Trang chủNewsThời sựSức sống mới từ Nhà văn hóa cộng đồng

Sức sống mới từ Nhà văn hóa cộng đồng


Vai trò của nhà văn hoá trong đời sống nhân dân, nhất là vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) của huyện Sơn Dương nói riêng ngày càng được khẳng định; tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây mới. Nhà văn hoá như một yếu tố quan trọng góp phần vào việc đẩy mạnh nếp sống văn hoá trong khu dân cư, nâng cao hiệu quả xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá; góp phần lớn cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới thành công.

Từ nhiều năm qua, nhà văn hóa thôn, xóm là nơi thường diễn ra các hoạt động văn hóa – văn nghệ (VH-VN), thể dục thể thao (TDTT) truyền thống của cộng đồng dân cư. Bởi vậy nơi đây đã trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu của mỗi thôn xóm, góp phần bảo vệ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa đặc sắc truyền thống, đồng thời xây dựng những nếp sinh hoạt văn hóa văn minh trong cộng đồng dân cư; thắt chặt tình đoàn kết tình làng nghĩa xóm ngày càng cởi mở, thân thiện.

Ngày 21/12/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-HĐND thông qua Đề án xây dựng nhà văn hoá thôn, tổ dân phố gắn với sân thể thao và khuôn viên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025. Việc triển khai Đề án lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia đã và đang mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, hoạt động thể thao, đặc biệt đối với Nhân dân ở vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng trong tỉnh.

Nhà văn hóa thôn An Mỹ, xã Vân Sơn được xây dựng từ lồng ghép các nguồn vốn
Nhà văn hóa thôn An Mỹ, xã Hồng Sơn, Sơn Dương được xây dựng từ lồng ghép các nguồn vốn Chương trình MTQG và người dân, doanh nghiệp tham gia đóng góp.

Hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng huyện đạt chuẩn NTM năm 2025, đồng thời hiểu được vai trò, ý nghĩa của nhà văn hóa cộng đồng, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Huyện Sơn Dương đã vận dụng linh hoạt khi sử dụng nguồn vốn địa phương với lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia và xã hội hóa huy động nguồn lực trong dân; hỗ trợ từ các doanh nghiệp địa phương… Nhờ đó, nhiều nhà văn hóa đã nhanh chóng được xây dựng lên khang trang, sạch đẹp, góp phần làm thay đổi diện mạo thôn xóm; người dân phấn khởi hưởng thụ lợi ích, phong trào VH-VN, TDTT, lễ hội truyền thống đang tiếp tục được gìn giữ và phát huy.

Thôn An Mỹ, thôn đặc biệt khó khăn của xã Vân Sơn (nay là xã Hồng Sơn) với hơn 60% là đồng bào người dân tộc Cao Lan. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hồng Sơn chia sẻ: “Năm 2023 thôn An Mỹ hoàn thành xây dựng nhà văn hóa với số tiền 640 triệu đồng, trong đó: 300 triệu đồng là nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN; 200 triệu đồng từ Công ty TNHH 27-7 và 140 triệu đồng nhân dân tích cực hưởng ứng đóng góp.

Có nhà văn hóa mới, 245 hộ dân dùng làm nơi sinh hoạt chung thường xuyên cho các hoạt động như: hội họp, tiếp xúc cử tri, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao hàng ngày. Hiện thôn đang tiếp tục thực hiện xóa nhà dột nát cho gần 10 hộ (tổng số 21 hộ), mỗi hộ được Ngân hàng Agribank Tuyên Quang hỗ trợ 50 triệu đồng. Đến nay nhiều hộ đã hoàn thiện nhà mới và đưa vào sử dụng, góp phần ổn định đời sống, người dân phấn khởi, vững tin hơn vào Đảng, chính quyền”.

