Trang chủNewsChính trịSửa đổi luật, loại bỏ xin – cho

Sửa đổi luật, loại bỏ xin – cho

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đấu thầu.

Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Anh thay
Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đoạn qua huyện Mê Linh (Hà Nội). Ảnh: Lê Khánh.

Dự thảo Luật nhằm tập trung sửa đổi những quy định có mâu thuẫn, đang gây vướng mắc, yêu cầu cấp bách cần sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Chấm dứt hoạt động dự án chậm tiến độ, gây lãng phí đất đai

Cụ thể, Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng, về sửa đổi Luật Quy hoạch được sửa đổi một số nội dung của Luật Quy hoạch như: quy định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành với các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia nhằm giải quyết vướng mắc về căn cứ lập quy hoạch khi quy hoạch cấp trên chưa được phê duyệt. Phân quyền cho UBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh và bổ sung quy định điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch để tạo chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong tổ chức thực hiện quy hoạch.

Về sửa đổi Luật Đầu tư, ông Dũng cho rằng, Luật này sửa đổi, phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho UBND cấp tỉnh đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Quy định việc chấm dứt hoạt động đối với các dự án chậm tiến độ, dự án không được triển khai thực hiện trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai nhằm giải phóng nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội.

Về sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Bộ trưởng Bộ KHĐT cho hay, Luật này bổ sung loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán để áp dụng đối với các công trình kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công do nhà đầu tư tự đề xuất đầu tư xây dựng và chuyển giao cho Nhà nước mà không yêu cầu thanh toán chi phí đầu tư xây dựng.

Về cơ chế tài chính đối với dự án PPP thì áp dụng cơ chế linh hoạt trong việc bố trí nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP theo hướng tiếp tục quy định tỷ lệ vốn nhà nước ở mức 50% và giao Thủ tướng Chính phủ hoặc HĐND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia cao hơn nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư đối với dự án. Phân cấp cho HĐND thẩm định cấp cơ sở thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Còn sửa đổi Luật Đấu thầu thì sửa đổi một số nội dung, cho phép phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi dự án được phê duyệt hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trước khi điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết nhằm góp phần tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu. Đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác để tháo gỡ vướng mắc, tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, bảo đảm quyền lợi của các đối tượng trong quá trình tham dự thầu.

Thẩm tra dự án Luật, ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, hồ sơ Dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến công tác quy hoạch, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu, trong đó có những quy định liên quan trực tiếp đến nguồn lực, ngân sách nhà nước, thẩm quyền, phân cấp, phân quyền cho bộ, ngành, địa phương, thủ tục hành chính.

Về thu hồi dự án, ĐBQH Hoàng Duy Chinh (Đoàn Bắc Kạn) đề nghị, quy định chặt chẽ hơn theo hướng, nếu thực hiện không đúng cam kết cần phải thu hồi dự án, thay vì chậm trễ đưa đất vào triển khai mới thu hồi như luật hiện hành. Đồng thời sửa đổi quy định về cấp phép đầu tư chặt chẽ hơn, đảm bảo không lãng phí nguồn lực.

Theo ĐBQH Vũ Đại Thắng (Đoàn Quảng Bình), Luật Đầu tư, Luật PPP và Luật Đấu thầu là những luật mới được thông qua nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể, có những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, chậm giải ngân, chậm trễ trong thủ tục đầu tư, chờ đợi giữa quy hoạch cấp này với quy hoạch cấp khác, chậm trễ trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng. Do đó, việc Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi tổng thể các điều khoản còn vướng mắc, xung đột lẫn nhau là cần thiết, cấp bách. Nếu không sẽ gây lãng phí nguồn lực của đất nước.

anhbaichinh.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quang Vinh.

Tạo bình đẳng theo cơ chế thị trường

ĐBQH Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội tỏ sự cần thiết ban hành Luật “1 luật sửa 4 luật” nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên thực tế, nhất là các vấn đề liên quan đến Luật quy hoạch và pháp luật chuyên ngành cần đều chỉnh.

