Trang chủNewsThế giớiSức "nóng" từ cuộc thi ca hát quốc tế

Sức “nóng” từ cuộc thi ca hát quốc tế


Eurovision Song Contest là cuộc thi ca hát lớn nhất thế giới

ESC năm nay được tổ chức ở Thụy Điển. Sự kiện âm nhạc này lại một lần nữa bị rúng động bởi chuyện chính trị thời sự thế giới, đó là cuộc xung đột giữa Hamas và Israel dai dẳng từ ngày 7.10 năm ngoái đến nay. ESC lại một lần nữa sa vào vòng xoáy của chính trị sau không ít lần trong quá khứ trực tiếp làm chính trị.

Israel tham gia cuộc thi này từ năm 1973 và thuộc diện nhóm nước thành công nhất với thành tích bốn lần giành giải Nhất, hai lần giải Nhì và hai lần giải Ba. Bối cảnh tình hình chính trị thế giới năm nay có chuyện Israel xung đột với Hamas. Ở châu Âu đã có làn sóng phản đối cách thức Israel tiến hành xung đột ở dải Gaza và yêu cầu Israel chấm dứt cuộc xung đột này. Hiện tại đã bắt đầu có những kiến nghị của giới văn nghệ sĩ tại Ireland và Phần Lan kêu gọi tẩy chay Israel ở cuộc thi ESC năm nay. 

Ở Phần Lan, hơn 1.400 nhạc sĩ, ca sĩ đã cùng với các tổ chức, hiệp hội ủng hộ Palestin đã gửi thư chính thức tới Ban tổ chức ESC yêu cầu loại Israel ra khỏi cuộc thi. Ở Ireland đã có một số nghị sĩ quốc hội yêu cầu chính phủ quyết định tẩy chay ESC ở Thụy Điển, nếu để Israel tham dự. Ireland cũng là quốc gia cho tới nay rất thành công với các cuộc thi ESC hằng năm nên quyết định của quốc gia này tác động mạnh mẽ tới chiều hướng quyết định của các quốc gia khác. Ở Na Uy cũng đã có những cuộc tụ tập đông người trước trụ sở trung tâm của hãng truyền hình NRK ở Thủ đô Oslo yêu cầu Chính phủ Na Uy vận động loại Israel ra khỏi cuộc thi ESC năm nay.

Lập luận của những người chủ trương tẩy chay Israel, hoặc loại Israel ra khỏi cuộc thi ESC là không để cho Israel sử dụng cuộc thi làm diễn đàn và cách thức quảng bá hình ảnh cho Israel giữa khi quốc gia này tiến hành cuộc xung đột ở dải Gaza, tàn phá nơi đây, gây chết chóc và thương vong cho dân thường, tức là tiến hành xung đột tàn phá và vi phạm nhân quyền. ESC vì thế trở thành chuyện chính trị thế giới. Nhìn vào đấy có thể thấy Israel được ủng hộ hay bị phê phán và ESC bị chính trị hóa như thế nào.

Những chuyện “dan díu” như thế này giữa âm nhạc và chính trị ở ESC hằng năm không còn mới mẻ gì. Vì cuộc xung đột ở Ukraine, mà Nga từ hai năm nay không được tham dự thi đấu ở ESC. Năm 2022, Ukraine giành được giải Nhất mà nhân tố tác động nhất là cuộc xung đột ở Ukraine giữa Nga và Ukraine. ESC chưa diễn ra mà thiên hạ đã biết chắc Ukraine sẽ thắng. Năm ngoái, lẽ ra Ukraine đóng vai trò chủ nhà tổ chức ESC – vì giành giải Nhất năm 2022. Nhưng vì xung đột ở Ukraine, nên Anh nhận tổ chức thay cho Ukraine và Anh cũng đã biến sự kiện ESC thành diễn đàn ủng hộ Ukraine. Vì không thể chứ không phải không muốn lại để cho Ukraine thắng thêm lần nữa, giải Nhất được dành cho nước khác, cụ thể là Thụy Điển.

