Trang chủNewsKinh tếSửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp

Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp


Các sắc thuế quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề, nên việc sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp là vấn đề được trông đợi.





Theo Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang soạn thảo, mặt hàng nước giải khát có đường là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Ảnh: Đ.T)
Theo Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang soạn thảo, mặt hàng nước giải khát có đường là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Ảnh: Đ.T)

Chính sách thuế cần hài hòa các mục tiêu

Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ chín (tháng 5/2025). Trong đó, có một số nội dung thay đổi quan trọng như đề xuất tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia và bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Liên quan chủ đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm này, ngày 14/8, Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp – Kinh nghiệm thế giới.

Theo quan điểm của các hiệp hội doanh nghiệp, như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), cùng nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, đề xuất tăng thuế cần nghiên cứu thực tế, lộ trình khả thi, cân nhắc sức chịu đựng của doanh nghiệp, ngành hàng với lợi ích của sắc thuế, đồng thời đảm bảo sự hài hòa với các quy định, thông lệ của các nước trên thế giới.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi có thể làm tăng thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, nhưng trong trung – dài hạn sẽ làm giảm sức cầu tiêu dùng, giảm doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp, qua đó, giảm thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, tổng hòa về việc tăng hay giảm thu thuế là chưa rõ? Cần đánh giá tác động một cách thấu đáo và toàn diện, để từ đó lựa chọn hướng sửa đổi phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế của Việt Nam.

– TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Về thực trạng ngành bia, rượu, nước giải khát hiện nay, giữa bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước và thế giới có nhiều bất ổn, biến động, các doanh nghiệp đồ uống có cồn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đại dịch Covid-19, tiếp theo là xung đột ở châu Âu, Trung Đông và nhiều nơi khác đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đứt gãy nguồn cung nguyên liệu; các lệnh cấm vận về kinh tế, đặc biệt về năng lượng, và vận chuyển dẫn đến giá nguyên vật liệu tăng cao bất thường. Doanh nghiệp ngành bia, rượu nói riêng vẫn đang trong giai đoạn phục hồi và còn phải đối mặt nhiều bất lợi.

Chính sách phòng, chống tác hại của rượu, bia theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP càng làm sức tiêu dùng bia sụt giảm rất mạnh. Người tiêu dùng thay đổi xu hướng, giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm có cồn, một phần nhằm tránh bị phạt nặng theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Với những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp trong ngành đều ghi nhận doanh thu, lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2023 và đầu năm 2024. Một vài nhà máy bia đã phải tạm dừng hoạt động để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản, tối ưu hóa hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Nhiều chuyên gia kinh tế kiến nghị, chính sách cần tính toán kỹ, kẻo “lợi bất cập hại”, với hàm ý về việc điều chỉnh chính sách đối với ngành đồ uống có cồn, bao gồm việc chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời điểm hiện tại.

PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên tắc của việc đánh thuế là cần đảm bảo cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế. Theo các chuyên gia, nguyên tắc quan trọng này đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhưng không được để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng. Thực hiện nguyên tắc này, Nhà nước sẽ không tạo ra những cú sốc tăng thuế cho doanh nghiệp, xã hội, cho người lao động. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống người dân lao động không được đảm bảo, thì nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp và nguy cơ trốn thuế rất tiềm tàng…

Với tỷ lệ tăng quá cao và tiến độ tăng thuế liên tục hàng năm trong các phương án do Bộ Tài chính đề xuất hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụt giảm nặng nề về sản lượng và hậu quả sẽ là thất thu thuế. Do đó, cần xem xét, cân nhắc kỹ việc tăng thuế trong bối cảnh kinh tế hiện tại của Việt Nam, nhằm tránh gây sốc cho doanh nghiệp, mà vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV, kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV phân tích, bức tranh kinh tế toàn cầu suy giảm, phục hồi chậm sau đại dịch Covid-19, môi trường kinh doanh quốc tế có nhiều rủi ro, bất định và đều tác động khá mạnh đến nền kinh tế Việt Nam do nền kinh tế mở và hội nhập sâu rộng. Tình hình kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam 2020-2024 ghi nhận sự phục hồi không đồng đều, hành vi tiêu dùng, lối sống thay đổi, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn,  lợi nhuận bình quân toàn ngành đồ uống liên tục giảm (năm 2021 giảm 12%, năm 2022 giảm 6%, năm 2023 giảm 10-12% so với năm liền trước).

