Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiSụt lún đất đang nhanh hơn nước biển dâng, ĐBSCL cần có...

Sụt lún đất đang nhanh hơn nước biển dâng, ĐBSCL cần có kế sách ứng phó trong 100 năm tới


Hôm nay 15/5, tại TP.Cần Thơ, Báo Sài gòn Giải phóng tổ chức hội thảo “Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng ĐBSCL”. Tại đây, nhiều đại biểu là chuyên gia cho rằng, sụt lún đất ở ĐBSCL là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi nó cao hơn nước biển dâng gấp nhiều lần.

Sụt lún đất đang nhanh hơn nước biển dâng, ĐBSCL cần có kế sách ứng phó trong 100 năm tới- Ảnh 1.

Ông Trần Bá Hoằng – Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, sụt lún đất đang nhanh hơn nước biển dâng. Ảnh: Huỳnh Xây

Tình trạng này làm cho hạn hán, xâm nhập mặn và ô nhiễm ngày càng trầm trọng thêm, đặc biệt là vào mùa khô. Chưa dừng lại ở đó, việc sụt lún đất ngày càng tăng còn làm tăng ngập và khó tiêu thoát nước.

“Đồng bằng đang chịu các tác động ngoại biên nghiêm trọng, không thể đảo ngược được, đặc biệt là sụt lún đất, hạ thấp với mức độ rất nghiêm trọng” – ông Trần Bá Hoằng – Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nói.

Vì vậy, theo ông Hoằng, trong thời gian tới, cần có giải pháp hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm ở các địa phương, thay vào đó là làm công trình trữ nước, trữ nước trong mương vườn, kênh rạch. Đồng thời, trữ nước trong lu, bể, các dụng cụ trữ nước phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân phân tán.

PGS. TS. Lê Anh Tuấn đến từ Đại học Cần Thơ thì cho biết, nước biển dâng và sụt lún đồng bằng khiến xu hướng gia tăng xâm nhập mặn xâm nhập sâu hơn trong mùa khô, đặc biệt những năm có sự quay trở lại của hiện tượng El Nino.

Cũng như Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, ông Tuấn đề xuất chiến lược lâu dài cho vấn đề khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL là hạn chế khai thác nước ngầm. Cùng với đó là giảm diện tích lúa, chuyển sang thủy sản rau màu và cây ăn trái để tiết kiệm nước.

Đồng thời, phục hồi khả năng hấp thụ và lưu trữ nước tự nhiên, xây dựng công trình hồ chứa, đầu tư vật dụng chứa nước mưa, xây dựng nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt.

PGS.TS Phan Thanh Bình – Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, ông là người sinh ra lớn lên ở ĐBSCL và từng có thời gian tham gia nhiều dự án, nghiên cứu về giải pháp ứng phó với tình trạng ở vùng này.

Sụt lún đất đang nhanh hơn nước biển dâng, ĐBSCL cần có kế sách ứng phó trong 100 năm tới- Ảnh 2.

PGS.TS Phan Thanh Bình – Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM nói tốc độ sụt lún cao gấp 10 lần nước biển dâng, ĐBSCL cần có kế sách 100 năm. Ảnh: Huỳnh Xây

“Theo các số liệu thống kê và ý kiến các đại biểu cho thấy, ở ĐBSCL, tốc độ sụt lún cao gấp 10 lần nước biển dâng. Nguyên nhân sụt lún là do mình, bởi đây là vùng đất mới, đất bồi, nền móng yếu, nếu không giữ được nước, không giữ được trầm tích thì nó sẽ lún” – ông Bình phân tích.

Ông Bình cho rằng, thời gian qua, việc ứng phó những vấn đề của ĐBSCL, trong đó có sụt lún đất là “chậm”. Trong thời gian tới, những giải pháp mà ngành chức năng các địa phương cũng như các bộ ngành đưa ra, không nên chỉ để giải quyết trong thời gian ngắn mà phải có “kế sách trăm năm”.

“Thời gian qua, đã có nhiều chính sách nhưng phải toàn diện và khoa học. Giải pháp phải căn cơ, lâu dài, hướng đến phát triển bền vững” – ông Bình nói thêm.

Tại hội thảo, ông Đặng Văn Ngọ – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng cho biết, hệ thống cấp nước của công ty gồm nước ngầm và nước mặt. Về nước ngầm, thực tế đang cạn kiệt. Trước đây, phía công ty khoan khoảng 30m là có nước, nhưng nay phải sâu hơn, chưa kể nước có lẫn nhiều tạp chất. Gần như các tỉnh từ Trà Vinh, đến Sóc Trăng, Bạc Liêu… đều phải sử nước ngầm và bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nguồn nước sụt giảm, cùng với đó là hiện tượng sụt lún,…

Vì vậy, cần phải có giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt. Riêng nguồn nước mặt, theo ông Ngọ, ở ĐBSCL, nên chăng phải đầu tư tất cả công trình ngăn nước ngọt đưa ra biển và không cho nước mặn xâm nhập vào nội đồng trong mùa khô.





Nguồn: https://danviet.vn/sut-lun-dat-dang-nhanh-hon-nuoc-bien-dang-dbscl-can-co-ke-sach-ung-pho-trong-100-nam-toi-20240515121624436.htm

Cùng chủ đề

Người dân ‘hồn nhiên’ đi trên đê Yên Nghĩa đang sụt lún bất chấp lệnh cấm

TPO - Dù chính quyền đã treo biển cấm và cảnh báo sạt lở nguy hiểm nhưng nhiều người ô tô, xe máy vẫn cố tình phá rào đi vào đường đê Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội) đang sụt lún nghiêm trọng. 06/11/2024 | 15:25 Hà Nội ...

