Trang chủNewsNhân quyềnSức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao


Một cảm xúc đặc biệt xâm lấn đoàn phóng viên đi thực tế về hai huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam đó là Nam Trà My và Tây Giang do Văn phòng Thường trực về Nhân quyền tổ chức trong những ngày đầu tháng Tám.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Những căn nhà xinh xắn trên núi cao của người Cờ tu.

Những ngôi làng yên bình với những căn nhà xinh xắn lấp ló dưới màu xanh ngút ngàn của đại ngàn hùng vĩ hiện lên đẹp như trong truyện cổ tích. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả đó chính là ý thức và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc nơi đây – họ thực sự đã chuyển mình.

Mầm sống mới đang nhen lên sau thảm họa

Vượt qua những cung đường núi quanh co với nhiều cua tay áo, điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân là xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, vùng đất cách đây 3 năm từng được nhắc đến với những mất mát chưa từng có trong trận sạt lở nghiêm trọng năm 2020, xoá sổ toàn bộ nhà cửa của 39 hộ dân, cướp đi sinh mạng của 24 người ở hai làng Bố Đề và Tắk Pat của người Bh’noong.

Cổng chào Khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng hiện lên vững chãi giữa khu đất bằng phẳng được ấp ôm bởi những đồi quế xanh mát của người Bh’noong. Theo tiếng người Bh’noong thì Bằng La có nghĩa là vùng đất bằng phẳng có nhiều cây tre mọc. Nơi mà UBND huyện Nam Trà My và UBND xã Trà Leng đã dồn lực khảo sát, lựa chọn và lấy ý kiến của đồng bào hai làng chỉ sau ít ngày khi trận lũ và sạt lở lịch sử năm 2020 đã cuốn phăng và nhấn chìm toàn bộ nhà cửa của 39 hộ dân cả hai làng.

Chỉ cách làng cũ chừng 7 km, nhưng địa thế an toàn hơn, được chính quyền địa phương và các mạnh thường quân, nhà hảo tâm góp sức đầu tư hạ tầng và dựng nhà, nên người dân ở hai làng đã nhanh chóng đồng thuận, dời bỏ ngôi làng mà họ đã gắn bó nhiều năm để về nơi ở mới. Thôn Bằng La hiện có 39 hộ dân đến từ các làng Tắk Pát và Bố Đề.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Những ngôi nhà mới ở Khu dân cư Bằng La.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới rộng 200 m2 khang trang, được xây dựng theo mô hình nhà sàn dựa theo tập quán sinh hoạt của người Bh’noong, ông Hồ Văn Đề (người có công dựng làng Bố Đề bên dòng sông Leng 22 năm về trước và tên ông được chọn để đặt tên cho làng), đã khép lại nỗi đau mất con trai, con dâu, cháu nội cùng 5 người thân khác trong dòng họ. Ông là một trong những hộ được cấp nhà sớm nhất, tháng 2/2021, chỉ gần 1 năm sau thảm hoạ ở Trà Leng. Ông bà nhận bàn giao căn nhà trị giá 180 triệu đồng, trước Tết để sớm ổn định cuộc sống cũng như thờ cúng những người thân đã mất. Cuộc sống của hai vợ chồng già làng đã không còn cảm giác neo đơn khi căn nhà được nhận ở sát tuyến đường vào làng mới, vị trí trung tâm nên ông bà còn cho một y sĩ ở xã đặt tủ thuốc để thuận tiện bán các loại thuốc chữa bệnh thông thường cho dân làng.

Ánh mắt già Hồ Văn Đề tỏ rõ niềm vui khi mỗi ngày được các đồng chí Công an xã đến thăm hỏi như con trong nhà. Họ vẫn thân thương gọi ông là “bố Đề”. “Bố Đề” chia sẻ không bao giờ quên ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền huyện Nam Trà My và xã Trà Leng để họ có được cuộc sống yên ấm, an toàn như hiện tại: “Giờ thì không lo đói, không lo chết nữa”.

Ông Đề vẫn thường khuyên dân làng mới Bằng La: Có nhà mới, lại được hỗ trợ vốn và giống cây trồng (cây quế Trà My và cây cau), thì phải siêng năng làm ăn, để thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới tốt hơn trước. Hai vợ chồng ông giờ túc tắc làm cũng có thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/năm.

