Trang chủDestinationsTuyên QuangSức bật từ xây dựng nông thôn mới

Sức bật từ xây dựng nông thôn mới


Cú “huých” đánh thức nguồn nội lực

Với 14 tỷ đồng hỗ trợ của Nhà nước, hàng chục hộ dân hiến trên 10.000 m2 đất, con đường bê tông dài 4 km từ thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận đi Quốc lộ 2 được hoàn thành trong năm 2021. Ông Triệu Văn Thanh, dân tộc Dao là người hiến đất nhiều nhất thôn với gần 900 m2 bày tỏ: “Mong mỏi có 1 con đường kiên cố để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội là nguyện vọng chính đáng mấy chục năm qua. Tôi nói với cán bộ xã, đường đi qua bao nhiêu diện tích sản xuất không quan trọng. Bởi nếu so sánh giá tiền mảnh đất đó với giá trị lớn lao mà con đường đem lại cho thôn, xã, con cháu mình sau này thì không thể đong đếm được”.

Đầu năm 2023, gia đình đoàn viên nghèo Phương Văn Mạnh, thôn Đồng Cả, xã Nhữ Khê hoàn thành ngôi nhà ở mới với trị giá trên 200 triệu đồng. Anh được Huyện đoàn hỗ trợ 30 triệu đồng, số còn lại anh vay mượn của người thân, họ hàng. Đây là cơ hội không thể tốt hơn nên anh cố gắng hết sức huy động thêm nguồn lực để xây dựng ngôi nhà khang trang, có công trình phụ khép kín. Anh bảo, mình còn trẻ, còn sức khỏe nên cố gắng làm lụng, tiết kiệm vài năm sẽ trả hết nợ.

Từ minh chứng trên có thể thấy, phát huy nguồn nội lực từ chính người dân là một trong những yếu tố tiên quyết để xây dựng thành công NTM của huyện Yên Sơn. Ông Tạ Văn Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nhấn mạnh: Xây dựng NTM chính là làm cho người dân và vì người dân nông thôn. Cộng đồng dân cư được xác định vừa là chủ thể, vừa là nguồn lực, cũng vừa là đối tượng được thụ hưởng khi xây dựng NTM theo phương châm “Dân cần, dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ”. Do đó, xây dựng NTM là “cú huých” để đánh thức nguồn nội lực tiềm tàng trong nhân dân.

Xây dựng phòng lớp học tại Trường Tiểu học Y Bằng, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn).

Có những tiêu chí nếu không có sự chung tay góp sức của người dân thì các địa phương không thể về đích NTM đúng tiến độ. Thực tế cho thấy, người dân đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo; chủ động làm mới, sửa chữa nhà ở để xóa nhà dột nát; xây dựng các mô hình để nâng cao thu nhập. Từ năm 2011 đến nay, huyện Yên Sơn huy động khoảng gần 2.000 tỷ đồng xây dựng NTM. Trong đó, nguồn vốn được huy động từ cộng đồng dân cư xây dựng NTM trên 300 tỷ đồng; nhân dân tự nguyện đóng góp hàng chục nghìn ngày công, hiến trên 40.000 m2 đất xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở. Toàn huyện triển khai xây dựng được gần 100 km đường điện thắp sáng đường quê, 47 công trình đường hoa, cây xanh; xây dựng 8,324 bể, hố xử lý rác thải, lò đốt rác. Toàn huyện có 1.860 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở mới, sửa chữa nhà cửa…

Ý thức, trách nhiệm của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, phát huy nội lực, góp sức vào lộ trình xây dựng NTM của toàn huyện. Tính đến hết năm 2022, toàn huyện có 14/27 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 51,85%); 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân  đạt 15,03 tiêu chí/xã. 