Về Luật Quy hoạch, theo ông Thi, tại Luật Địa chất khoáng sản và Luật Điện lực chưa có sự đồng bộ thống nhất với Luật Quy hoạch, do đó cần phải xử lý ngay. Hiện nay có các quy hoạch chuyên ngành quy định chi tiết nhiều thông số cụ thể. Điện có phát triển mạng lưới cấp điện nhưng theo quy hoạch hiện không còn nữa và tích hợp vào quy hoạch tỉnh trong khi không chi tiết cụ thể. Thực tế các thông số cần có sự điều chỉnh kịp thời.

Hay như Thủ tướng phê duyệt điện lực quốc gia. Chính phủ đề xuất giao quyền này cho Bộ trưởng Bộ Công thương. Về nguyên tắc cấp nào phê duyệt thì cấp đó điều chỉnh quy hoạch. Còn cấp tỉnh thì giao cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Vì vậy vấn đề trên cần xem xét nghiên cứu. Nếu điều chỉnh cần điều chỉnh ngay để tháo gỡ vướng mắc.

Liên quan đến Luật Đầu tư, ông Thi nhấn mạnh yêu cầu phát triển kinh tế biển rất lớn, trung ương đã có nghị quyết chuyên đề về chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 20245. Trong đó, phấn đấu đóng góp của các tỉnh có biển đóng góp vào tăng trưởng của đất nước từ 70-75% GDP. “Hiện các dự án đầu tư trên đất liền đã rõ, còn các dự án trên biển không nêu rõ thẩm quyền trách nhiẹm. Ví dụ vấn đề điện gió ngoài khơi cần nghiên cứu bổ sung là tạo điều kiện cho phát triển các địa phương có biển trong thời gian tới” – ông Thi nói.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cũng cho rằng, trong điều chỉnh quy hoạch cần quan tâm, cấp nào phê duyệt thì cấp đó điều chỉnh. Tuy nhiên điều chỉnh cục bộ cần phân cấp nhưng không được thay đổi mục tiêu dự án và không gian. “Ví dụ quy hoạch xây trường học nhưng lại điều chỉnh đẩy trường ra chỗ khu vực xa thì không đảm bảo vấn đề về không gian. Ngược lại nhà máy điện rác Thiên Ý không cho điều chỉnh công suất từ 70-90MW là vô lý khi vẫn ở vị trí đó, chỉ thay đổi công suất” – ông Cường ví von.

Về Luật PPP, theo ông Cường, phải tạo sự hấp dẫn. Bởi hiện các nhà đầu tư “sợ” PPP, không dám vào vì cơ chế rủi ro. “Ví như các dự án giao thông thu phí, giờ không cho thu phí thì ai dám đầu tư. Do đó, cần cơ chế xử lý rủi ro, cam kết cùng chia sẻ và trách nhiệm, trong đó quy rõ cả trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án PPP. Nếu không nhà đầu tư sợ không dám vào”.

Đối với dự án BT, ông Cường nói “như con dao 2 lưỡi”. Bởi lợi ích lớn, hiệu quả cao nếu quản lý tốt. Nếu không thì ngược lại. Do đó phải kèm điều kiện thời gian nhanh, chi phí nhanh. Phải bình đẳng theo cơ chế thị trường, chứ tạo ra “rào cản”, tiêu cực thì không được.

Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Về Luật PPP, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, chúng ta có nhiều phương thức huy động nguồn lực xã hội (thị trường chứng khoán, trái phiếu). Phương thức đối tác công tư là hình thức huy động nguồn lực xã hội. Phó Thủ tướng Thường trực nêu ví dụ, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam chuẩn bị bàn thì nguồn lực nhà nước chỉ là một phần, phải huy động các nguồn lực khác thì mới làm được.