Có những hộ đồng bào Bh’noong từng mất đi cả ngôi nhà sàn bằng gỗ, giá trị 300 triệu đồng vừa mới dựng ở làng Bố Đề trước đây như chị Trần Thị Liễu (sinh năm 1983), chồng bị cuốn đi theo dòng nước xoáy, không tìm thấy xác, thì nay cũng đã ổn định cuộc sống. Trong căn nhà của chị có đầy đủ đồ dùng sinh hoạt, ti vi, tủ lạnh và cả một chiếc loa để hát giải trí. Căn nhà vui hơn vì có tiếng bi bô của trẻ con, cháu bé mới 1 tuổi, là con của con gái chị, đang chập chững những bước đi đầu tiên. Và ở ngôi làng mới Bằng La, trong những căn nhà sàn xinh xắn, khang trang được quy hoạch ngăn nắp, với hàng cờ Tổ quốc trước nhà đều thấp thoáng bóng dáng của những đứa trẻ, thế hệ tiếp nối ríu rít chơi đùa.

“Giờ mưa bão không còn sợ nữa. Ngay trước nhà là trường mầm non rộng đẹp. Nhà cũng có rẫy trồng hơn 5.000 cây quế chừng 20 năm tuổi; 2 vườn keo sắp đến ngày thu hoạch. Cuộc sống tạm ổn định như vậy là quá tốt rồi”, chị Liễu cười hạnh phúc.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Thế hệ mới đang lớn lên tại Khu dân cư Bằng La.

Những cửa hàng tạp hoá nhỏ của các hộ dân cũng mọc lên làm cho khu dân cư Bằng La nhộn nhịp hơn hẳn. Cửa hàng của chị Hồ Thị Nan (1991) và anh Nguyễn Minh Đức (1991) mở từ 8h sáng bán bánh kẹo, bim bim, nước giải khát để thêm thu nhập. Anh Đức chia sẻ, mới đây, anh chị vừa được vay vốn 50 triệu từ ngân hàng chính sách huyện để nuôi dê, trồng rẫy và kinh doanh. Anh mong thời tiết thuận lợi, giao thương hanh thông để có thể phát triển kinh tế gia đình.

Khi nhắc lại vụ sạt lở cuốn trôi 30 hộ dân của 2 làng Bố Đề và Tắk Pát ở xã Trà Leng 3 năm trước, Thượng tá Mai Xuân Sang, Trưởng Công an huyện Nam Trà My mắt vẫn đỏ hoe. Bởi đó là thời điểm vô cùng khó khăn và căng thẳng đối với các lực lượng tham gia cứu hộ, hỗ trợ người dân. Nước lũ không ngừng tràn về khiến cả huyện miền núi Nam Trà My bị cắt điện, tê liệt toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, giao thông. Để vào được Trà Leng, cán bộ chiến sĩ Công an huyện phải lội bộ đường rừng mất gần 1 ngày. Là lực lượng có mặt sớm nhất ở Trà Leng, chứng kiến sự tang thương tột cùng, các anh đã cầm cự cả tuần chỉ ăn cơm với chút cá khô, để lấy sức đào bới tìm kiếm và di chuyển người dân về nơi an toàn. Sự thay da đổi thịt ở của đồng bào dân tộc ở khu dân cư Bằng La hiện nay theo Thượng tá Mai Xuân Sang quả thực là kỳ tích. Ở đó là sự quyết tâm, là sự quyết đoán và sự đồng thuận từ chính quyền địa phương, người dân và những doanh nghiệp, cùng chung tay tái thiết, hồi sinh cuộc sống mới, bù đắp những mất mát, đau thương do thiên tai.

Ông Phan Quốc Cường – Chủ tịch UBND xã Trà Leng chia sẻ: Người dân bị ảnh hưởng của vụ sạt lở được hỗ trợ nhà, hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm y tế… Bên cạnh đó, địa phương cũng vận động các mạnh thường quân hỗ trợ thêm cho bà con chi phí sinh hoạt ban đầu. Về sinh kế, sau khi tái định cư, bà con tiếp tục canh tác tại vùng đất trước đây bằng việc trồng quế, trồng cau ăn trái, cây ăn quả… Hiện, trung bình mỗi hộ có từ 1 đến 2 lao động, thu nhập từ 40-50 triệu đồng/năm. Bà con cơ bản đã ổn định cuộc sống nhưng tỉnh, huyện vẫn tiếp tục hỗ trợ về đào tạo nghề, điều kiện sản xuất, giải quyết việc làm, bố trí đưa con em đi học… “Hiện tại, có 1 em con đồng bào vừa tốt nghiệp đại học đã được nhận về xã làm việc và 5 em đang đi học”, ông Cường cho biết thêm.

