Trang chủChính trịNgoại giaoSức hút kỳ lạ của BRICS+, điều gì khiến Malaysia ‘say sưa’...

Sức hút kỳ lạ của BRICS+, điều gì khiến Malaysia ‘say sưa’ đến thế?

Giới nghiên cứu chính sách đối ngoại gần đây rất phấn khích khi Malaysia tuyên bố đang tìm kiếm tư cách thành viên của khối kinh tế BRICS.

Sức hút kỳ lạ của BRICS, điều gì khiến Malaysia ‘say sưa’ đến thế?
Sức hút kỳ lạ của BRICS, điều gì khiến Malaysia ‘say sưa’ đến thế? (Nguồn: russiaspivottoasia)

Giáo sư nghiên cứu châu Á James Chin cho rằng, cách tốt nhất để hiểu mục đích đơn đăng ký gia nhập BRICS của Malaysia là họ xem đây như một nền tảng bổ sung, để Kuala Lumpur có tiếng nói quốc tế có trọng lượng hơn với tư cách là một cường quốc tầm trung và được hưởng nhiều lợi ích về mặt kinh tế hơn.

Lợi ích kinh tế và không gian phát triển mới

BRICS – một tổ chức liên chính phủ bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và vừa kết nạp thêm các thành viên mới Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) – tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây, khi bối cảnh toàn cầu đang dần rời xa khỏi trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo.

Một số nhà bình luận cho rằng, việc gia nhập BRICS sẽ mở đường cho Malaysia có thêm những cơ hội kinh tế lớn hơn hiện tại, vì họ đang có 1,6 triệu cá nhân có tài sản có thể đầu tư trên 1 triệu USD.

Liệu việc gia nhập BRICS có đánh dấu một sự thay đổi đáng kể đối với Malaysia? Nó sẽ mang lại lợi ích gì cho Malaysia?

Trong nhiều thập kỷ, các kế hoạch chính sách đối ngoại của Malaysia là Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, ở thời điểm này có lẽ họ đang đặt kỳ vọng nhiều hơn vào những không gian hợp tác mới.

Giới quan sát cho rằng, không có gì đáng ngạc nhiên khi Malaysia tìm kiếm thêm các diễn đàn quốc tế để gia tăng các lợi ích quốc gia của mình.

Ngoài ra, việc xin gia nhập BRICS không phải là một nhiệm vụ khó khăn. BRICS là một liên minh lỏng lẻo và là nền tảng để thảo luận về sự đồng thuận chính trị trong các vấn đề quốc tế và làm chặt chẽ hơn mối quan hệ thương mại. Các thành viên không phải thay đổi bất kỳ luật lệ trong nước nào để phù hợp với nhóm, chẳng hạn giống như việc xin gia nhập Liên minh châu Âu. Tóm lại, các nước tham gia BRICS sẽ không phải thay đổi hay cải cách gì nhiều trong nước.

Một phần đáng kể của BRICS là ưu tiên thương mại Nam-Nam là trung tâm (giữa các quốc gia ở Nam bán cầu) với Trung Quốc. Malaysia đã là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc dẫn đầu, chính hiệp định này cũng đòi hỏi phải có những cải cách trong nước, trong đó có cả luật lệ, vì vậy việc gia nhập BRICS có thể được coi là một bước tiến tự nhiên.

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với BRICS được thể hiện qua số lượng người bày tỏ mong muốn tham gia. Bộ trưởng Quan hệ và hợp tác quốc tế Nam Phi Naledi Pandor hồi tháng 1 cho biết, 34 quốc gia đã gửi tín hiệu quan tâm đến việc gia nhập khối.

Gần như chắc chắn rằng, Thái Lan đã nộp đơn và Philippines cũng đang có vẻ quan tâm, dù chưa công khai quan điểm. Các quốc gia Đông Nam Á này, bao gồm cả Malaysia, đều mong muốn tìm kiếm một nền tảng hợp tác lớn hơn.

Rõ ràng, các cường quốc đang lên như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc đang đi đầu trong BRICS và họ đang cố gắng thiết lập một nền tảng mới cho thế giới đang phát triển. Và gia nhập sớm thì bao giờ cũng tốt hơn là vào muộn. Malaysia có thể đã được coi là “người đến sau” khi các nền kinh tế khác như Iran, Ai Cập, Ethiopia và UAE đều đã gia nhập BRICS vào đầu năm 2024.

