Trang chủChính trịNgoại giaoSức ép từ dòng người di cư và câu chuyện của các...

Sức ép từ dòng người di cư và câu chuyện của các điểm phát thực phẩm từ thiện của Đức


Khi các điểm phát thực phẩm miễn phí tại Đức ngày càng gặp khó khăn do tình trạng lạm phát và lượng người di cư tăng lên, liệu chính phủ sẽ đứng ra giải quyết?

Đức khủng hoảng dự trữ lương thực do dòng người di cư

Nhiều ngân hàng lương thực ghi nhận số người cần thực phẩm viện trợ đã tăng lên gấp đôi. (Nguồn: picture alliance)

Hiện Đức có hơn 900 điểm phát thực phẩm. Những điểm phát này hoạt động dưới sự quản lý của tổ chức từ thiện Tafel e.V. với mục đích hỗ trợ cho bất cứ ai có thể chứng minh được rằng họ đang gặp các vấn đề về tài chính. Tuy nhiên, ngày càng có ít các công ty quyên góp cho họ, bất chấp nhu cầu thực phẩm tăng trong bối cảnh lạm phát cao và dòng người tị nạn từ Ukraine tràn vào.

Không khó để nhận ra nhu cầu viện trợ lương thực đang ngày càng tăng mạnh. Tại quận Köpenick thuộc thủ đô Berlin, một trung tâm dành cho người hâm mộ đội bóng Bundesliga FC Union Berlin đã được biến thành điểm phân phối thực phẩm. Dưới cái nắng 30॰C, người dân vẫn xếp hàng dài để có thể được vào trong nhận thức ăn.

Áp lực tăng nguồn viện trợ

Với Denise Lauer, đây là lần đầu tiên cô đi đến ngân hàng lương thực. Cô đã từng cảm thấy đắn đo và xấu hổ không dám đến điểm phát thực phẩm. “Tôi muốn thử đến đây xem thế nào. Nhưng trước đây tôi đã không dám vì quá xấu hổ”, Danise chia sẻ.

Theo Tổng cục Thống kê Liên bang Đức, giá cả lương thực tăng lên gần 15% so với năm ngoái, với ngưỡng lạm phát đạt 7,3%.

Điều này khiến nhiều người không còn đủ khả năng chi trả cho thực phẩm và bắt buộc phải dựa vào viện trợ để sống qua ngày. Kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra vào tháng 2/2022, 20% điểm phân phát lương thực Đức ghi nhận số người cần được hỗ trợ về thực phẩm tăng lên gấp đôi, theo báo cáo của Hiệp hội liên bang Tafel.

Carol Seele, hiện đang làm quản lý tình nguyện viên tại điểm phát lương thực Köpenick, chia sẻ: “Trước đây khi chưa có xung đột Nga-Ukraine, vào những ngày phân phát thức ăn, có chưa đến 340 người có nhu cầu thực phẩm. Thế nhưng giờ đây, chúng tôi thường xuyên tiếp nhận đến hơn 500 người”. Đồng nghiệp của Carol, Rita Hisch cho biết thêm: “Như vào thứ Sáu tuần trước, chúng tôi có 564 khách hàng”.

“Chúng tôi đang tiếp nhận nhiều người hơn vì xung đột Nga-Ukraine”, Seele chia sẻ. “May mắn là chúng tôi vẫn chưa phải giới hạn số lượng người đăng ký”.

Đức khủng hoảng dự trữ lương thực do dòng người di cư

Tại các điểm phát thực phẩm, các nhân viên sẽ phân loại và sắp xếp lương thực được quyên góp. (Nguồn: DW)

Theo quy định, bất kỳ ai có giấy tờ chứng minh hiện đang trong tình trạng khó khăn đều sẽ nhận được trợ cấp lương thực. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lương thực đang phải cắt giảm khẩu phần thức ăn có thể cung cấp đủ cho mỗi người dân đến đây, một số nơi thậm chí còn ngừng tiếp nhận người mới.

Tetyana Kudyna là một người tị nạn đến từ Ukraine. Cô cùng con trai út đến Đức để tránh xung đột ở quê nhà, còn chồng cô và người con trai lớn vẫn ở lại thủ đô Kiev. Vào ngày thứ Ba hàng tuần, Kudyna đến ngân hàng lương thực cùng với con trai để nhận thức ăn. Theo Kudyna, việc này giúp cô tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Đây cũng là nơi giúp Kudyna giải toả những nỗi lo trong lòng vì cô có thể giao lưu với những người Đức và người Ukraine khác.

Điểm phát lương thực đầu tiên của Tafel được thành lập vào năm 1993 tại Berlin. Tổ chức này cho biết, hiện đang hỗ trợ khoảng 2 triệu người, với nhiều chi nhánh tại các địa phương chuyên tiếp nhận thực phẩm và tiền quyên góp. Tafel cũng nhận được quyên góp từ các chuỗi siêu thị lớn như Rewe, Lidl và Ald, với thức ăn thừa và các sản phẩm bị lỗi nhỏ.

