Trang chủDestinationsĐắk LắkTa về rừng gối đá ngủ say

Ta về rừng gối đá ngủ say


08:20, 30/07/2023

 “Tiều ơi Tiều! Chú Tiều xưa cũ/ Lời du ca lãnh lói gọi ta về/ Cuộc phong trần may ta còn bầu rượu/ Để cùng người kết bạn sơn khê (…) Còn cho ta một trời mây bay/ Còn vầng trăng soi tỏ mặt mày/ Mai chú lại lên đồi đốn củi/ Ta về rừng gối đá ngủ say” (Bài ngâm đùa chơi).

Đó những câu thơ cuối cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường đọc khi cùng bạn bè uống rượu thức xem World Cup trong cái đêm định mệnh 14/6/1998, trước khi bị tai biến. Những năm tháng sau đó trên giường bệnh, anh có thể còn làm thơ và đọc nhờ người nhà chép giúp, chứ không còn cái giọng đọc sang sảng hút hồn người nghe ấy nữa. Và, 25 năm sau, ngày 24/7/2023, anh “về rừng gối đá ngủ say”, một giấc ngủ vĩnh hằng…

Trong văn chương hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là người xếp hàng đầu về số lượng, nhưng lại là người xếp hàng đầu về chất lượng. Anh chỉ kịp đính tên mình vào 20 tác phẩm, nhưng lại là người viết bút ký tài hoa bậc nhất, bên cạnh Nguyễn Tuân. 





Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: Lê Đức Dục

Với tư cách nhà văn, anh không phải là người duy nhất, nhưng chắc chắn là người số một, người viết nhiều nhất và hay nhất về khí hậu, đất đai, sông núi, thiên nhiên và con người xứ Huế. Dường như trong câu chữ anh viết ra luôn cô đặc đến mức sóng sánh chất Huế, anh xoáy sâu ngòi bút vào sông Hương, núi Ngự (Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sử thi buồn, Miền cỏ thơm, Hoa trái quanh tôi, Tuyệt tình cốc, Căn nhà của những gã lang thang), cũng có khi ngòi bút anh vươn xa đến Côn Sơn, đến Quảng Trị quê xưa của anh (Thời ấu thơ xanh biếc, Hành lang của người và gió), lên đến đỉnh Bạch Mã (Ngọn núi ảo ảnh), hoặc những gian lao, buồn vui trong ký ức một thuở ở rừng núi chiến khu (“Diễm xưa” của tôi, Lý chuồn chuồn, Đời rừng, Rừng cười), nhưng đều gắn liền với không gian, cỏ cây và tâm thức con người xứ Huế. Anh không chỉ thể hiện một trữ lượng đồ sộ về tri thức văn hóa và đời sống của con người, không chỉ tri ngộ mà còn hạnh ngộ có ý nghĩa nhân loại, có khả năng xây dựng những biểu tượng, huyền thoại hóa cỏ cây hoa lá, cho nó đời sống tâm hồn hằng cửu với nhân gian. Cái “tạng” văn chương của Hoàng Phủ thuộc về tâm cảm, về niềm đau trần thế, nỗi buồn mênh mông và cơn mê dài xuyên qua nhiều số kiếp. Anh có nói về niềm vui, nhưng niềm vui rất ngắn, chỉ dừng lại trong ý niệm, hoặc chợt lóe sáng lên chỉ như một nỗi hân hoan rồi nhanh chóng tắt ngấm đi trong đêm trường miên viễn.