Kênh CNA của Singapore đưa tin rằng, trong một cuộc phỏng vấn gần đây về việc gia nhập BRICS, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nói điều này về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, “Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã mang đến cho chúng tôi một tia hy vọng rằng, có sự kiểm tra và cân bằng trên thế giới”.

Người ta không được quên rằng, các thành viên BRICS hiện chiếm khoảng 45% dân số thế giới và 1/3 tổng GDP toàn cầu. Thậm chí có khả năng trong tương lai, BRICS có thể trở thành một phiên bản khác của G7 – câu lạc bộ các nước giàu trên thế giới.

Trong khi đó, Malaysia ủng hộ một số lợi ích cốt lõi của BRICS. Chẳng hạn, BRICS luôn cho rằng, thế giới sẽ ổn định hơn nếu các quốc gia có thể rời xa đồng USD và giao dịch bằng các loại tiền tệ khác. Malaysia ủng hộ nên tiến hành nhiều giao dịch trực tiếp hơn để vượt qua đồng USD. Ngoài ra, nền kinh tế Đông Nam Á này có lẽ còn hy vọng rằng, nước này sẽ được hưởng lợi từ Ngân hàng phát triển BRICS.

Ở một góc độ khác, Giáo sư kinh tế nổi tiếng người Mỹ Jeffrey Sachs – người từng giữ chức cố vấn đặc biệt cho ba tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, Ban Ki-moon và António Guterres, cho rằng, sự xuất hiện của nhóm BRICS là để đáp trả việc Mỹ đã lạm dụng hệ thống tiền tệ toàn cầu dựa trên đồng USD để đơn phương trừng phạt các quốc gia được coi là đối thủ của họ. GS. Jeffrey Sachs cũng chỉ trích cách Washington tịch thu kho dự trữ của nhiều nước, từ Iran, Venezuela, Triều Tiên, Afghanistan và mới đây là 300 tỷ USD tài sản của Nga.

GS. Jeffrey Sachs cũng nhận định rằng, quyết định gia nhập BRICS của Malaysia cho thấy, thành viên ASEAN đang đặt cược vào việc “phi USD hóa” vì Washington đã vũ khí hóa đồng USD thông qua việc sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp trừng phạt. “Bây giờ, các nước khác không muốn bị bỏ mặc bởi chính sách thất thường của Mỹ. Và họ muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước BRICS khác”.

Cái bóng của Bắc Kinh?

Ý tưởng gia nhập nhóm BRICS của Malaysia có sự ủng hộ rộng rãi trong giới hoạch định chính sách đối ngoại trong nước. Trong 8 tháng qua, người Malaysia bức xúc vì cuộc chiến đẫm máu ở Dải Gaza, phản đối sự hỗ trợ của Mỹ và châu Âu dành cho Israel, thậm chí coi họ như những thế lực đang “mở đường” cho quân đội Israel tiếp tục phá hủy Gaza. Dư luận Malaysia kiên quyết đứng về phía người Palestine.

Nga, Trung Quốc và Nam Phi đang dẫn đầu chỉ trích Israel về vấn đề Gaza, do đó công chúng Malaysia có thể sẽ rất ủng hộ việc Thủ tướng Anwar thúc đẩy gia nhập BRICS.

Vậy có nhược điểm nào đối với tư cách thành viên BRICS không?

Theo các nhà phê bình, bằng cách gia nhập BRICS, Malaysia sẽ bị “khóa chặt” hơn nữa trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Nhưng giới quan sát cho rằng, trên thực tế, “cái bóng” khổng lồ của Bắc Kinh vẫn luôn quá lớn, bởi Trung Quốc là cường quốc hàng đầu không chỉ ở Đông Nam Á, châu Á mà rộng hơn là toàn cầu.

Trong khi đó, giới tinh hoa Malaysia có quan điểm rằng, bất kể thế nào họ cũng cần “giao tiếp” với Trung Quốc và tham gia nhiều hơn thì luôn tốt hơn là ít hơn. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia trong 15 năm qua và không có lý do gì điều này sẽ thay đổi trong tương lai gần.

Malaysia cũng là một quốc gia thành viên trong Sáng kiến ​​Vành đai và con đường, Hiệp định RCEP do Bắc Kinh dẫn đầu, vì vậy, tư cách thành viên BRICS sẽ bổ sung thêm một mức độ tham gia khác của Malaysia trong vai trò trở thành một trong những người thay đổi cuộc chơi.