Điểm tựa cho dân nghèo

Các ngân hàng lương thực Đức có nhiệm vụ giúp đỡ những người đang sống cảnh nghèo khổ, có nghĩa là những người có ít hơn 60% thu nhập so với mức sống trung bình. Nếu theo quy định này, tại Đức hiện đang có khoảng 13 triệu người được coi là có hoàn cảnh sống dưới mức nghèo khổ.

Thế nhưng Hiệp hội liên bang Tafel cũng tiết lộ rằng, lượng thực phẩm quyên góp đã bị giảm đi. Theo ông Andreas Steppuhn, tân chủ tịch của Tafel, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này: “Các siêu thị hiện nay có xu hướng hoạt động tiết kiệm hơn để không còn quá nhiều thực phẩm thừa vào cuối ngày. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thực phẩm được quyên góp”.

Ông Andreas Steppuhn cũng cho biết thêm, “về mặt nguyên tắc, chúng tôi rất ủng hộ điều này vì giảm thiểu lãng phí thức ăn là một điều tốt. Thế nhưng trên thực tế thì các ngân hàng lương thực đang cần nhiều thực phẩm hơn để có thể đáp ứng lượng khách ngày một tăng”.

Đức khủng hoảng dự trữ lương thực do dòng người di cư

Sabina Werth là người thành lập ngân hàng lương thực đầu tiên của Tafel tại Berlin vào năm 1993. (Nguồn: Berlier Tafel.e.V.)

Ông Steppuhn cũng cho biết, các ngân hàng lương thực Tafel – là các đơn vị hoạt động độc lập – hiện đang trong trạng thái khủng hoảng. Họ không thể bù đắp cho những thất bại của chính phủ và “các cơ quan chính trị phải hoàn thành nhiệm vụ của mình”.

Ông Steppuhn mong muốn tổ chức giữ quyền tự chủ, nhưng vẫn sẽ nhận được “tài trợ cơ bản (của nhà nước)” để Tafel có thể tiếp tục các hoạt động. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa rõ liệu chính quyền Đức có ủng hộ ý tưởng này hay không.

Cô Lauer lần đầu tiên đi đến ngân hàng lương thực đã vô cùng ngạc nhiên và ấn tượng khi biết được “mọi người làm việc này trên cơ sở tự nguyện”. Quả thực, Tafel hoạt động dựa vào thiện chí của khoảng 60.000 tình nguyện viên.

Lauercũng cho biết thêm, cô sẽ tiếp tục đến ngân hàng lương thực để có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Đức kêu gọi đoàn kết trong bài phát biểu mừng Giáng sinh

(CLO) Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trong bài phát biểu dịp Giáng sinh đã kêu gọi người dân Đức đoàn kết trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Magdeburg và các cuộc bầu cử sắp tới. ...

Số người chết tăng trong vụ giẫm đạp tại sự kiện từ thiện ở Nigeria

(CLO) Số người thiệt mạng trong hai vụ giẫm đạp tại các sự kiện từ thiện ở Nigeria đã tăng từ 13 lên 32 người, cảnh sát thông báo hôm Chủ nhật. ...

Ông Trump muốn NATO tăng mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên 5%

(CLO) Trong một cuộc đàm phán gần đây với các quan chức châu Âu, nhóm chính sách đối ngoại của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thông báo rằng ông sẽ yêu cầu các quốc gia thành viên NATO nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 5% GDP. ...

Tỉ phú Musk bị phản ứng vì ủng hộ đảng cực hữu ở Đức

Chính phủ Đức và một số chính trị gia ở Đức đã có phản ứng sau khi tỉ phú Mỹ Elon Musk viết trên mạng xã hội X rằng chỉ có đảng cực hữu AfD mới có thể 'cứu nước Đức'. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh đã được đặt nền móng từ Nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua năm 2000, khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.

Điểm danh các “hot trend” kinh tế thế giới năm 2024

Năm 2024, dù tăng trưởng ở nhiều quốc gia vẫn chậm lại so với mức trước năm 2020, nhưng nền kinh tế thế giới đã dần ổn định trở lại sau đại dịch Covid-19. Dưới đây là bảy sự kiện lớn nhất, góp phần định hình nền kinh tế toàn cầu năm 2024. (Nguồn: The Saigon Times) Ông Trump...

Dư luận quốc tế đánh giá cao ‘Công ước Hà Nội’ về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông...

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.

Nga ra mắt tàu phá băng tối tân, sẵn sàng chinh phục Bắc Cực

Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/12 thông báo "Nikolay Zubov' - tàu tuần tra phá băng mới thuộc Đề án 23550 - vừa được hạ thủy tại thành phố St. Petersburg.