Hiếm có một thế hệ/tình bạn nào sâu đậm như những tài năng chơi thân với nhau, thường lui tới Căn nhà của những gã lang thang: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Đinh Cường, Bửu Ý, nhất là mối tương liên giữa Hoàng Phủ và Trịnh. Ngoài bút ký Như con sông từ nguồn ra biển, anh viết trên chiến khu năm 1971, có đến mười bút ký khác viết sau khi Trịnh đã qua đời (2001), cũng có nghĩa là khi anh đã ngã bệnh vì tai biến (1998), phải nằm đọc cho người nhà ghi lại và đã từng in thành tập Trịnh Công Sơn – cây đàn Lya của Hoàng tử bé (2005). Không chỉ dừng lại ở Trịnh, mà thông qua Trịnh, anh còn phác thảo chân dung của cả một thế hệ trí thức ở miền Nam: Ngô Kha, Trần Quang Long, Lê Minh Trường, Đinh Cường, Bửu Ý… Mỗi người đều có một cuộc dấn thân, một ngã rẽ đường đời khác nhau, nhưng họ đều là những trí thức yêu nước. Ngay cả đối với bản thân anh, vào mùa hè năm 1966, Hoàng Phủ là ngòi nổ, là tiếng nói đanh thép xếp hàng đầu trong phong trào đấu tranh của trí thức, sinh viên học sinh miền Nam. Nếu chế độ Sài Gòn lúc ấy không tuyên bố đặt anh “ra ngoài vòng pháp luật” (bắt được là giết không cần xét xử) thì chưa chắc anh đã lên rừng kháng chiến. Ở lại nội thành, anh cũng là một trí thức yêu nước như bạn bè cùng thế hệ anh. 

Mấy mươi năm qua, đã có không biết bao nhiêu khóa luận, luận văn cao học và cả luận án tiến sĩ nghiên cứu về anh, không biết có bao nhiêu công trình, bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình chuyên nghiệp đồng cảm với anh. (Và, tôi chợt nghĩ rằng, đã đến lúc cần phải có một sưu tập đầy đủ, cần có một cái nhìn về anh qua dư luận!). Bởi lẽ, Hoàng Phủ đã tìm ra một giọng điệu văn chương riêng cho mình, không giống ai. Giọng điệu văn chương của anh là cốt cách tinh thần của người Huế, là hệ thống triết mỹ và bản mệnh văn chương của đời anh.

Hoàng Phủ không chỉ là người tài hoa về văn chương mà còn có kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực triết học, văn học, văn hóa, lịch sử, địa lý, tôn giáo, sinh vật học… Những miêu tả về cây cối, hoa trái có thể sánh ngang bất kỳ một luận án tiến sĩ chuyên ngành nào. Tất nhiên, từ sự dạt dào tài hoa và trữ tình trong bút ký, mà Hoàng Phủ còn làm thơ, tuy không nhiều, nhưng thơ anh cũng có thể xếp ngang với những tác giả hay nhất cùng thời. Gần đây, khi nghiên cứu về văn chương xứ Huế, có dịp đọc lại anh, tôi mới hiểu một cách đầy đủ câu nói đơn giản mà thâm sâu của “đệ nhất võ lâm” thể ký Nguyễn Tuân,  đã nói cách đây gần nửa thế kỷ: “Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường có “rất nhiều ánh lửa”.

Anh ra đi sau vợ anh, là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ 18 ngày. Hôm đó, tôi cùng các nhà văn, nhà thơ Võ Quê, Mai Văn Hoan, Meggie Phạm, Lê Vũ Trường Giang thay mặt cho Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế, vào TP. Hồ Chí Minh dự lễ khâm liệm và tiễn đưa nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về nơi an nghỉ cuối cùng, đã thấy sức khỏe anh gần như cạn kiệt, như ngọn đèn đã cạn khô dầu. Cháu Dạ Thi nói rằng: “Ba cháu yếu lắm rồi! Cứ tưởng ba cháu sẽ đi trước, không ngờ lại là mẹ cháu…”. Vậy là, cuộc ra đi của anh đã được báo trước, không chỉ cách đây mấy chục ngày, mà còn báo trước cách đây 25 năm, khi anh bị tai biến một cách đột ngột. Định mệnh đời người lạ lắm, ai rồi cũng có lúc phải chia tay trần thế. Cuộc chia tay nào cũng buồn, cho dù là đã được báo trước một cách rõ ràng từ rất sớm, như trường hợp của anh.

Bây giờ có nói gì thì anh cũng đã ra đi. Nhớ lại những cuộc rượu suông thâu đêm suốt sáng, mà “đồ mồi” đôi khi chỉ là hóng nghe những câu chuyện anh kể, câu thơ anh đọc, tôi viết mấy dòng này kính cẩn nghiêng mình tiễn bước anh đi. Lòng cứ dặn lòng, rằng đừng có buồn, vì đời người ai sớm muộn gì rồi cũng phải đi, với riêng anh còn là bước đi thanh thản, thoát khỏi cơn đau dài mấy chục năm, nhưng sao lòng vẫn cứ buồn, buồn muốn cháy lòng, anh Tường ơi!   

