Trang chủPolitical ActivitiesTác động của CEAP tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt...

Tác động của CEAP tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU


Kinh tế tuần hoàn – Xu thế không thể đảo ngược

Mặc dù có những lợi thế lớn nhưng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ các chính sách xanh của EU đưa ra những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, dự báo xu hướng này của EU cũng sẽ được các nước phát triển, các thị trường lớn của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu chú trọng, tăng cường siết chặt, tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn xanh mới đối với hàng hóa trong thương mại quốc tế. Một trong số những chính sách đó là Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP – là một phần của Thỏa thuận xanh Châu Âu). Kế hoạch này dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước đối với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và các chuỗi cung ứng.

Báo Bình Dương Online - Ngành dệt may ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy sản  xuất phát triển

Chia sẻ tại tọa đàm “Kế hoạch của EU về kinh tế tuần hoàn (CEAP) và hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 27-11, đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, CEAP sẽ có tác động đến 7 nhóm lĩnh vực chính, bao gồm: thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin và nhóm về bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày… Quy định trọng tâm của CEAP liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững.

Quy định trọng tâm đó liên quan đến ISPR – là một quy định liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững, đã có hiệu lực từ tháng 7/2024. Những quy định này có thể ảnh hưởng đến một số lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có dệt may và giày dép, các sản phẩm nhựa và bao bì. Trong ISPR có một số quy định liên quan đến việc ngăn chặn, hạn chế tiêu hủy các sản phẩm dệt may, hoặc có những quy định sau này các sản phẩm sẽ phải hộ chiếu kỹ thuật số DPP (DPP là hồ sơ kỹ thuật số cung cấp thông tin toàn diện về sản phẩm và toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm. DPP sẽ bao gồm các chi tiết thiết yếu như mã định danh sản phẩm duy nhất, tài liệu tuân thủ và thông tin về các chất đáng quan tâm).  

Đó là một chiến lược của EU để giúp khối này giảm phát thải ròng bằng 0 sớm nhất có thể vào năm 2050. Và để thực hiện được chiến lược và mục tiêu này thì EU sẽ đưa ra hàng loạt các quy định, trong đó có CEAP với những quy định chi tiết cụ thể đối với từng nhóm hàng, từng lĩnh vực. Nếu những sản phẩm không đáp ứng được những tiêu chuẩn của EU như liên quan đến hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số chẳng hạn, có khả năng không thể thâm nhập được vào thị trường EU.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên cho hay 4 năm thực hiện EVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp tăng gấp đôi sang EU. Tuy nhiên, ngành dệt may phải đối mặt với vấn đề về xuất xứ. Nếu như không đạt được yêu cầu này, sản phẩm sẽ không thể xuất vào EU theo EVFTA và hưởng lợi về thuế quan được, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết. Đồng thời đề xuất cơ quan chức năng giải quyết bài toán nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm đáp ứng về quy tắc xuất xứ phục vụ xuất khẩu, đồng thời đầu tư các khu công nghiệp lớn để thu hút nhà đầu tư sản xuất, tận dụng ưu đãi của EVFTA và đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thị trường, cũng như hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Tiến sỹ Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng nhận định, doanh nghiệp nào làm được tốt những quy trình hoặc giải pháp kinh tế tuần hoàn sẽ đạt được hiệu quả trong sản xuất – kinh doanh tốt hơn những doanh nghiệp khác, bởi tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, kéo dài được vòng đời sản phẩm… Ông cũng cho rằng, để đầu tư vào chuyển đổi công nghệ sản xuất, cần phải có nguồn lực lớn về tài chính. Đó là vấn đề hạn chế của đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặc dù vậy, những yêu cầu về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế không thể đảo ngược, buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ để tham gia chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường khó tính.

Đồng bộ các giải pháp

Tại tọa đàm, đại diện Vụ thị trường châu Âu-châu Mỹ khuyến nghị các doanh nghiệp cần tự trang bị cho mình thông tin thị trường đầy đủ, đúng cùng với đó có những chiến lược cụ thể, chi tiết để sẵn sàng thích ứng với những tiêu chí, quy định khắt khe của thị trường xuất khẩu. Bởi ngoài CEAP,  EU cũng ban hành một loạt các quy định khác, trong đó có Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (gọi tắt là CBAM).  Mặc dù hiện giờ CBAM chỉ áp dụng đến một số lĩnh vực phát thải lớn trong lĩnh vực công nghiệp như xi măng, sắt, thép… nhưng sau này có thể mở rộng ra những lĩnh vực khác.

Cũng theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, hiện nay có rất nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, sẵn sàng chia sẻ và cũng thường xuyên phối hợp với Bộ Công Thương để hỗ trợ các doanh nghiệp vạch ra được chiến lược cụ thể để thâm nhập vào được thị trường châu Âu.

Trước mắt, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư sản xuất, phải thay đổi quy trình sản xuất, quy trình quản lý; chi phí đầu tư tăng cũng có thể kéo theo chi phí, giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn đó cũng có thể sẽ tiếp cận được những đối tượng khách hàng mới. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí đầu tư sản xuất để thay đổi, để đáp ứng được những tiêu chuẩn châu Âu ban đầu có thể cao, nhưng khi các doanh nghiệp đã có được chiến lược đầu tư bài bản, họ sẽ thu được những hiệu suất kinh doanh sản xuất tốt hơn thì cũng sẽ giảm được chi phí về lâu dài.

Các chuyên ra cũng chỉ ra rằng, việc sớm triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ và việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thích ứng với Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU không chỉ giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, sau đó mở rộng sang các thị trường lớn, trọng điểm khác. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần phải hành động càng sớm càng tốt, có những hướng dẫn thống nhất và đánh giá phù hợp, có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không đánh mất lợi thế từ Hiệp định EVFTA và bị loại khỏi chuỗi giá trị toàn cầu.