Theo TS. Cấn Văn Lực, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi có thể làm tăng thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn, nhưng trong trung – dài hạn sẽ làm giảm sức cầu tiêu dùng, giảm doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp, qua đó, giảm thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, tổng hòa về việc tăng hay giảm thu thuế là chưa rõ? Cần đánh giá tác động một cách thấu đáo và toàn diện, để từ đó lựa chọn hướng sửa đổi phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế của Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, việc điều chỉnh tăng thuế suất các mặt hàng rượu, bia trong thời gian tới là cần thiết và phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, cần hướng đến chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hài hòa với các mục tiêu và phù hợp bối cảnh cụ thể. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, liên tục có thể không mang lại hiệu quả cao như mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt đề ra.

Theo đó, việc tăng thuế làm tăng giá bán, có thể hạn chế sản xuất rượu, bia, song chưa hẳn đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng mặt hàng rượu, bia, do thực tế, việc tăng thuế cao có thể dẫn đến hàng nhập lậu tăng. Người tiêu dùng có thu nhập cao chuyển sang uống rượu, bia nhập lậu. Người tiêu dùng ở nông thôn, có thu nhập thấp, nhiều khả năng chuyển sang tự cung, tự cấp và bán lấy lãi bằng cách tự nấu rượu, tự pha chế. Hành vi này vừa không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa không đảm bảo chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Như vậy, mục tiêu hạn chế tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng khó thực hiện. Do đó, cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ thêm tác động của tăng thuế nhanh, cao theo Dự luật đến thị trường, hoạt động sản xuất – kinh doanh, người tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng.

“Nên xem xét phương án giãn thời gian tăng thuế suất có lộ trình để các doanh nghiệp có điều kiện xây dựng phương án, chuyển đổi sản xuất – kinh doanh, không bị xáo trộn quá lớn. Ví dụ, năm đầu tăng thuế suất 5%, các năm tiếp theo, thuế suất sẽ tăng theo lộ trình vài năm, thay vì một năm. Khi có chính sách hợp lý, thì sẽ hài hòa hơn các mục tiêu đặt ra của thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng thuế không quá đột ngột và có lộ trình để các tổ chức kinh doanh có thời gian chuyển đổi, không ảnh hưởng quá lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn uống, đến thị trường và người lao động trong chuỗi cung ứng liên hoàn này”, bà Nguyễn Thị Cúc nêu quan điểm.

Đánh giá đầy đủ tác động

Đại diện cơ quan quản lý thị trường cũng cho rằng, sự chênh lệch lớn về thuế suất, chi phí tuân thủ… giữa rượu, bia hợp pháp và bất hợp pháp dẫn đến sự chênh lệch giá quá cao giữa sản phẩm hợp pháp và bất hợp pháp. Điều này tạo động lực cho các đối tượng kiếm lời phi pháp, còn người dân sẽ lựa chọn giá sản phẩm rẻ hơn, tiện dụng hơn, mà không quan tâm đến chất lượng. Khi đó, tình trạng bia cỏ, rượu nút lá chuối như trước đây có thể tái diễn.

Ở phía doanh nghiệp, Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) kiến nghị lùi thời gian điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia, rượu, nước giải khát có đường đến năm 2027 để doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng và chuẩn bị cho chính sách thuế mới này.

Nghiên cứu, xem xét lại mức thuế tiêu thụ đặc biệt, đảm bảo mức thuế hợp lý với tình hình thực tế, trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động một cách toàn diện (sức tiêu dùng, mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tác động tới ngân sách, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp, tác động kinh tế – xã hội…), cũng như khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là nên tăng giá bán rượu, bia 10%.