Những người duy nhất cảm thấy khó chịu với Malaysia có lẽ sẽ là Mỹ và các đồng minh. Mỹ coi BRICS về cơ bản là một tổ chức lỏng lẻo, nhưng là đối thủ “nặng ký”, đe dọa sự thống trị của phương Tây trên trường quốc tế. Malaysia sẵn sàng chấp nhận điều đó.





Nguồn: https://baoquocte.vn/suc-hut-ky-la-cua-brics-dieu-gi-khien-malaysia-say-sua-den-the-277561.html

Cùng chủ đề

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chưa đầy ba tuần sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên, "đầy đặn" hơn hẳn so với người tiền nhiệm Joko Widodo.

Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD, Đức tiếp tục trì trệ, lạm phát tại Czech tăng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Trung Quốc bất ngờ phát hành nợ bằng đồng USD, địa điểm khá bất thường, vì sao Bắc Kinh lựa chọn như vậy?

Trung Quốc đang chào bán trái phiếu định giá bằng đồng USD tại Saudi Arabia, đánh dấu lần phát hành nợ bằng đồng bạc xanh đầu tiên của quốc gia này kể từ năm 2021.

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát...

Quan chức tình báo Mỹ bị bắt tại Campuchia, Ukraine công bố “kế hoạch” mới cho cuộc xung đột, Nghị viện châu Âu kêu gọi cấm tàu chở dầu Nga đi qua eo biển Manche, bất đồng trong nội bộ Chính phủ Israel tiếp tục gia tăng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực (16/11/1994 -16/11/2024).

4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

Có phải bạn đã vô tình quên mật khẩu điện thoại? Dưới đây là 4 cách mở khóa nhanh chóng cho điện thoại Samsung khi quên mật khẩu đơn giản và nhanh chóng nhất!

Cách chèn, tải, thêm nhạc vào CapCut dễ dàng và hấp dẫn nhất

Thêm nhạc vào CapCut là cách hiệu quả để làm video của bạn hấp dẫn hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách chèn và tải nhạc vào CapCut giúp video thêm phần thú vị!

Tác động tích cực từ việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Bình Dương – một trong những thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam – đang từng bước thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục với sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên tâm huyết.

Bài đọc nhiều

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi chiến lược tuyển dụng

Thị trường lao động Nhật Bản đang chứng kiến một cuộc chiến giành nhân tài ngày càng gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, nhất là dịch vụ.

Cùng chuyên mục

Hà Nội, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, hữu nghị

Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.  Thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ cảm động trước tình cảm mà ngài Thống đốc dành cho Việt Nam và Thủ đô Hà Nội và gửi lời chúc Đoàn có chuyến công tác thành công...

Ông Trump dọa “cấp vũ khí mới” cho cuộc chiến thương mại dang dở, nhưng Bắc Kinh nay đã khác rồi?

Chiến thắng quyết định của ông Donald Trump trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, báo hiệu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tiếp tục leo thang?

Hà Nội tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) của Nhật Bản. Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ đô Hà Nội luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tích cực thúc đấy hợp tác với nhiều địa phương...

Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu

Cuốn sách Chiến trường bán dẫn: Cạnh tranh chiến lược và tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc thế kỷ 21 được tác giả Phạm Sỹ Thành và Nguyễn Tuệ Anh nghiên cứu khá kỹ lưỡng nhằm vén màn bí mật về cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc nhằm kiểm soát một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của thế giới: Bán dẫn.

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Sáng nay (15/11), Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”.

Mới nhất

Bộ Công Thương lý giải việc cần tái khởi động điện hạt nhân

Nếu Luật Điện lực (sửa đổi) chậm được thông qua, chúng ta không có cách nào bảo đảm an ninh năng lượng điện, chưa nói đến mục tiêu Net Zero, theo Bộ Công Thương. ...

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng...

Biệt thự song lập gần công viên lọt “mắt xanh” giới tinh hoa

Sở hữu vị trí đối diện công viên, “kề hồ, cận phố”, cùng tiện ích sống đẳng cấp, biệt thự song lập Eurowindow Twin Parks đang hấp dẫn thị trường...

Không làm sân bay dự bị tại Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ

(ĐCSVN) - Ngày 15/11, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng. ...

Phát huy vai trò là một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi uy tín của TP Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Biểu dương những kết quả mà trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa đã đạt được trong thời gian qua, đồng chí Phan Xuân Thủy mong nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích, thế mạnh của mình, luôn là một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi uy tín của TP Hồ Chí Minh,...

Mới nhất