Thực chất và bền vững

Xây dựng NTM đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của huyện Yên Sơn, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước được đồng bộ. Để tiếp tục đưa Chương trình xây dựng NTM đi vào chiều sâu, bền vững, huyện xác định đây là chương trình có tính chiến lược, lâu dài và là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

Đến với xã Mỹ Bằng, một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh về đích NTM từ năm 2014, chúng tôi bất ngờ với nhịp sống sôi động trong lòng nông thôn trù phú. Đồng chí Hoàng Đức Cảnh, Bí thư Đảng ủy xã nhấn mạnh, năm 2020, xã về đích NTM nâng cao và sẽ về đích NTM kiểu mẫu năm 2023. Hơn 10 năm qua, xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên nên đi vào tiềm thức, hành động của người dân địa phương. Việc thực hiện xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng năm, từng giai đoạn nếu tách rời sẽ làm suy giảm và phân tán sự lãnh đạo, khó có thể huy động và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

Đường giao thông xã Phúc Ninh khang trang, sạch đẹp.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Ninh bày tỏ, để về đích NTM nâng cao trong năm 2023, Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề, phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí cấp ủy viên gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực vào cuộc, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ; không chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích vì mục đích cuối cùng là xây dựng NTM thực chất và bền vững.

Để xây dựng NTM trên địa bàn đi vào chiều sâu, thực chất, bền vững, UBND huyện luôn xác định ưu tiên phát triển, tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, dành nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Qua đó, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân. Huyện đã hình thành và phát triển được 4 vùng sản xuất nông nghiệp, với các cây, con chủ lực, gồm cây ăn quả, gỗ rừng trồng, chè, chăn nuôi gia súc; xây dựng trên 10 chuỗi  liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; 41 sản phẩm nông nghiệp của huyện được gắn sao OCOP. Diện tích rừng sản xuất toàn huyện là trên 60.000 ha, vùng chè nguyên liệu với 2.500 ha. Toàn huyện hiện nay xây dựng 81 trang trại, 107 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản. Yên Sơn cũng là một trong 3 huyện đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, với gần 2.000 tỷ đồng/năm. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 20,33%, giảm 5,04% so với năm 2021; thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 42,87 triệu đồng/người/năm.

Lãnh đạo xã Phúc Ninh thăm mô hình kinh tế của các hộ dân.

Bên cạnh giải pháp huy động, lồng ghép, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực xây dựng NTM, UBND huyện Yên Sơn chủ trương thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Hiện nay, Cụm công nghiệp Thắng Quân, thị trấn Yên Sơn đã đi vào hoạt động với các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thu mua, chế biến nông, lâm sản tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động địa phương. Thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND huyện đã lựa chọn đề xuất quy hoạch thêm 5 cụm công nghiệp. Trong đó, định hình các ngành nghề về sản xuất, chế biến nông lâm sản, thực phẩm tại các cụm công nghiệp Yên Sơn, Phú Thịnh, Nhữ Khê. Trong tương lai, các Cụm công nghiệp sẽ góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có; tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.

Đồng chí Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, huyện nhất quán quan điểm: Xây dựng NTM chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc. Vì vậy, huy động các nguồn lực để xây dựng NTM được huyện chú trọng, tạo nên những vùng quê trù phú, đáng sống trong tương lai. 





Bà Trần Thị Tám 

Thôn 7, xã Thái Bình (Yên Sơn)


Chung sức xây dựng nông thôn kiểu mẫu


Tự hào là người dân của xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh, tôi luôn tích cực tham gia phong trào của địa phương phát động, như đóng góp tiền, ngày công lao động nâng cấp đường giao thông nông thôn, đường nội đồng; chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng hoa hai bên đường; vận động gia đình, con cháu luôn giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp… Trong sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, góp phần cho quê hương Thái Bình ngày càng phát triển.


 



Đồng chí Bàn Văn Thân


Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi (Yên Sơn)


Quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa


Xã Hùng Lợi (Yên Sơn) có tới 98% dân số là dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất là dân tộc Mông, Tày, Dao. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xã chú trọng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thành lập 2 Câu lạc bộ Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mông, văn hóa dân tộc Tày với 32 thành viên; duy trì 4 cơ sở tự thêu dệt, tự may trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc. Các dịp lễ Tết, các CLB tổ chức biểu diễn các bài hát Páo dung, múa khèn, hát Then… tạo không khí vui tươi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, thúc đẩy phong trào thi đua ở cơ sở.