Người dân thôn An Mỹ vui vẻ chia sẻ: Thôn có nhà văn hóa mới, người dân rất phấn khởi, mọi người đều được hưởng lợi. Buổi sáng, chiều là tổ chức đánh bóng chuyền hơi, cầu lông; trẻ em chơi bóng đá; buổi tối tổ chức văn nghệ, hát múa Sình Ca. Ngày lễ Tết NVH lúc nào cũng đông người vui chơi, hoạt động cộng đồng ở nhà văn hóa giúp bà con gần nhau hơn, biết động viên, chia sẻ giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên.

462847154_2039506983148635_1602113738003423494_n.jpg
Nhà văn hóa thôn Liên Thành, xã Phúc Ứng luôn là địa điểm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, lễ hội vui chơi giải trí của người dân. Ảnh: Minh Nguyen

Là một trong những điểm sáng trong đổi mới phương pháp quản lý và hoạt động nhà văn hóa, xã Phúc Ứng (huyện Sơn Dương) đã có nhiều cách làm sáng tạo thu hút, khuyến khích người dân ủng hộ xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm và tích cực sinh hoạt tại nhà văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Nhiều năm qua, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Huyện ủy, UBND huyện Sơn Dương đã khuyến khích, động viên đội ngũ đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã Phúc Ứng tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, góp tiền của, góp công sức để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn như: đường liên xã, liên thôn, nội thôn, nội đồng, nhà văn hóa, xóa nhà tạm, nhà dột cho hộ nghèo, gia đình chính sách.

Chỉ trong năm 2023, xã Phúc Ứng đã hoàn thành làm mới 9 nhà văn hóa thôn, trong đó, mỗi nhà văn hóa được Nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, còn lại do nhân dân đóng góp. Mỗi nhà văn hóa sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng có giá trị đầu tư từ 500 đến 700 triệu đồng, có thôn người dân tích cực đóng góp xây nhà văn hóa có giá trị trên 1 tỷ đồng. Tới nay 21/21 thôn trong toàn xã đã có nhà văn hóa khang trang, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cho người dân.

462749935_2039506563148677_972479275857869105_n.jpg
Ngày 12/10, xã Phúc Ứng tổ chức giao lưu bóng chuyền hơi nam tại NVH thôn Liên Thành.

Ông Đinh Công Phú, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Liên Thành cho biết, nhà văn hóa thôn vừa đưa vào sử dụng trong năm 2023 với tổng giá trị khoảng 700 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng, còn lại do nhân dân đóng góp.

Công trình có sức chứa 150 chỗ ngồi với đầy đủ các hạng mục phụ trợ như nhà để xe, sân bóng chuyền, sân khấu ngoài trời. Bên trong nhà văn hóa có đầy đủ trang thiết bị như bàn ghế, tăng âm, loa đài… phục vụ cho hoạt động của nhân dân. Không chỉ đóng góp xây dựng nhà văn hóa khang trang, Nhân dân thôn Liên Thành còn đóng góp trên 50 triệu đồng để bê tông hóa trên 400 mét đường nội đồng, nội thôn.

Chia sẻ với Báo Đại Đoàn Kết, ông Đặng Thanh Vân – Chủ tịch UBND xã Phúc Ứng cho biết: “Xác định thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chính là cơ hội để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần; người dân trong xã đã hồ hởi chung tay tham gia, đóng góp ngày công, tiền của để xây dựng NVH cùng với nguồn vốn lồng ghép của UBND huyện, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện nay 21/21 thôn của xã có nhà văn hóa. Có nhà văn hóa, bà con có chỗ để sinh hoạt cộng đồng, nhiều chương trình tập huấn nông nghiệp; hướng nghiệp dạy nghề,… được triển khai đến người dân. NHV còn là nơi người dân vui chơi, giải trí; tổ chức lễ tết, hội hè; tổ chức biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao; các cháu thiếu niên, nhi đồng có sân chơi lành mạnh, an toàn”.

462751849_2039506873148646_7107577469757260115_n.jpg
Nhà văn hóa luôn là địa điểm hấp dẫn mọi người dân trong thôn tổ chức các hoạt động thường nhật, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, TDTT, tập huấn, hội họp.