Sớm triển khai cải tạo, nâng cấp tuyến đê Yên Nghĩa đang xuất hiện điểm sụt lún

Lực lượng chức năng đã tạm cấm xe di chuyển trên đoạn đê sông tả Đáy, thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội) sau khi xuất hiện 3 điểm sụt lún. Phương án khắc phục sự cố này đang được khẩn trương triển khai. ...

Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện Đề án thực hiện Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông...

Chiều 16-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ tiếp xúc hơn 200 cử tri là cán bộ, hội viên Hội Nông dân và chủ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn TP Cần Thơ để thông tin về dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên...

Đường tránh Ea H’leo tiếp tục sạt lở, xử lý thế nào?

Hiện trường tuyến tránh Ea H'leo bị sạt lở, mất ATGT. Video: N.HSạt lở...

Hai vết nứt dài 380m trên đồi Vẽo đe dọa 139 hộ dân ở Ninh Bình

Tình trạng sạt lở, sụt lún tại khu vực đồi Vẽo, xã Sơn Lai đang diễn biến phức tạp, gây nguy hiểm cho người dân và tài sản. Các vết nứt lớn nhỏ xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là sau nhiều đợt mưa lớn kéo dài. Chính quyền địa phương đã chủ động căng dây, cắm biển cảnh báo. Bà Dương Thị Lân (65 tuổi), nhà nằm dưới chân đồi Vẽo cho biết: “Nhiều ngày nay, cứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao Biển Đông liên tục đón bão? Ngay sau bão số 8 sẽ xuất hiện bão số 9

Tin bão mới nhất: Chuyên gia nhận định, trong những ngày tới trên biển Đông có thể xuất hiện bão số 8 và số 9. ...

Trồng chanh bông tím ở Bình Phước kiểu gì mà trái quanh năm, hái liên tục, hễ bán là hết veo?

Tuy không phải là mô hình mới nhưng nắm bắt được thị trường và lợi thế địa phương, cùng với quyết tâm cao, mô hình trồng chanh bông tím đang mang lại nguồn thu khá cho gia đình anh Võ Huy Dũng ở ấp Tân Bình, xã Tân Tiến, huyện Bù...

Đã bán 1,5 tỷ USD tôm, cá sang Mỹ, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị những gì dưới thời Tổng thống Donald Trump sắp...

Theo khuyến nghị của VASEP, để tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong bối cảnh thay đổi chính sách thương mại quốc tế dưới thời Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần chủ động và linh hoạt trong việc thích ứng với các yếu...

Cận cảnh “toa tàu hóa thạch” đồ sộ từ hơn 15.000 mảnh gốm ở tuyến metro Nhổn

Tác phẩm nghệ thuật "5 giờ sáng, Hà Nội thức giấc - Il est cinq heures, Hanoï s’éveille" được đặt tại ga S8 - Cầu Giấy tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đphác họa một toa tàu hóa thạch đồ sộ từ hơn 15.000 mảnh gốm. ...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Thi viết thư UPU lần thứ 54: Chủ đề xuyên suốt là bảo vệ đại dương

Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025 có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một lá thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt." Ông Phương cho biết thêm trong 35 năm tham gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU, Việt Nam đã 17 lần đạt giải, trong đó có...

Cùng chuyên mục

2.200 đặc công cùng máy bay sẽ trình diễn tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Theo thông tin từ ban tổ chức, dự kiến lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay của lực lượng không quân và khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công biểu diễn võ thuật. ...

Deadline ngập đầu nhưng vào chục nhóm chat, đêm ngày ‘nấu xói’ thiên hạ

Các bạn trẻ dù deadline ngập đầu vẫn không cưỡng lại được thói quen chat 'nấu xói '(nói xấu) đồng nghiệp, người quen, 'tố' chuyện này chuyện kia… nhanh như điện xẹt. Anh H. nổi tiếng trong các nhóm bạn vì hay "thảy" tin...

Phản cảm leo lên xe tăng, súng, pháo ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chụp ảnh, cha mẹ còn cổ vũ

Lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cuối tuần qua đông kỷ lục. Tuy nhiên, nhiều khách tham quan đã leo trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo, xâm phạm hiện vật gây bức xúc. Các hiện...

732 số điện thoại di động của các cơ quan Nhà nước đã được định danh

Hiện có 732 số điện thoại di động từ cơ quan Nhà nước khi gọi đến người dùng sẽ nhìn thấy tên định danh, thay vì số điện thoại cụ thể. Sự phát triển của ngành viễn thông - công nghệ thông tin mang lại nhiều giá trị tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần quản lý, điều hành đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời nâng cao đời sống, văn hóa...

Bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Phim Iran thắng lớn

(Tổ Quốc) - Tối 11/11, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. ...

Mới nhất

2.200 đặc công cùng máy bay sẽ trình diễn tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Theo thông tin từ ban tổ chức, dự kiến lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay của lực lượng không quân và khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công biểu diễn...

Doanh nghiệp Quảng Ninh thực hiện tiết kiệm điện

Lợi ích lớn từ tiết kiệm điệnCông ty Cổ phẩn Xi măng Vicem Hạ Long (Xi măng Vicem Hạ Long) mỗi năm trung bình sản xuất đạt từ 1,6-1,9 triệu tấn clinker và 1,4-2,2 triệu tấn xi măng. Thống kê mỗi năm, công ty chi khoảng 20-23 tỷ đồng tiền điện và nguồn kinh phí này đang chiếm tới...

Mới nhất