 



Đồng chí Lê Văn Hùng

Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đội Bình (Yên Sơn)


Vận động nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới


Để tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, MTTQ xã Đội Bình đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Ủy ban MTTQ xã đã phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Trong đó tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thế mạnh tại địa phương như trồng bưởi, trồng rừng, trồng chè, nuôi ong mật, nuôi cá. Bên cạnh đó, khuyến khích bà con chủ động đổi mới, tăng cường liên kết trong sản xuất, tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 45 triệu đồng/người/năm.


 



Đồng chí Đỗ Xuân Hải

Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Yên Sơn


Quy hoạch nông thôn gắn với đô thị hóa


UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch theo nhiều giai đoạn và điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn. Quy hoạch nông thôn đã định hướng được mục tiêu phát triển, nhất là các ngành nghề dịch vụ, xây dựng cụm dân cư, chuyển đổi nghề nghiệp để hình thành các vùng đô thị mới, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa phải bảo đảm duy trì, giữ gìn bản sắc văn hóa, các ngành nghề truyền thống, tạo không gian nông thôn đặc trưng, góp phần xây dựng mỗi làng quê trở thành nơi đáng sống, phát triển du lịch, tạo việc làm cho người lao động.

    



Source link

Cùng chủ đề

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024 tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái...

Bị tố vòi tiền doanh nghiệp, cán bộ Sở Du lịch Kiên Giang nói gì?

PV Báo Giao thông đã liên lạc được với ông Phạm Xuân Nam, Thanh tra viên Sở Du lịch Kiên Giang. Ông này có trần tình về đơn tố cáo vòi vĩnh doanh nghiệp. ...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Trong hai ngày 7 - 8/11, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức, với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà...

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Một số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn khi đang uống thuốc

Ăn trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất là khi đau ốm vì nó cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại trái cây với thuốc để tránh nguy hại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quách Beem và ca khúc gây sốt Tuyên Quang ơi!

Ca khúc Tuyên Quang ơi do ca sỹ Quách Beem sáng tác và trình bày là một sản phẩm quảng bá du lịch Tuyên Quang của Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh phối hợp thực hiện. Bài hát "gây sốt" trên mạng xã hội trong một thời gian dài với lời ca trong veo, bình an, đẹp như một bài thơ; giai điệu uyển chuyển, trữ tình, tha thiết. Một cảnh quay trong MV Tuyên Quang ơi của...

Nắm bắt cơ hội làm “đòn bẩy” phát triển du lịch

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch (VHTTDL) Đoàn Văn Việt cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,6 triệu lượt, lượng khách du lịch nội địa vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, ước đạt khoảng 76,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 7-2023, Việt Nam đã...

112 hội viên phụ nữ huyện Yên Sơn được tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Các đại biểu đã được báo cáo viên của Công an huyện Yên Sơn tuyên truyền một số nội dung cơ bản về Năm an toàn giao thông 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ CP, ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao...

Chịu sức ép bán mạnh, giá nông sản tiếp tục giảm

(Ảnh: Reuters) Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua 15/08, lực bán hoàn toàn áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu thế giới đã kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà giảm sang ngày thứ tư liên tiếp, sau khi giảm 1,52% xuống 2.221 điểm, mức thấp nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, giá trị giao dịch toàn Sở đã ghi nhận...

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng là một bộ phận quan trọng, là động lực của sự phát triển bởi: “Văn hóa... là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”(1). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm...

Bài đọc nhiều

Địa chỉ mua mực khô uy tín tại Hà Nội và TPHCM

Giá mực khô bao nhiêu tiền 1kg Giống như các loại thực phẩm khác, giá của mực khô cũng có sự biến động giữa các cửa hàng, phụ thuộc vào chất lượng của từng loại mực. Tuy nhiên, mức giá trung bình của 1 kg mực khô trên thị trường rơi vào khoảng từ 600.000 đến 1.500.000 đồng/1 kg. Do đó, bạn có thể tham khảo và chọn lựa loại mực khô phù hợp với khả năng tài chính...

Khó đạt mục tiêu 5 Huy chương vàng ASIAD 19

Đội tuyển điền kinh Việt Nam giành Huy chương vàng châu Á nội dung 4x400 m nữ. (Ảnh: VTV.VN) Thời hạn đăng ký số VĐV dự ASIAD 19 năm 2022 đã chốt lại vào ngày 15/7 vừa qua sau khi các quốc gia tham dự đã có đăng ký sơ bộ tại Hội nghị lần thứ nhất của các trưởng đoàn thể thao dự đại hội từ tháng 4. Theo thông tin từ Cục Thể dục-Thể thao, ở lần tham...