Nghị quyết số 88/NQ-HĐND huyện Sơn Dương thông qua Đề án xây dựng nhà văn hoá thôn, tổ dân phố gắn với sân thể thao và khuôn viên trên địa bàn huyện đã tạo thêm động lực để các địa phương có thêm điều kiện đầu tư hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Theo báo cáo từ Phòng Dân tộc huyện Sơn Dương. Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, giai đoạn 2021 – 2025, các xã trong huyện được thụ hưởng nhiều chính sách từ các dự án. Đây là những hỗ trợ quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện đời sống đồng bào DTTS. Các công trình, dự án cơ bản phát huy hiệu quả tốt, làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng sâu, vùng xa.

Một trong những dự án quan trọng được Sơn Dương khẩn trương triển khai là Dự án 4: đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và Tiểu dự án 18 (Dự án 6): Hỗ trợ đầu tư, xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, cụ thể: Năm 2023, toàn huyện đã giải ngân tổng số vốn 13 tỷ 392 triệu đồng, đạt 92/74% kế hoạch trong mục tiêu hỗ trợ xây dựng 41 nhà văn hóa tại các thôn xóm (có 35 nhà văn hóa được hỗ trợ 300 triệu đồng/NVH). Năm 2024, huyện tiếp tục bố trí nguồn vốn gần 5 tỷ đồng để xây mới và hoàn thiện các công trình NVH triển khai từ năm 2023.

Nhà văn hóa thôn, xóm đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của nhân dân, giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Mỗi thôn, xóm là một minh chứng sống động, trực quan của bản sắc văn hóa nông thôn. Những công trình nhà văn hóa đang hoạt động hiệu quả ở các xã, thị trấn của huyện Sơn Dương chính thể hiện sự thống nhất, đồng lòng của chính quyền và nhân dân. Nhà văn hóa đang góp phần giúp thay đổi bộ mặt nông thôn; gắn kết thêm tình làng, nghĩa xóm, góp phần củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chung tay xây dựng Sơn Dương ngày càng văn minh, cường thịnh.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tuyen-quang-suc-song-moi-tu-nha-van-hoa-cong-dong-10292203.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường Đại học Hạ Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Ngày 13/10, Trường Đại học Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập 13/10 (2014-2024).Với những nỗ lực và kết quả đã đạt được, Trường Đại học Hạ Long đã và...

Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ em

56,7% trẻ em được cha mẹ lắng nghe và tôn trọng ý kiếnCon số này được đề cập trong Báo cáo Khảo sát sự tham gia của trẻ em Việt Nam 2024, do Viện Nghiên cứu Quản lý...

Những mốc son lịch sử

1.Những năm đầu tiên ra đời, Mặt trận có các tên gọi khác nhau: Hội Phản đế đồng minh (1930), Phản đế Liên minh (1935), Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế (1936), Mặt trận Thống nhất...

Các kỳ Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Đại hội lần thứ I (Nhiệm kỳ 1977 - 1983)Đại hội họp từ ngày 31/1 đến 4/2/1977 tại Hội trường Thống nhất, TP Hồ Chí Minh, hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,...

Hành trình giành vòng nguyệt quế của nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2024

Trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, phát sóng sáng nay (13/10), Võ Quang Phú Đức, học sinh lớp 11 chuyên Toán, Trường THPT chuyên Quốc học Huế giành chiến thắng đầy thuyết phục, giành vòng nguyệt...

Bài đọc nhiều

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội...

Những chatbot AI miễn phí thông minh nhất hiện nay

(Dân trí) - Với những chatbot AI miễn phí được giới thiệu dưới đây, bạn sẽ có thêm những trợ thủ đắc lực để hỗ trợ cho công việc, học tập cũng như dễ dàng tìm câu trả lời cho những thắc mắc cần giải đáp.   "Sự trỗi dậy" của các chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Cuối tháng 1/2023, ChatGPT - chatbot (phần mềm chat tự động) tích hợp trí tuệ nhân tạo - đã vụt sáng trở...