Ở phía sau ESC là hiệp hội Eurovision Broadcasting Union (EBU). EBU là liên minh của 68 hãng phát thanh và truyền hình của 58 quốc gia, đương nhiên không chỉ toàn là các quốc gia châu Âu. Israel là thành viên từ 1973. Armenia và Azerbaijan cũng là thành viên. Australia cách rất xa châu Âu về địa lý mà cũng tham gia từ năm 2015. Belarus bị loại ra ngoài cũng vì lý do chính trị. EBU luôn quả quyết cuộc thi ESC thuần túy về nghệ thuật và giá trị âm nhạc, hoàn toàn phi chính trị và vô chính trị. Nhưng trên thực tế, EBU và ESC luôn làm chính trị và để bị chính trị hóa như đã từng. 

Hiện tại, chuyện tẩy chay Israel hay không để cho Israel tham dự thi ESC năm nay vẫn chưa ngã ngũ. Ở Israel, quá trình chọn lựa để cử ứng viên tham dự ESC vẫn đang tiếp diễn, cho dù đã có một ứng viên (là quân nhân) đầy triển vọng, nhưng không thể đi tiếp vào vòng sau được nữa do đã bị tử nạn trong cuộc xung đột ở dải Gaza. 

 THỤC LINH



Nguồn

Cùng chủ đề

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào "có biển, có cảng riêng", tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập. Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lậpBên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương...

Gạo nương tím có tốt cho người tiểu đường không và lưu ý từ chuyên gia dinh dưỡng

Gạo nương tím chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Một số bệnh nhân tiểu đường cũng lựa chọn loại thực phẩm này để bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày. Vậy thực chất gạo nương tím có tốt cho người tiểu đường không và cần lưu ý gì khi sử...

Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao

Trong mỗi giải đấu thể thao, dù là phong trào hay chuyên nghiệp đội ngũ y tế luôn luôn có để hỗ trợ các vận động viên không may dính chấn thương khi thi đấu. Vậy làm thế nào để phát huy hết năng lực của đội ngũ y tế? ...

Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024

Chiều 13/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái, đã diễn ra Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao. Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Kỷ niệm 15 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11-30.11 sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sĩ dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc...

Truyền thống – Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

VHO - Ngày 7.11 tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Với những góc nhìn và chia sẻ thú vị, tọa đàm khẳng định những giá trị độc đáo của văn hóa Hà Nội, làm sáng tỏ sự chuyển dịch của dòng chảy văn hóa Hà Nội cùng những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch này. Hoạt động lao động...

Hoa hậu Kim Hồng bồi hồi nhớ lại lần gặp ông. Trump

VHO - Hôm nay 6.11 (theo giờ. Việt Nam), lại một lần nữa ông. Donald Trump chiến thắng, trở thành. Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 vào đầu năm tới.Theo Hoa hậu Kim Hồng, biết tin ông Donald Trump đã đắc cử Tổng thống Mỹ, chị rất phấn khởi và mong muốn một dịp nào lại được diện kiến Tổng thống Donald Trump. "Là một công dân Việt Nam tôi mong muốn tình hữu nghị Việt - Mỹ ngày...

Chiêm ngưỡng những di sản vô giá qua những thước phim điện ảnh

VHO - Trong khuôn khổ LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), sáng 7.11 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội), Viện Phim Việt Nam khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” . Triển lãm giới thiệu hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận, gồm các Di sản văn hóa vật thể, Di...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama

Một nhân viên Mật vụ Mỹ bị cáo buộc đã đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Barack Obama ở bang Hawaii khi vị cựu lãnh đạo đi vắng. ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Mới nhất

Vingroup tách VinFast, lập công ty vốn gần 2.500 tỉ đồng

Động thái tách Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast được hội đồng quản trị Vingroup thực hiện ngay sau khi cam kết hỗ trợ về tài chính cho thương hiệu xe điện này. ...

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ...

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc,...

Mới nhất