Ngoài ra, theo Sabeco, để tránh gây sốc cho thị trường, trong khi vẫn đảm bảo các mục tiêu chung, Sabeco đề xuất giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng thuế như các lần tăng trước đây (với mức 5% so với mức hiện tại) theo phương án đối với rượu từ 20 độ trở lên và bia áp dụng từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2028 là 70%, từ ngày 1/1/2029 đến ngày 31/12/2030 là 75%, từ ngày 1/1/2031 là 80%; đối với rượu dưới 20 độ từ 1/1/2027 đến ngày  31/12/2028 là 40%, từ ngày 1/1/2029 đến ngày 31/12/2030 là 45%, từ ngày 1/1/2031 là 50%.

“Là doanh nghiệp bia hàng đầu Việt Nam, với hơn 149 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, có hệ thống 26 nhà máy sản xuất bia hoạt động trên toàn quốc và đóng góp tích cực vào ngân sách địa phương, Sabeco khẳng định luôn luôn ủng hộ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành về việc sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt làm công cụ tăng thu ngân sách và hạn chế tác hại của đồ uống có cồn, cũng như duy trì cách tính thuế theo phương pháp tương đối như hiện nay”, đại diện Sabeco chia sẻ.

Bà Trịnh Thị Vân Giang, đại diện Tiểu ban Rượu vang và Rượu mạnh (thuộc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam – EuroCham) phân tích, việc tăng thuế buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm rất nhiều chi phí hoạt động, trong khi ngành rượu vang, rượu mạnh đã và đang đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành hàng rượu vang và rượu mạnh còn phải đối mặt với những đề xuất và quy định trong thời gian tới, như tăng thuế tối thiểu toàn cầu…





Nguồn: https://baodautu.vn/sua-thue-de-thuc-day-hoat-dong-doanh-nghiep-d222345.html

Cùng chủ đề

Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe HEV

Theo Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được Bộ Tài chính hoàn thiện, ô tô điện hybrid tự sạc (HEV) từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ bị tăng thuế suất. Việc ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe PHEV và HEV góp phần giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn. Các nước đều ưu đãi...

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ngành đồ uống

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ngành đồ uống - Cần đánh giá tác động toàn diệnTăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ngành đồ uống cần có đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện đối với đối tượng trực tiếp, gián tiếp, tính hiệu quả đối với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, ngân sách, an sinh xã hội, lao động… ...

Cân nhắc khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu

PGS-TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, ông khá sốc trước đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng rượu bia. PGS-TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)   “Nếu áp mức thuế không hợp lý, các mục tiêu đặt...

Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp

Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo "Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp"Sáng ngày 14/8/2024 tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo khoa học “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” nhằm đóng góp thêm những ý kiến, giúp cơ quan soạn thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có góc nhìn đa chiều. Dự...

Đề xuất áp thuế 15.000 đồng/bao thuốc lá

Tại Hội thảo "Cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá và vai trò của chính sách thuế trong phòng chống tác hại của thuốc lá", do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 13/8, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) dẫn số liệu nghiên cứu của Hội Kinh tế y tế cho thấy, năm 2022, chi phí y tế (trực tiếp và gián tiếp) do...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp

 Xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án BT chuyển tiếp để mở đường cho các dự án mới. “Mục tiêu là làm sao xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của các dự án chuyển tiếp, theo đúng tinh thần là tạo thuận lợi cho các dự án để có cơ sở thu hút các dự án mới. Vì các dự án chuyển tiếp mà không thuận lợi thì sẽ không...

Bắt sóng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệpTrong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Cơ hội “bắt sóng” để bứt phá Các...

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác

Doanh nhân trẻ Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt NamThông qua hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, các doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản) mong muốn phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam. Phái đoàn của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ quốc tế Osaka, Nhật Bản (JCI Osaka) mới đây đã có...