Chủ nhân Nobel hóa học 2024 từng đến Việt Nam nhận giải thưởng VinFuture

Một trong 3 chủ nhân của giải Nobel hóa học 2024 đã từng đến Việt Nam năm 2022 để nhận giải thưởng VinFuture. Từ Hà Nội, ông đã gửi lời nhắn tới sinh viên Việt Nam hãy dám mơ những điều lớn lao giống như chính ông thời trẻ. Nhà khoa học 8x dễ thương ở Hà Nội Mới đây, trên trang cá nhân của mình, TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni đã chia sẻ bức ảnh...

Bộ GTVT nói gì về kiến nghị thay đổi phương án phân luồng cao tốc Cam Lộ

Theo cử tri Quảng Trị, hiện nay TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chưa...

Bản lĩnh, tiên phong, khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai đất nước

Nêu cao tinh thần nhân ái, chia sẻ Bước cùng đất nước đi qua những giai đoạn khó khăn, dù chính bản thân cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cũng đang vật lộn với biết bao khó khăn, thách thức trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, thiên tai bão lũ do các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một khác nghiệt song với tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm cộng đồng...

Cùng chuyên mục

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát: Tấm gương sáng lưu giữ nghệ thuật sơn mài

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát - tấm gương sáng lưu giữ nghệ thuật sơn mài - Ảnh: T.P Cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía Tây là làng cổ Đường Lâm - một địa danh lịch sử với những ngôi nhà cổ kính, con đường lát gạch đỏ và nét văn...

Theo con tìm chữ tại Mũi Cà Mau

Một điểm trường ở Cà Mau có gần 80% học sinh đi học bằng phương tiện thủy, vì nhiều lý do phụ huynh buộc phải đi học cùng con. ...

Đà Nẵng: Giải cứu 2 du khách đi lạc ở bán đảo Sơn Trà

Ngày 13-10, Đồn Biên phòng Sơn Trà, TP Đà Nẵng cho biết, đã phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời giải cứu hai nữ du khách đi lạc trên bán đảo Sơn Trà. Thời điểm tìm kiếm, trời mưa nhẹ cộng với địa hình phức tạp khiến công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Đến khoảng 21 giờ 30 cùng ngày, lực lượng đã phát hiện 2...

Bài viết ‘Chống lãng phí’ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ảnh: NAM TRẦN Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. 1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng,...

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo: Mơ lớn để xây dựng Việt Nam hùng cường

Hành trình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn SOVICO - là hình ảnh của khát vọng vì một Việt Nam hùng cường của những doanh nhân Việt Nam. Doanh nghiệp hãy mơ lớn Tại diễn đàn dành cho doanh nghiệp tư nhân do Chính phủ chủ trì, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo phát biểu: "Chưa kịp vực dậy sau dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp lại phải hứng chịu...

Mới nhất

Tổng giám đốc Vàng bạc đá quý Phú Nhuận muốn bán 500.000 cổ phiếu PNJ

Tổng giám đốc Vàng bạc đá quý Phú Nhuận muốn bán 500.000 cổ phiếu PNJÔng Lê Trí Thông, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán: PNJ) đăng ký bán 500.000 cổ phiếu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. ...

Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền, do yếu tố nào quyết định?

Khi thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, bạn thường được chỉ định làm xét nghiệm máu. Và vấn đề được nhiều người quan tâm...

Một ông nông dân Hậu Giang liều trồng nhãn Ido, cây thấp tè đã ra trái đặc sản, hễ bán là hết veo

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Tuấn,...

Nghệ An: nông dân góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Ngày 12/10, Hội Nông dân xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) phối hợp với Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An tổ chức ra mắt Câu lạc bộ nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Là một tổ...

Sinh viên tự chủ tài chính, cách nào?

Anh Đặng Viên Khang - giám đốc điều hành và sáng lập Mon Amie Group - nhận định sinh viên muốn khởi nghiệp thường gặp khó khăn.Từ trải nghiệm bản thân, anh cho biết từng bắt đầu khởi nghiệp nhưng thiếu kiến...

Mới nhất