Khu dân cư Bằng La hiện có 624 hộ dân với 2.890 nhân khẩu. Cơ sở vật chất đã bảo đảm cho đời sống hàng ngày. Những vết thương cũ đã lành. Những đứa trẻ – mầm sống mới đã rộ nở trên mảnh đất vừa xây. Những cánh rừng quế, keo, mít… đã đến mùa thu hoạch. Người dân nơi đây muốn quên đi câu chuyện cũ, muốn được hỗ trợ thêm sinh kế là những con giống, cây giống và đầu ra cho sản phẩm. Mong rằng, sớm có những chuyến xe đón hàng từ Khu dân cư Bằng La…

Đồng bào Cơ tu học trồng cây dược liệu thoát nghèo

Về thôn A rớh, xã Lăng thuộc huyện Tây Giang, một huyện miền núi cao còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Nam, chúng tôi bắt gặp nếp sinh hoạt ngăn nắp, nền nếp của đồng bào dân tộc Cơ tu. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, lực lượng Công an huyện, Công an xã thì người Cơ tu nơi đây có tổ chức rất chặt chẽ và kỷ luật; không trộm cắp và không có các hoạt động tệ nạn xã hội. Điều duy nhất phải làm cho đồng bào ở đây là làm sao phát triển kinh tế gia đình, phải coi “đói nghèo là giặc, là khổ, là nhục” là câu chuyện của già làng, nghệ nhân ưu tú Bhriu Pố (sinh năm 1949) – người truyền cảm hứng cho người dân xã Lăng biết quý trọng thời gian, học kỹ thuật trồng cây dược liệu, đặc biệt là cây Ba kích, đào ao nuôi cá để vươn lên thoát nghèo.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Già làng, nghệ nhân Bh’riu Pố thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an cơ sở truyền cảm hứng để đồng bào xã Lăng vươn lên thoát nghèo.

Là người con của đồng bào Cơ tu được học hành đầy đủ, ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên trở về quê hương công tác tại phòng Giáo dục huyện và sau này ông đảm nhận chức vụ Bí thư, Chủ tịch xã Lăng từ năm 1989 đến năm 2005. Suốt 16 năm công tác tại xã, ông nắm và hiểu rõ từng hộ, từng người trong xã. Trăn trở nhất của ông là phải tìm được một mô hình kinh tế thực sự đúng đắn để làm mẫu cho bà con học theo, noi theo. Vì chỉ khi nhìn thấy thực tế thì họ mới tin, nói họ mới nghe mà làm theo. Hiện thực hoá mong muốn đó, ông đã xin nghỉ hưu sớm, không hưởng lương trong 2 năm để mày mò vào rừng tìm cây dược liệu. Với kiến thức được học và qua thực tế, ông biết được trên chính quê hương của mình có nhiều cây dược liệu quý, trong đó có cây Ba kích bản địa, mọc trong rừng sâu. Ông đã mày mò thử nghiệm để tìm cách trồng cây Ba kích theo phương pháp trồng tự nhiên, không dùng phân bón, giữ nguyên giá trị như Ba kích rừng.

Thời điểm năm 2017, 100 cây Ba kích đầu tiên được ông thử nghiệm trồng. Nhiều đồng bào trong thôn, trong xã nói ông bị điên, “cây của Trời, của Đất làm sao trồng được”. Nhưng chỉ 3 tháng sau, cây Ba kích trong rẫy ông Bh’riu Pố đã xanh tốt, ra củ, ra quả. Cứ như thế, hai vợ chồng ông lại hì hụi vào rừng đào Ba kích về nhân giống trồng. Hiện ông đã có 1,3 ha trồng cây Ba kích. Mỗi năm ông đào 1.000 cây lấy củ bán, thu nhập 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông đào ao thả cá chép và cá trắm cỏ, thu nhập 210 triệu đồng/năm.

