Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVSửa đổi toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu...

Sửa đổi toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác phòng, chống mua bán người

Chiều ngày 7/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp

Giải quyết vướng mắc bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Tại phiên họp, trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Quá trình triển khai thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, sau 12 năm triển khai thi hành đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật để thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế; giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và trong thời gian tới.

“Việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết, khách quan nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người…”, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh.

 Thượng tướng Lương Tam Quang – Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, dự thảo Luật trình Quốc hội gồm 08 chương, 66 điều. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo Luật giữ nguyên số chương, sửa đổi, bổ sung nội dung 52/58 điều, xây dựng mới 09 điều, bỏ 01 điều, tập trung vào các nội dung cơ bản, như:

Bổ sung quy định về khái niệm “mua bán người”; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ xác định nạn nhân và quy định về các nguồn tài liệu, chứng cứ để xác định nạn nhân cùng một số căn cứ khác để xác định nạn nhân. Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm tạo sự thống nhất trong quy định của pháp luật, phù hợp với Nghị định thư về việc phòng ngừa, trừng trị và trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia), Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Các vị đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Bổ sung quy định về khái niệm “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” và bổ sung quy định về chế độ hỗ trợ, bảo vệ đối với người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, gồm: Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; Hỗ trợ y tế; Hỗ trợ tâm lý; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ chi phí phiên dịch trong quá trình xác định nạn nhân.

Bổ sung những quy định nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân so với quy định của Luật hiện hành, gồm: Tất cả nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú; Được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; Được hỗ trợ để ổn định tâm lý; Tất cả nạn nhân được trợ giúp pháp lý;…Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, phù hợp với điều kiện KT-XH của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cũng cho biết, dự thảo luật còn bổ sung các nội dung khác để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và đáp ứng yêu cầu của công tác này thời gian tới.

Sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người

Thẩm tra dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nêu rõ, Ủy ban Tư pháp tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người. Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, đầy đủ tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Đồng thời, Ủy ban Tư pháp cũng tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Điều này phù hợp với 03 nhóm chính sách lớn đã được nêu trong Tờ trình số 435/TTr-CP ngày 05/9/2023 của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga 

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, các nội dung của dự thảo Luật cơ bản đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phòng chống, mua bán người, Hiến pháp năm 2013; cơ bản thống nhất với hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để nội luật hóa đầy đủ hơn một số quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo), Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước ACTIP)… và các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với các nước.

Rà soát, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật

Liên quan đến một số quy định cụ thể của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết:

Về giải thích từ ngữ: Với tư cách là một đạo luật chuyên ngành về phòng, chống mua bán người thì việc mở rộng hơn hành vi mua bán người so với quy định của Bộ luật Hình sự là phù hợp. Tuy nhiên, giữa quy định của dự thảo Luật với Bộ luật Hình sự vẫn còn có điểm chưa đồng bộ, thống nhất. Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu để có phương án bảo đảm sự đồng bộ về khái niệm “mua bán người” giữa Luật này với quy định của Bộ luật Hình sự.

Về chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người: Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với dự thảo Luật và cho rằng, chính sách ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác phòng chống, mua bán người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn là chính sách mới, hoàn toàn đúng đắn và phù hợp thực tế, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta trong phòng chống, mua bán người tại những địa bàn này. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, trên thực tế nhiều vùng khác tuy không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn nhưng tình hình mua bán người lại xảy ra nghiêm trọng, diễn biến rất phức tạp. Do đó, đề nghị quy định ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp. Đồng thời, rà soát để bảo đảm không chồng chéo với 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt…

Về việc trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân: Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định theo hướng: người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được trợ giúp pháp lý như nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Đồng thời, đề nghị đánh giá tác động và sửa đổi, bổ sung quy định tương ứng của Luật Trợ giúp pháp lý để bảo đảm tính thống nhất.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị, cân nhắc bổ sung quy định về trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng ngừa mua bán người vào dự thảo Luật; bổ sung quy định Đồn biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh nạn nhân tự đến trình báo vào dự thảo Luật;.. Ngoài ra, Cơ quan soạn thảo cần rà soát về nội dung, ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản… bảo đảm thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

***Một số hình ảnh tại Phiên họp: 

Quang cảnh Phiên họp 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung Phiên họp

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

 Thượng tướng Lương Tam Quang – Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

Các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên họp

 Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)./.

Lê Anh – Phạm Thắng – Nghĩa Đức

Nguồn: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=87286

Cùng chủ đề

Tìm bị hại trong vụ “nữ quái” mua, bán người sang Trung Quốc

(Dân trí) - Công an tỉnh Tuyên Quang vừa bắt giữ được đối tượng có hành vi mua, bán người sau 15 năm lẩn trốn. Đơn vị này cũng phát đi thông báo tìm bị hại, nhân chứng trong vụ việc. Sáng 21/12, Công an tỉnh Tuyên Quang phát đi thông báo tìm bị hại trong vụ mua bán người sang Trung Quốc.Cụ thể, vào cuối tháng 11 vừa qua, Công an tỉnh Tuyên Quang đã bắt được đối tượng...

Lừa bán 2 đồng nghiệp qua Campuchia với giá 1.000USD

(Dân trí) - Trong lúc tìm cách lừa bán 2 đồng nghiệp sang Campuchia lấy 1.000USD, Tuế bị Công an huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, bắt giữ. Ngày 7/12, Công an huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, ra quyết định tạm giữ hình sự Ngô Văn Tuế (19 tuổi, quê Hà Nội), để điều tra hành vi mua bán người.Một ngày trước, Công an huyện Bến Cầu kiểm tra nhà nghỉ M.V. tại khu phố 1, thị trấn Bến...

Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm mua bán người trên biên giới Việt – Lào

Đấu tranh, triệt phá thành công tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô lớn... Hoạt động này góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam và Lào. Những chiến công của tình đoàn kết...

Giải cứu cháu bé sơ sinh khỏi nhóm buôn người

(Dân trí) - Khi nhóm đối tượng nữ đang thực hiện việc mua bán bé trai sơ sinh, Công an Hòa Bình đã bắt quả tang các đối tượng, giải cứu an toàn cháu bé. Ngày 13/11, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, Phòng CSHS Công an tỉnh này vừa phối hợp, bắt giữ nhóm đối tượng trong đường dây mua bán người dưới 16 tuổi.Trước đó, lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình phát hiện nhóm đối tượng...

Đại biểu đồng tình quy định nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai

Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thaiChiều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/12 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 40 – phiên họp cuối cùng năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; xem xét, thông qua Chương...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn toàn quốc Trung Quốc phát triển ngày càng hiệu...

Sáng ngày 17/6, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã hội đàm với Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Phó Tự Ứng. Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Phó Tự Ứng​ Nhiệt liệt chào...

TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHÁT HUY TIỀM NĂNG ĐỂ ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng ngày 7/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Toàn cảnh Phiên họp Hiện Đà Nẵng đang thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020...

QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 6/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe báo cáo về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Theo đó, dự án Luật gồm 173 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương, được xây dựng theo việc thực hiện chủ trương của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”. Phát...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát triển thương hiệu quốc gia gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sớm ban hành và triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển thương hiệu du...

Bài đọc nhiều

Đạo đức nghề nhà giáo là tiêu chuẩn quy định trong luật

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, một trong những tiêu chuẩn của Chuẩn nhà giáo là phải có đạo đức nghề nghiệp. Cần điều chỉnh thống nhất về đạo đức nghề nghiệp nhà giáo trong Luật Nhà giáo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN Cần điều chỉnh thống nhất Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, Trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), đạo đức nhà giáo là những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được hình thành trong lịch sử, lưu truyền, sàng...

Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự

(Dân trí) - Sau khi phiên chất vấn dành cho các bộ trưởng, trưởng ngành, thành viên Chính phủ khép lại, Quốc hội bắt đầu họp riêng về công tác nhân sự, theo thông cáo của Tổng Thư ký Quốc hội. Theo thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội, sáng 6/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực...

‘Có những buổi livestream bán hàng lên tới trăm tỉ, là thật hay ảo?’

Đại biểu Quốc hội 2 lần hỏi 'có những buổi livestream bán hàng lên tới cả trăm tỉ đồng, là thật hay ảo, Bộ Công thương có biết hay không', nhưng Bộ trưởng Bộ Công thương chưa trả lời. Chiều 4.6, Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên. Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương...

Phó Thủ tướng: Nghiên cứu nhập vật liệu từ Campuchia để xây cao tốc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, ngoài thí điểm dùng cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án cao tốc, Chính phủ còn chỉ đạo nghiên cứu dùng đá xay, nhập vật liệu từ Campuchia. Chiều 4/6, sau khi Bộ trưởng TN-MT Đặng Quốc Khánh giải trình, trả lời nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có phát biểu làm rõ thêm một...

Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn về kiểm toán, văn hóa-thể thao và du lịch

Hôm nay, Tổng kiểm toán Nhà nước sẽ thông tin về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán và Bộ trưởng VHTTDL trả lời chất vấn về chế độ chính sách cho nghệ sỹ. Hôm nay, 5/6, tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ dành cả ngày để tập trung chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực kiểm toán...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Người đàn ông ở Bình Dương chạy ô tô ngược chiều còn đe doạ đánh tài xế xe tải

(NLĐO) - Người đàn ông ở Bình Dương chạy ô tô ngược chiều, còn có thái độ dọa nạt chửi bới, tay còn cầm một sợi dây...

Đội trưởng đá xấu nhận thẻ đỏ, Indonesia bị loại khỏi AFF Cup 2024

Việc đội tuyển Việt Nam thắng đậm Myanmar ở trận đấu cùng giờ là tin vui cho 2 đối thủ còn lại, đặc biệt là Indonesia khi họ chỉ cần trận hòa. Tuy nhiên, trên sân nhà Manahan (Surakarta, Indonesia) tối 21/12, đội bóng xứ vạn đảo lại không thể hoàn thành nhiệm vụ có điểm trước Philippines.Indonesia...

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Quang Hải, Xuân Son ghi bàn, tuyển Việt Nam vào bán kết gặp Singapore

(Dân trí) - Sự bùng nổ ở hiệp 2 đã giúp đội tuyển Việt Nam thắng Myanmar 5-0 trên sân Việt Trì (Phú Thọ) tối 21/12 ở lượt cuối bảng B. Đoàn quân HLV Kim Sang Sik sẽ gặp Singapore ở bán kết AFF Cup 2024.Với sự hiện diện của tiền đạo Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam áp đảo hoàn...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 30 năm Ngày truyền thống Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng III

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng III, Bộ Tham mưu, Quân khu 5 (20/12/1994 - 20/12/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn...

Mới nhất