểu cho rằng, công nghệ đang thay đổi cuộc sống của con người từng ngày và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đối với lĩnh vực nghệ thuật, sự ảnh hưởng này đặc biệt mạnh mẽ. Nghệ thuật không...

Khai mạc Tuần lễ Múa Việt Nam năm 2024 tại Kon Tum

VOV.VN - Với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”, tối 13/10, tại Nhà rông Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum khai mạc Tuần Lễ múa Việt Nam năm 2024 cùng chuỗi các sự kiện. Theo TS. NSND Phạm Anh Phương, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo, Tuần Lễ múa Việt Nam năm 2024 có sự tham gia của...

TP.HCM vẫn còn quận, huyện chưa đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi

Hiện tại, TP.HCM còn 3 quận, huyện có tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi chưa đạt 95% gồm Tân Phú, quận 3 và Cần Giờ. Trong ngày 12/10/2024, TP.HCM đã tiêm được tổng cộng 1.166 mũi vắc-xin sởi tại 139 điểm tiêm trên toàn Thành phố. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vắc-xin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Giải bơi trung, cao tuổi toàn quốc năm 2024

Ngày 10.10, tại TP. Huế, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam khai mạc Giải bơi truyền thống trung, cao tuổi toàn quốc năm 2024. ...

Trường Đại học TDTT TP.HCM tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân năm 2024

Sáng ngày 10/10, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM (USH) đã long trọng tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân năm 2024. Lễ tốt nghiệp...

Đảng ủy Bộ VHTTDL kiện toàn Ban Chấp hành, giới thiệu bổ sung quy hoạch Ủy viên Ban Thường vụ và Uỷ ban kiểm...

Sáng 11/10, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến, giới thiệu bổ sung, kiện toàn Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và giới thiệu bổ sung quy hoạch Ủy viên Ban Thường vụ và các chức danh Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Bộ nhiệm kỳ 2020-2025...

Hàn Quốc và Thái Lan tiếp cận sức mạnh mềm phát triển công nghiệp văn hoá

Bên cạnh những thành công lớn của ngành công nghiệp văn hoá tại Hàn Quốc, một quốc gia châu Á khác là Thái Lan gần đây cũng có những định hướng nhất định để phát triển văn hóa nhằm duy trì sức ảnh hưởng trên thế giới. ...

Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026

Sáng 11/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác 1389 tại Long An

(Bqp.vn) - Trong 2 ngày 10 - 11/10, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện công tác 1389 và chấp hành pháp luật, kỷ luật, SSCĐ của Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An. Đoàn công...

Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên

(Bqp.vn) - Chủ trì sự kiện “Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024” được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh, phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: Thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch,...

(MPI) - Ngày 10/10/2024, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự và trình bày Tờ trình tại phiên họp. ...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Nhà máy Z157

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhà máy Z157, Cục Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật (15/10/1954 - 15/10/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đã và đang công tác tại Nhà máy...

Cùng chuyên mục

Cuộc họp nhóm Công tác đầu tư Việt Nam

(MPI) – Ngày 14/10/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Ngoại Giao và Thương mại Úc, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tổ chức cuộc họp trực tuyến lần thứ năm của nhóm Công tác đầu tư Việt Nam - Úc (IWG). Toàn cảnh cuộc họp tại điểm cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư....

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Ngày 09/10/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đi đầu trong...

Bồi dưỡng về vị trí việc làm, tổ chức bộ máy và đổi mới cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập,...

Dự lớp Bồi dưỡng có 320 học viên trực tiếp tham mưu các nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, quản lý nguồn nhân lực của Vụ Tổ chức cán bộ các bộ, ngành Trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ trưởng Trương Hải Long - Phát biểu khai mạc lớp Bồi dưỡng Phát biểu khai mạc lớp Bồi dưỡng, Thứ trưởng Trương...

Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên

(Bqp.vn) - Chủ trì sự kiện “Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024” được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh, phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: Thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số...

Tìm giải pháp phát triển giống cá tra ứng phó biến đổi khí hậu, rào cản thương mại quốc tế…

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo của Cục Thủy sản, tính đến ngày 15/9/2024, diện tích cá tra thả nuôi ước đạt 4.241 ha (bằng 98% so với cùng kì năm 2023). Sản lượng cá tra ước đạt 1.241.000 tấn (bằng 103% so với cùng kì năm 2023). Kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm đạt 1,5 tỉ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023. 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng giống cá bột ước...

Mới nhất

Lịch trình dày đặc của bà Harris ở các bang ‘chiến địa’

Tuần này, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và Thống đốc Minnesota Tim Walz sẽ đẩy mạnh hoạt động tranh cử tại các bang chiến địa của bầu cử Mỹ. Tờ The Hill dẫn thông tin từ chiến dịch tranh cử của bà Harris cho biết ngày 14.10, bà có lịch trình ở hạt Erie (Pennsylvania). Cùng ngày, ông Walz có mặt ở TP.Eau...

Minh bạch hóa trao đổi dữ liệu xuyên biên giới để chống hoạt động rửa tiền

Chiều 14/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Dữ liệu. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang cho biết, việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công...

Ngân hàng mạnh tay bơm vốn rẻ dịp cuối năm cho doanh nghiệp

Ông Từ Tiến Phát - tổng giám đốc Ngân hàng ACB - nhận định kinh tế TP.HCM đã có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, đầu tư công, thị trường bất động sản còn chậm, nhu cầu tiêu dùng chưa khôi phục...

Con trai Phó Chủ tịch SeABank kiên trì bán ra cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - HoSE: SSB) vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có...

3 nhà kinh tế học Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2024

Chiều 14-10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Kinh tế học 2024 thuộc về 3 nhà kinh tế học người Mỹ. Đó là Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson. Họ được trao giải nhờ nghiên cứu về cách các thiết chế xã hội được thành lập và tác...

Mới nhất