Phạm Phú Phong





Source link

Cùng chủ đề

Podcast: Hoàng Phủ Ngọc Tường: Người chào sông để ra đi… | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/podcast-hoang-phu-ngoc-tuong-nguoi-chao-song-de-ra-di-post273734.html Source link

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời ở tuổi 87

Theo thông tin từ gia đình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ra đi nhẹ nhàng vào ngày 24/7. Ông hưởng thọ 87 tuổi. Gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ tổ chức lễ tưởng niệm cho ông và vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (qua đời ngày 6/7) tại Huế vào lúc 14h ngày 30/7 đến hết ngày 31/7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Nguyễn Thanh Hoàng – Chàng trai “đưa” Tây Nguyên đến với mọi miền

17:28, 11/05/2023 Là người con của vùng đất Đắk Lắk đầy nắng gió và cây xanh, thời gian qua, Tiktoker Nguyễn Thanh Hoàng đã không ngừng giới thiệu hình ảnh quê hương tươi đẹp đến với mọi người qua những thước phim sống động trên kênh Tiktok của mình. Nguyễn Thanh Hoàng sinh ra và lớn lên ở quê hương Tây Nguyên với nhiều ước mơ và hoài bão như bao bạn trẻ khác. Tuy nhiên anh không lựa...

Tổng thư ký Liên hiệp quốc cảnh báo mục tiêu phát triển bền vững đang lâm nguy

17:18, 18/07/2023 Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres cho biết, tiến độ thực hiện 50% các Mục tiêu phát triển bền vững hiện ở mức “yếu và không đầy đủ”, trong khi đó hơn 30% số mục tiêu bị đình trệ hoặc đảo ngược. Ngày 17/7, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres kêu gọi chính phủ các nước tăng cường hành động trong bối cảnh lộ trình hướng tới các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) gặp nhiều...

Cấm đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ: Vi phạm vẫn phổ biến

06:11, 12/08/2023 Mô hình đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ (Biển P.131b và P.131c) và biển phụ được áp dụng trên đường Y Bih Alêô từ năm 2018, sau đó được triển khai trên đường Tản Đà và mới đây nhất là đường Phan Chu Trinh. Chủ trương này cho phép ô tô đỗ một bên đường thay vì đỗ hai bên như lâu nay. Đây là giải pháp cần thiết nhằm giảm ùn tắc giao thông, hạn...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Xuất khẩu khoai lang chính ngạch: Mở hướng cho nông dân canh tác chuyên nghiệp

08:17, 20/03/2023 Ngày 9/11/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về xuất khẩu khoai lang từ Việt Nam sang Trung Quốc. Điều này mở ra lối thoát cho nông dân trồng khoai lang vốn đã lâm vào tình cảnh không bán được sản phẩm hai năm nay. Tuy nhiên, để khoai lang của Đắk Lắk bước vào lộ trình xuất khẩu chính ngạch cần tập trung quy hoạch lại sản xuất. Sản xuất bấp bênh Theo...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Tập trung vào quản lý rủi ro, kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhắm vào phân khúc premium so với thị trường, doanh thu 9 tháng đầu năm của Nafoods Group (HOSE: NAF) sụt giảm nhưng biên lãi gộp cải thiện mạnh so với cùng kỳ. Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận...

Asia Group với biến động cổ đông lớn trước thềm niêm yết

Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh nghiệp cơ bản khi giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, bởi đơn vị là đối tác của hàng loạt doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG Group) được đánh giá là một doanh...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Mang ‘hồn’ quê hương đi muôn nơi

Năm 2009, chàng trai Nguyễn Đức Nhật Thuận vào TP.HCM học đại học. Đặt chân tới TP.HCM học tập và sinh sống, anh nhớ da diết những hương vị, món ăn ở quê mà không thể tìm được nơi bán. ...

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với...

(Bqp.vn) - Chiều 31/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về tình hình, kết quả thực hiện thí điểm một số...

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam – Bỉ

(ĐCSVN) - Tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đồng thời tạo nền tảng cho cộng đồng doanh nhân Việt tại...

Mới nhất