Về phần mình, các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi tư duy, chủ động chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn, bền vững. Thích ứng tốt với Chiến lược Thỏa thuận Xanh châu Âu nói chung và Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP) giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những lợi ích mà EVFTA mang lại.

Sau 4 năm hiệp định có hiệu lực, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU có sự tăng trưởng rất lớn. Về các mặt hàng xuất khẩu sang EU, nhờ lợi thế cạnh tranh về thuế quan của EVFTA, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng tốt. Trong đó có thể kể đến các nhóm hàng về công nghiệp như máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, các nhóm hàng về hóa chất và đặc biệt những nhóm hàng về nông sản, thủy sản cũng đạt được sự tăng trưởng cao.

Về đầu tư, nhờ EVFTA, EU đã trở thành nhà đầu tư đứng thứ sáu có vốn FDI đầu tư nhiều vào Việt Nam. Các doanh nghiệp châu Âu hiện đầu tư vào khoảng 2.500 dự án với tổng số vốn đăng ký đâu đó khoảng 28 tỷ USD. Đặc biệt, EVFTA không chỉ tạo điều kiện thu hút những nhà đầu tư của châu Âu mà còn cả những nhà đầu tư ngoài châu Âu đến Việt Nam, tận dụng hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU để đưa những hàng hóa sản xuất của nhà máy của họ tại Việt Nam sang thị trường châu Âu.

 



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/tac-dong-cua-ceap-toi-hoat-dong-xuat-khau-hang-hoa-viet-nam-sang-thi-truong-eu.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro từ các FTA

Từ năm 2022, trên cơ sở các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng Đề án Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA (FTA Index). Các chỉ...

Công điện về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Các Tập đoàn, Tổng Công ty trong ngành Công Thương; Các chủ đập thủy điện và công trình khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.Những ngày...

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu …

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch các Hiệp hội ngành hàng, các Tập đoàn; Tổng giám đốc Tổng công ty. Công điện nêu:Từ đầu năm 2024, tình hình...

Hòa lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Hiện nay tổ máy 2 cũng đã hoàn thành đến 99% khối lượng công việc lắp đặt thiết bị, phấn đấu hoà lưới trước ngày 21/12/2024 để chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024).Công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng có công suất thiết kế 360MW, gồm 2 tổ máy do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án Điện...

Bộ Công Thương đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, địa phương; Đại diện các tổ chức quốc tế (Đại sứ quán, Thương vụ của một số quốc gia châu Á tại Việt Nam); Đại diện các Hội, Hiệp hội liên quan; Đại diện các Tập đoàn, doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á; Các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế…Cục trưởng Cục...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cùng dự có Phó Thủ...

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam về khung chính sách đối với nhà giáo

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khung chính sách và pháp lý đối với nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa - Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng...

Bộ Công Thương đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, địa phương; Đại diện các tổ chức quốc tế (Đại sứ quán, Thương vụ của một số quốc gia châu Á tại Việt Nam); Đại diện các Hội, Hiệp hội liên quan; Đại diện các Tập đoàn, doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á; Các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế…Cục trưởng Cục...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh...

(MPI) - Ngày 26/11/2024, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang với chủ đề “An Giang: Không gian mới - Giá trị mới”. Tham dự Hội nghị có Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An...

Làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 9582/BKHĐT-ĐKKD gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương về việc làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Theo Công văn, thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị có liên quan thống nhất phương án kết nối, chia sẻ thông...

Cùng chuyên mục

Phát động cuộc thi “Quân đội nhân dân Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 22/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 11 năm 2024 và phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam dự và phát biểu...

Đại tướng Phan Văn Giang thăm chính thức Cam-pu-chia

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cam-pu-chia, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Cam-pu-chia, tham dự cuộc gặp giữa 3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia và chứng...

Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các giải pháp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người...

(MPI) - Tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư,...

Khai mạc Hội thi Olympic các môn khoa học Mác

(Bqp.vn) - Sáng 25/11, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Khai mạc Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức chính trị - xã hội trong nhà trường Quân đội lần thứ X, năm 2024. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) dự và phát biểu khai mạc.Các đại biểu dự khai mạc hội thi.Đại tá Tống...

Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến thông tin chuyên đề...

(MPI) - Ngày 27/11/2024, Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị thông tin chuyên đề quý IV/2024. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy các cấp; báo cáo viên cấp Đảng ủy; các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Chi ủy viên các Đảng bộ, Chi bộ...

Mới nhất

Làng hương cổ hơn 100 năm tuổi ở Hà Nội tất bật vào vụ Tết

Minh Đức Nguồn: https://vtcnews.vn/lang-huong-co-hon-100-nam-tuoi-o-ha-noi-tat-bat-vao-vu-tet-ar909485.html

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 28/11: Nắng nóng, tia UV mạnh

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, có mây, trời nắng nóng từ sáng đến chiều.Nhiệt độ dao động trong khoảng 30 - 32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 54%, mật độ mây 58%.Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM đều có chỉ...

Tổng thống Bulgaria và Phu nhân dạo sông Sài Gòn

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva đi tàu tham quan thắng cảnh TP.HCM trên sông và thưởng thức văn nghệ. Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva ngắm vẻ đẹp của TP.HCM từ trên sông ngày 27-11 - Ảnh: HỮU HẠNH Thăm TP.HCM trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời...

Hơn 100 tác phẩm tham gia “Đất nước trọn niềm vui”

Tính đến nay, cuộc vận động sáng tác ca khúc chủ đề "Đất nước trọn niềm vui" do Báo Người Lao Động tổ chức đã thu hút...

Mới nhất