Đây là một nội dung trong chuỗi hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên cho người lao động Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhằm góp phần khẳng định vai trò và trách nhiệm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường hướng tới việc cụ thể hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững của đất nước.
Phát biểu đề dẫn, Tiến sĩ, Viện trưởng Địa lý nhân văn Nguyễn Song Tùng nêu rõ, quần thể danh thắng Tràng An là một trong 39 di sản hỗn hợp của thế giới, và là Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đáp ứng tổng hòa các nội dung cốt lõi của hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ, đủ nền tảng và giá trị khoa học để phát triển tiếp nối hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ Tràng An vào tổ chức đô thị và đời sống đương đại. Quần thể danh thắng Tràng An đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân, là trung tâm thúc đẩy phát triển du lịch trong toàn tỉnh, khẳng định được vị trí du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Cùng với quá trình phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung, cùng với sự tham gia của khách du lịch, môi trường cảnh quan của khu vực đã chịu một số ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường di sản trong quần thể danh thắng Tràng An là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, góp phần thực hiện hiệu quả các quy định về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường di sản thiên nhiên nói riêng.
Phát biểu đề dẫn, Tiến sĩ, Viện trưởng Địa lý nhân văn Nguyễn Song Tùng. |
Các đại biểu đã nghe và thảo luận về 3 tham luận: “Công tác bảo vệ môi trường cảnh quan tại khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An” của Phó Giám đốc Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Quang Ninh; “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch bền vững” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Song Hà, Học viện Khoa học xã hội; “Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên vùng hải đảo: Kinh nghiệm từ đảo Phú Quốc (Việt Nam) và đảo Đài Loan” của Thạc sĩ Bùi Thị Thúy Nga, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
Ý kiến thảo luận đã làm rõ hơn những căn cứ khoa học và thực tiễn của vấn đề cấp bách bảo tồn Di sản thiên nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của các dự án phát triển đến môi trường và cảnh quan di sản.
Nhân dịp này, Ban giám khảo đã tổ chức chung kết cuộc thi “Thanh niên VASS chung tay kêu gọi bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên của Việt Nam”.
Nguồn: https://nhandan.vn/tac-dong-cua-cac-du-an-phat-trien-toi-moi-truong-va-canh-quan-cac-di-san-thien-nhien-tai-viet-nam-post831712.html