Sau thương vụ này, Rikkeisoft sẽ thiết lập một mục tiêu mới, một giấc mơ lớn hơn, thách thức hơn. Rikkeisoft không chỉ dừng lại ở Unicorn (giá trị 1 tỷ USD), mà còn hướng tới Decacorn – một công ty trị giá trên 10 tỷ USD.
Sau thương vụ này, Rikkeisoft sẽ thiết lập một mục tiêu mới, một giấc mơ lớn hơn, thách thức hơn. Rikkeisoft không chỉ dừng lại ở Unicorn (giá trị 1 tỷ USD), mà còn hướng tới Decacorn – một công ty trị giá trên 10 tỷ USD.
Tập đoàn Sumitomo – một trong những tập đoàn lớn và lâu đời nhất Nhật Bản đã quyết định đầu tư chiến lược vào Rikkeisoft – công ty chuyên về gia công phần mềm tại Việt Nam. Đây là thương vụ có giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng và là thương vụ lớn nhất của ngành IT Việt Nam trong năm nay.
Thông tin trên được ông Tạ Sơn Tùng, Chủ tịch Rikkeisoft chia sẻ trên facebook cá nhân của mình.
Chỉ cách đây gần hai năm, vào đầu năm 2023, Ban lãnh đạo của Rikkeisoft bắt đầu nói về mục tiêu, giấc mơ trở thành Unicorn – công ty có giá trị trên 1 tỷ USD và IPO ở Mỹ.
Trở lại năm 2015, khi Rikkeisoft kỷ niệm 3 năm thành lập với chỉ khoảng 100 nhân sự, Tạ Sơn Tùng, Chủ tịch Rikkeisoft đã chia sẻ mục tiêu đầy tham vọng là đạt 1.000 nhân sự vào năm 2020. Thời điểm đó, trong buổi tiệc kỷ niệm, có lẽ không ai tin rằng Rikkeisoft có thể chạm đến con số này. Cũng giống như không có nhiều người tin Rikkeisoft sẽ cán mốc tỷ USD.
Tuy nhiên, đến năm 2018, khi công ty đã đạt mốc 500 nhân sự, niềm tin mãnh liệt bắt đầu xuất hiện trong toàn bộ ban lãnh đạo: mục tiêu 1.000 người vào năm 2020 là hoàn toàn khả thi. Và đúng như vậy, không chỉ đạt được mục tiêu, Rikkeisoft còn hoàn thành sớm hơn kế hoạch, khi vào tháng 8/2019, Rikkeisoft chính thức cán mốc 1.000 nhân sự.
Theo ông Tùng, trong lĩnh vực IT service, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc khi đến Việt Nam đều đã công nhận rằng Rikkeisoft đang là số 2, chỉ sau FPT. Nhưng Rikkeisoft sẽ không dừng lại ở đó và sẽ tiếp tục nỗ lực để trở thành công ty IT số 1 Việt Nam.
Thị trường CNTT tại Việt Nam đang rất thiếu nhân sự. Trong đó, Nhật Bản vẫn sẽ là thị trường tốt cho các công ty công nghệ Việt Nam, với quy mô có thể tăng lên 3.000 tỷ yen vào năm 2030. Theo chiến lược quốc gia đến năm 2030, Chính phủ Việt Nam sẽ tăng số lượng nhân lực trong ngành CNTT lên khoảng 1,5 triệu người trong 10 năm.
Trước đó, ông Tùng từng chia sẻ, Rikkeisoft muốn giải quyết vấn đề thiếu nhân sự ngành CNTT trong bối cảnh tuyển dụng đang ngày càng trở nên khó khăn và “tuyển nhân sự người Nhật Bản dễ hơn Việt Nam, với chi phí thấp hơn và kinh nghiệm cao hơn.
Bên cạnh hoạt động gia công phần mềm, các lãnh đạo của Rikkeisoft cũng mở rộng đầu tư từ năm 2021, với quỹ đầu tư Rikkei Capital có quy mô 5 triệu USD, chuyên đầu tư vào công nghệ blockchain và các tài sản số.
Lĩnh vực này tạo ra nhiều lợi nhuận hơn rất nhiều so với gia công phần mềm. Tuy nhiên, Rikkeisoft xác định gia công phần mềm vẫn là mảng cốt lõi.
Cùng với thuơg vụ này, Summit Agro International Ltd (SAI) – công ty con của tập đoàn Sumitomo cũng đã đầu tư mua 49% cổ phần của CTCP Đầu tư Hợp Trí. Sau khi nhận đầu tư từ SAI, công ty sẽ đổi tên thành CTCP Hợp Trí Summit (HTS).
HTS là nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm bảo vệ cây trồng, phân bón và các sản phẩm y tế công cộng. Doanh ngiệp này được thành lập vào năm 2003 bởi những người sáng lập có thế mạnh về công nghệ canh tác nông nghiệp. Các nhà máy sản xuất và phòng thí nghiệm phân tích, phân tích của công ty đã đạt được nhiều chứng nhận quốc tế.
Tập đoàn Sumitomo Corporation là một trong những tập đoàn thương mại và đầu tư lớn nhất Nhật Bản. Công ty này bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1995 với một văn phòng đại diện và năm 2007 đã trở thành Công ty Sumitomo Corporation Vietnam.
Tại Việt Nam, Tập đoàn đã đầu tư, tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt Nam, bao gồm: các khu công nghiệp; đường sắt đô thị; các nhà máy điện; các dự án sân bay, logistics, bất động sản…
Sumitomo ghi dấu tại loạt dự án lớn như tổng thầu xây dựng đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. HCM (Bến Thành – Suối Tiên), tổng thầu xây dựng các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Duyên Hải 3 mở rộng, Phú Mỹ 2-2…
Đặc biệt tập đoàn này còn được biết đến là chủ đầu tư nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 với tổng vốn 2,6 tỷ USD. Nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.432 MW. Với quy mô công suất này, Vân Phong là một trong những nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất Việt Nam và là nhà máy nhiệt điện than có công suất lớn nhất.
Sumitomo sở hữu 58% vốn của Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long (TLIP). Hiện có 3 KCN Thăng Long ở Việt Nam bao gồm TLIP 1 tại Hà Nội, TLIP 2 tại Hưng Yên và TLIP 3 tại Vĩnh Phúc.
Sumitomo đã liên doanh với Tập đoàn BRG hợp tác đầu tư dự án Đầu tư phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (số vốn đầu tư lên đến 4,2 tỷ USD) và nắm 50% vốn trong CTCP Đầu tư phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NH Smart City) – chủ đầu tư dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, vốn điều lệ lên đến 14.260 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hợp tác với BRG phát triển toàn diện chuỗi siêu thị FujiMart tại thị trường Việt Nam, nắm 49%.
Sumitomo Corporation và các công ty thành viên còn sở hữu cổ phần tại nhiều công ty khác tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô… Trên thị trường chứng khoán, Sumitomo – thông qua SSJ Consulting – đang sở hữu 9,71% cổ phần của Gemadept (GMD).
Nguồn: https://baodautu.vn/sumitomo-corporation-dau-tu-hang-ngan-ty-dong-vao-rikkeisoft-d231165.html