1 khách hàng LPBank Tuyên Quang trúng xe ô tô Toyota Camry

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tuyên Quang, LPBank trao giải thưởng đặc biệt cho khách hàng Trần Thị Lành. Ngoài ra LPBank cũng trao các giải nhất, nhì, ba với các giải thưởng là xe máy SH nhãn hiệu Honda, ti vi, tủ lạnh và sổ tiết kiệm có giá trị cho các khách hàng may mắn. Các giải thưởng nằm trong chương trình khuyến mại “Hàng triệu quà tặng - Vạn lời tri ân” dành tặng...

Na Hang phát động toàn dân phòng chống ma tuý

Các đại biểu diễu hành hưởng ứng lễ phát động. Tại buổi lễ, lãnh đạo UBND huyện Na Hang đã kêu gọi các cơ quan chức năng, ban, ngành đoàn thể, cán bộ, công chức, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân đề cao quyết tâm đẩy lùi ma túy và các tệ nạn xã hội, nâng cao tinh thần phát hiện và tố giác tội phạm, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và tái hòa...

Nhà sạch, vườn đẹp nông thôn mới

Mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” giúp người dân thôn Ba Trãng, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên) ý thức hơn trong việc tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong gia đình. Tấm biển mô hình “nhà sạch, vườn đẹp” đã trở thành niềm tự hào của nhiều gia đình ở thôn Ba Trãng, thị trấn Tân Yên. Bởi đó là kết quả từ sự chăm chút cho từng góc nhà, mảnh vườn, cho không gian sống...

Cùng chuyên mục

Đêm hội trăng rằm xứ Tuyên – Một bức tranh đầy màu sắc

Vào đêm rằm, hàng ngàn người dân Tuyên Quang cùng nhau tham gia màn diễu hành đèn lồng trên các tuyến phố. Tiếng trống hội rộn rã, tiếng cười nói râm ran tạo nên một không khí thật náo nhiệt. Điểm nhấn của lễ hội Trung thu Tuyên Quang chính là những chiếc đèn lồng khổng lồ được làm thủ công vô cùng tinh xảo. Từ những con vật ngộ nghĩnh đến những công trình kiến trúc độc đáo,...

Na Hang hồ vinh xanh giữa đại ngàn

Nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 108km về phía Bắc, Na Hang là một huyện miền núi nằm giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Na Hang thực sự là miền đất cổ tích của xứ thành Tuyên. Bên lòng hồ Na Hang, những bản làng người Dao, Tày, Nùng còn nguyên sơ đậm nét bản địa đang đợi chờ được du khách khai mở...  

Quách Beem và ca khúc gây sốt Tuyên Quang ơi!

Ca khúc Tuyên Quang ơi do ca sỹ Quách Beem sáng tác và trình bày là một sản phẩm quảng bá du lịch Tuyên Quang của Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh phối hợp thực hiện. Bài hát "gây sốt" trên mạng xã hội trong một thời gian dài với lời ca trong veo, bình an, đẹp như một bài thơ; giai điệu uyển chuyển, trữ tình, tha thiết. Một cảnh quay trong MV Tuyên Quang ơi của...

Nắm bắt cơ hội làm “đòn bẩy” phát triển du lịch

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch (VHTTDL) Đoàn Văn Việt cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,6 triệu lượt, lượng khách du lịch nội địa vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, ước đạt khoảng 76,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 416,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 7-2023, Việt Nam đã...

112 hội viên phụ nữ huyện Yên Sơn được tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Các đại biểu đã được báo cáo viên của Công an huyện Yên Sơn tuyên truyền một số nội dung cơ bản về Năm an toàn giao thông 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ CP, ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao...

Mới nhất

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương,...

Bản tin Mặt trận sáng 9/11

Bản tin Mặt trận sáng 9/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc; Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết; Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và...

cát nạo vét sông Cỏ Cò dùng để đắp đập ngăn mặn

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn thống nhất chủ trương sử dụng cát nạo vét từ Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện năm 2025. UBND thị xã Điện Bàn và Ban Quản lý...

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Mới nhất