Nhìn thấy hiệu quả từ mô hình kinh tế gia đình của nghệ nhân Bh’riu Pố mà đồng bào Cơ tu ở thôn A rớt và 4 thôn khác ở xã Lăng đã đến thăm rẫy trồng Ba kích của ông để học hỏi. Ông Bh’riu Pố cũng nhiệt tình hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc để có thêm thu nhập thoát nghèo. Huyện Tây Giang cũng hỗ trợ bà con ở xã Lăng cây giống và cho thêm tiền hỗ trợ để chăm sóc cây. Từ ngày chăm chỉ trồng cây Ba kích và các cây dược liệu khác, 65-70% hộ dân ở xã Lăng đã dần xoá nghèo.

Anh Bhriu Tích thôn A rớt cũng học tập ông Bh’riu Pố trồng 2.500 cây Ba kích, ngoài ra còn trồng thêm cây cao su, cây keo… Anh cho biết, trồng cây Ba kích không mất phân bón, chỉ làm cỏ và thi thoảng xới đất, nên không tốn chi phí. Từ ngày trồng thêm cây này anh đã cải thiện thu nhập, từ hộ nghèo trở thành hộ cận nghèo.

Sức sống mới ở những ngôi làng trên núi cao
Người Cơ tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang, Quảng Nam có ý thức gắn kết cộng đồng, hạnh phúc trong ngôi làng đẹp như tranh trên vùng núi cao.

Ông Bhling Mia, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tây Giang cho biết, Tây Giang là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, nơi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số là người Cơ tu chiếm 98%. Đồng bào có nếp sinh hoạt lành mạnh, không có trộm cắp, không có buôn người, không có ma tuý, không có tệ nạn xã hội, 100% đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Với lợi thế đó cùng với tiềm năng về rừng, tiềm năng dược liệu, tiềm năng văn hoá, đảng bộ, chính quyền huyện định hướng tập trung phát triển một cách hài hoà giữa bảo tồn gắn với khai thác, giữa du lịch với bảo vệ và phát triển rừng để khai thác tối đa tiềm năng của một số cánh rừng đã được công nhận là khu vực quần thể di sản như rừng Pơ mu cổ, rừng lim…, với các địa danh, thắng cảnh cách mạng, lịch sử để phát triển du lịch cộng đồng gắn với tiềm năng văn hoá vật thể và phi vật thể.

Đồng chí Bí thư huyện uỷ Tây Giang cho rằng: “Quan trọng nhất là thay đổi được cách nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc, tạo việc làm thay đổi cuộc sống cho họ để giảm nghèo một cách bền vững”. Mục tiêu ấy rất cần những nỗ lực để một huyện miền núi cao nhất và thưa vắng dân cư nhất của tỉnh Quảng Nam thực sự chuyển mình như khẩu hiệu đầy quyết tâm mà chúng tôi bắt gặp từ cổng chào vào huyện “Tây Giang quyết tâm xây dựng nông thôn mới”.

Ngày 5/8, huyện Tây Giang tưng bừng các hoạt động kỷ niệm 20 năm tái lập huyện (2003-2023). Từ một huyện 5 không: không đường, không điện thắp sáng, không trụ sở làm việc, không trường học, không trạm y tế, giờ đây toàn bộ đã hiện hữu khá đầy đủ, đồng bộ góp phần phát triển đời sống của đồng bào các dân tộc và giữ vững quốc phòng-an ninh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình sớm cán đích nông thôn mới 2025

Tại hội nghị ngày 20/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Ninh Bình đã báo cáo kết quả thẩm định các xã xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao đợt 2. Các thành viên Hội đồng thẩm định đã tiến hành bỏ phiếu và 100% đại biểu có mặt đồng ý xét công nhận 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đợt 2 năm...

Hơn 500 đoàn viên thanh niên cùng tham gia ngày hội đồng bào Sán Chỉ

Màu áo xanh của hơn 500 đoàn viên viên thanh niên hòa lẫn với màu áo xanh truyền thống của phụ nữ người Sán Chỉ, tạo nên khung cảnh hiếm có ở thung lũng Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). ...

Sự hài lòng của người dân là thước đo xây dựng nông thôn mới

Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã tổ chức lấy ý kiến của người dân về kết quả xây dựng NTM. ...