Afghanistan hứng chịu đòn không kích, Taliban tuyên bố trả đũa

Chính quyền Taliban ngày 25/12 thông báo quân đội Pakistan đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào khu vực Paktika, miền Đông Afghanistan.

Bài đọc nhiều

Lý do Ấn Độ không còn mua dầu từ Nga nhiều nhất

Trong tháng 11/2024, khối lượng dầu thô mà Ấn Độ nhập khẩu của Nga đã giảm, trong khi quốc gia Nam Á tăng cường mua hàng từ Trung Đông. Nga để mất thị phần dầu mỏ tại Ấn Độ vào tay các nhà xuất khẩu Trung Đông. (Nguồn: Bloomberg) Những tháng trước đó, Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu...

Hàn Quốc lần đầu tiên vượt Nhật Bản trong lĩnh vực này

Tờ The Korea Times số ra mới đây đăng bài viết “Tăng trưởng xuất khẩu tăng vọt làm dấy lên hy vọng Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản” trích dẫn ý kiến các chuyên gia nhận định rằng, xuất khẩu của Hàn Quốc đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm 2024.

Xây nhịp cầu hợp tác tin cậy giữa doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan (Trung Quốc)

Nhằm kết nối, thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp của hai bên, TS. Ngô Phẩm Trân, doanh nhân Việt kiều tại Đài Loan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan, đã phối hợp với một số hiệp hội nghề nghiệp tại đây tổ chức hai chương trình Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại thành phố Đào Viên và thành phố Đài Trung, thu hút hơn 100 doanh nghiệp của Đài Loan tham dự.

Mỹ “ra đòn” mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Theo Times of Israel, các vấn đề ngành năng lượng lạc hậu và thiếu vốn của Iran đang gánh chịu ngày càng trầm trọng hơn do trữ lượng khí đốt cạn kiệt sau cuộc tấn công vào hai đường ống dẫn khí lớn hồi tháng 2.

Cùng chuyên mục

Tìm lại ký ức và tình thầy trò Trung – Việt

66 năm trước, đã có hơn 20 học viên Việt Nam đến học tập tại Học viện Gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc. Cuối tháng 11/2024, khi tham dự hội thảo quốc tế "Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa: Kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc" tại Đà Nẵng, ông Vương Văn Hoa, Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Marx của trường mang theo nhiệm vụ đặc biệt từ các giảng viên cao tuổi: tìm...

Điểm danh các “hot trend” kinh tế thế giới năm 2024

Năm 2024, dù tăng trưởng ở nhiều quốc gia vẫn chậm lại so với mức trước năm 2020, nhưng nền kinh tế thế giới đã dần ổn định trở lại sau đại dịch Covid-19. Dưới đây là bảy sự kiện lớn nhất, góp phần định hình nền kinh tế toàn cầu năm 2024. (Nguồn: The Saigon Times) Ông Trump...

Mỹ gửi 1 tỷ USD cho Ukraine, Điện Kremlin nói Washington có hành vi trộm cắp, sẽ tận dụng mọi cơ hội để làm...

Ngày 25/12, Điện Kremlin tuyên bố, số tiền 1 tỷ USD mà Mỹ chuyển cho Ukraine thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) vốn từ nguồn thu từ tài sản của Nga bị đóng băng là hành vi trộm cắp.

“Né” trừng phạt của phương Tây, Nga sử dụng đồng Bitcoin trong thương mại quốc tế

Ngày 25/12, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, các công ty nước này đã bắt đầu sử dụng đồng Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác trong thanh toán quốc tế.

Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?

Vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam đã trễ gần 2 tháng. Ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, mưa nhiều và thời tiết lạnh nên quả cà phê chậm chín. Trong khi đó, nông dân chủ yếu thu hoạch cà phê chín đỏ để có sản lượng cao nên quy trình thu hoạch muộn hơn, theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Mới nhất

300 năm di sản vô giá đại danh y Hải Thượng Lãn Ông để lại cho nền y học cổ truyền Việt Nam

Những ngày này tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024). ...

Người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh bị sốc đa chấn thương được cứu sống nhờ cấp cứu báo động đỏ bệnh viện

GĐXH - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã thực hiện quy trình cấp cứu báo động đỏ bệnh viện để cứu sống thành công người bệnh 69 tuổi bị sốc đa chấn thương. ...

Nâng cao năng lực tư vấn sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong trường học

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu bộ tài liệu “Đảm...

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, không để xảy ra oan, sai, lọt tội phạm

Kinhtedothi - Sáng 26/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TP Hà Nội đã dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội. Tăng cường trách nhiệm công tố...

Vì sao bê tông La Mã 2.000 năm tuổi vẫn ‘đánh bại’ bê tông thời nay về độ bền bỉ?

Càng chịu mưa nắng, bê tông do người La Mã cổ đại sáng tạo ra càng thêm bền bỉ nhờ vào một bí quyết đặc biệt trong vật liệu và cách trộn bê tông. ...

Mới nhất

Áp đảo trên sân khách