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn ra khỏi diện hạn chế giao dịchDo đã nộp báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023, nên cổ phiếu của Vận tải biển Sài Gòn sẽ không bị hạn chế giao dịch kể từ ngày 11/9. Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có...

95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9

Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản khắc phục thiệt hại, hỏng hóc để đưa nhà máy đi vào sản xuất bình thường trong ngày 10/9. Ban quản lý Khu kinh tế Hải...

Bài đọc nhiều

PV Power dự định làm 1.000 trạm sạc xe điện đến năm 2035

Trong tháng 9/2024, PV Power sẽ đưa trạm sạc đầu tiên tại số 6 phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội có chi phí đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng vào hoạt động thí điểm. Trạm có trang bị 2 cổng sạc với công suất 50 - 60 kW/cổng sạc. Sau khi trạm sạc số 6 Huỳnh Thúc Kháng đi vào hoạt động, Tổng công...

Giá vàng hôm nay 9/9/2024: Vàng nhẫn đồng loạt giảm cả hai chiều

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay được điều chỉnh giảm. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,15-78,45 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua. Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng hạ 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua...

Bạc duy trì đà tăng

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 850.000 đồng/lượng mua vào và 899.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 852.000 đồng/lượng mua vào và 901.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc thế giới niêm yết ở mức giá 689.000/ounce mua vào và 694.000/ounce bán ra. Cụ thể thông tin mới nhất về giá bạc hôm...

Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ

Nông lâm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số sản phẩm, doanh nghiệp được xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm...

Từ 10/9, phương tiện chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), đặc biệt từ ngày 8 đến sáng ngày 9/9/2024, mực nước sông Kỳ Cùng dâng cao đã làm cho nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt. Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu...

Cùng chuyên mục

Bắt sóng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệpTrong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Cơ hội “bắt sóng” để bứt phá Các...

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác

Doanh nhân trẻ Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt NamThông qua hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, các doanh nghiệp Osaka (Nhật Bản) mong muốn phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam. Phái đoàn của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ quốc tế Osaka, Nhật Bản (JCI Osaka) mới đây đã có...

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu một loại cây gia vị cực phẩm, Việt Nam thu về hàng chục triệu USD Việt Nam xuất khẩu hơn 5.400 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 8 đạt 1.146 tấn...

95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9

Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản khắc phục thiệt hại, hỏng hóc để đưa nhà máy đi vào sản xuất bình thường trong ngày 10/9. Ban quản lý Khu kinh tế Hải...

Cơ hội kinh doanh cho ngành F&B

Hoa Kỳ quảng bá thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam Sắp diễn ra Triển lãm Thực phẩm, đồ uống quy tụ 650 doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh Triển lãm quốc tế, chuyên ngành nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam 2024, sẽ diễn ra vào ngày 9 - 11/10/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển...

Mới nhất

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu một loại cây gia vị cực phẩm, Việt Nam thu về hàng chục triệu USD Việt Nam xuất khẩu hơn 5.400 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu...

Nước sông Cầu dâng cao, Bắc Ninh tập trung hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng

Vào ngày 10/9, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra dọc tuyến đê hữu sông Cầu, từ khu vực xã Tam Đa (huyện Yên Phong) đến phường Vạn An (TP Bắc Ninh). Nhiều ngôi nhà của người dân trong khu vực này đã bị ngập sâu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và tài sản...

95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9

Hải Phòng: 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại trong ngày 10/9Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, khoảng 95% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đã cơ bản khắc phục thiệt hại, hỏng hóc để đưa nhà máy đi vào sản xuất bình thường trong ngày 10/9. ...

Sabeco muốn tăng sở hữu tại Bia Sài Gòn Bình Tây lên 65,9%

Sabeco dự kiến chào mua công khai 37,8 triệu cổ phiếu Bia Sài Gòn Bình Tây (SSB), nâng tổng sở hữu lên 65,9% và trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp này. Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát...

Mới nhất