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Cụ thể, tại Quyết định số 1611/QĐ-TTg, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Tại Quyết định số 1612/QĐ-TTg, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Tại Quyết định số 1613/QĐ-TTg, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. UBND 3 tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Khai mạc Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024 tại huyện Thạch Thất

Ngày 19-12, tại Quảng trường vườn hoa Phùng Khắc Khoan, trung tâm huyện Thạch Thất, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024. Phát biểu tại sự kiện, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội ông Nguyễn Văn Chí cho biết,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba nước Sahel đồng lòng “dứt áo ra đi” khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ngày 22/12, Mali, Niger và Burkina Faso bác bỏ thời hạn do Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Đó là chia sẻ của bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO Bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch HĐQT ICEP - Hanoi Classy, khi nói về Báo Thế giới &Việt Nam (TG&VN).

Quân đội Philippines “nhắm” thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.

Ông già Noel thảnh thơi phát quà đến 40 triệu mái nhà bằng công nghệ AI

Công cụ AI mới đây giúp ông già Noel tìm được những bến đỗ hoàn hảo để đáp cỗ xe tuần lộc, trên tổng số 40 triệu mái nhà trải dài khắp Vương quốc Anh.

Bài đọc nhiều

Dâng hương, cầu siêu tưởng nhớ đồng bào và anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hà Nội

Ngày 21/12, tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (Hà Nội), Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và quốc tế, cùng các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong đợt rải bom B52 vào năm 1972. Buổi lễ diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân...

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia sẻ niềm vui Giáng sinh cùng đồng bào Công giáo

Nhân dịp Giáng sinh 2024, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến thăm, chúc mừng các chức sắc, tu sĩ và đồng bào Công giáo tại nhiều địa phương. Các đoàn đã chuyển lời chúc mừng tốt đẹp, chia sẻ niềm vui Giáng sinh và khẳng định tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng hành xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, thịnh vượng....

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia sẻ niềm vui Giáng sinh cùng đồng bào Công giáo

Nhân dịp Giáng sinh 2024, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến thăm, chúc mừng các chức sắc, tu sĩ và đồng bào Công giáo tại nhiều địa phương. Các đoàn đã chuyển lời chúc mừng tốt đẹp, chia sẻ niềm vui Giáng sinh và khẳng định tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng hành xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, thịnh vượng....

Dâng hương, cầu siêu tưởng nhớ đồng bào và anh hùng liệt sĩ hy sinh bảo vệ Hà Nội

Ngày 21/12, tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (Hà Nội), Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và quốc tế, cùng các nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong đợt rải bom B52 vào năm 1972. Buổi lễ diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân...

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Khám bệnh miễn phí cho người dân biên giới

Hơn 300 người dân biên giới tại huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế khám sức khỏe, tư vấn cấp phát thuốc miễn phí. Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết, hoạt động nằm trong quy chế phối hợp công tác kết hợp quân dân y giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Sở Y...

Mới nhất

Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng có tân hiệu trưởng

PGS-TS Nguyễn Văn Long, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu...

PGS. TS Trần Hoàng Ngân: Vỡ òa khi người dân TPHCM đi làm bằng metro từ 5h

(Dân trí) - PGS. TS Trần Hoàng Ngân kể lại những thăng trầm của Metro số 1 trong 17 năm qua và chia sẻ sự xúc động khi được dự lễ khánh thành, thấy người dân TPHCM xếp hàng đi làm bằng metro từ 5h sáng. Người dân TPHCM sử dụng Metro số 1 đi học, đi làm trong sáng...

Choáng với số lượng hành khách trong ngày đầu trải nghiệm metro số 1

Theo dự kiến của đơn vị khai thác, ngày đầu tiên vận hành metro số 1 sẽ đón khoảng 27.000 hành khách. Tuy nhiên, con số này lên đến 150.000 người khiến các nhà ga xảy ra tình trạng quá tải và người dân phải chờ đợi lâu. ...

Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ. Sâu trong con hẻm nhỏ của phường Hiệp Thành, quận 12, TP. Hồ Chí Minh là nơi lớp học tình thương Ngọc Việt đã...

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Được đánh giá là một năm vô cùng khó khăn, tuy nhiên năm 2024 cũng là một năm thành công trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương diễn ra vào chiều 23/12, ông Lương...

Mới nhất