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, các nước hiện nay không ngừng đổi mới, cải cách. Nếu Việt Nam không đổi mới, cải cách thì chắc chắn các nhà đầu tư sẽ không đến hoặc đến rồi lại đi. Nhà nước hiện có rất nhiều quyền. Quyền cho làm gì, cho ai làm, làm ở đâu, làm như thế nào? Còn nhà đầu tư thì chỉ có một quyền đó là “không làm”. Vì vậy thiết kế Luật phải hài hòa giữa quản lý nhà nước, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn kinh doanh, đầu tư. Nếu các quy định của luật, pháp luật không làm được điều này thì đất nước sẽ mất cơ hội. Mất cơ hội là mất hết, mất công ăn việc làm cho người dân, mất thu ngân sách nhà nước, mất cơ hội phát triển.

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, trước đây chúng ta xây dựng pháp luật chủ yếu là để quản lý nhưng bây giờ không chỉ quản lý mà còn phải thúc đẩy phát triển. Phải bỏ “không quản được thì cấm” và “xin – cho”. Rồi quyền anh quyền tôi. Các bộ ngành cũng hay níu kéo quyền anh, quyền tôi từ luật chung đến luật chuyên ngành, mà chủ yếu là tạo ra thủ tục, tạo ra quyền lực. Khi có quyền lực thì sẽ có quyền lợi, lợi ích nhóm và lợi ích cá nhân lồng vào. Điều đó làm cản trở phát triển đất nước. Lần này phải khắc phục, và lần này định hướng chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, phân cấp phân quyền triệt để hơn, cắt giảm thủ tục hành chính thực chất hơn. Các thủ tục phải ngắn gọn để tiết giảm thời gian, chi phí, cho nhà đầu tư, không đánh mất cơ hội của các nhà đầu tư.

Ngày làm việc thứ 9, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Ngày 30/10, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Buổi sáng: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể để nghe các nội dung: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu…

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể để tiến hành các nội dung sau:

Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân. Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân… Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe các nội dung: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương…



Nguồn: https://daidoanket.vn/sua-doi-luat-loai-bo-xin-cho-10293474.html

Cùng chủ đề

Chính phủ chính thức trình Quốc hội “1 Luật sửa 7 Luật”

Ngày 29/11, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. ...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi một số điều của 7 luật

Tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật về tài chính cũng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nên cần phải được rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện...

Sửa đổi Luật để tháo gỡ vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Theo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ, việc xây dựng, ban hành Dự án Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, pháp luật về công tác quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Dự án luật được xây dựng bám...

7 luật nào đang tạo điểm ‘nghẽn’ cản trở kinh tế tăng trưởng?

Theo Bộ Tài chính, thực hiện văn bản 322/TB-VPCP ngày 15/7/2024 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật, cụ thể là "Tập trung rà soát, xử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh thu du lịch 10 tháng năm 2024 ước đạt trên 9.400 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, lượng khách du lịch đến Hải Phòng ước đạt trên 7,8 triệu lượt khách, tăng 14,1% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch ước đạt trên 9.400 tỷ đồng. Sau cơn bão số 3, du...

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia

Thủ tướng cho biết với hội nghị lần này Việt Nam mong muốn các đối tác, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư phát huy vai trò tiên phong trong dẫn dắt, định hướng phát triển cho tương lai. ...

Phát huy hiệu quả chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được tỉnh Bình Thuận quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh. ...

Tập trung nguồn lực hỗ trợ nhà ở giúp người dân vùng khó

Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc (DTTS) thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thái Nguyên đã tập trung nguồn lực hỗ trợ nhà ở giúp người dân tại các khu vực khó khăn ổn định cuộc sống. ...

Siết quản lý trường tư thục và có yếu tố nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập Phòng Giáo dục tư thục và có yếu tố nước ngoài trực thuộc Sở. Điều này xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố phát triển nhanh, nhu cầu học tập của học sinh cũng ngày càng đa dạng. ...

Bài đọc nhiều

Tăng cường quan hệ truyền thống Việt Nam – Venezuela

Tăng cường quan hệ truyền thống Việt Nam - Venezuela Chiều qua (29/10), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp bà Delcy Rodríguez Gómez, Phó Tổng thống Thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) nhân dịp thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp bà Delcy Rodríguez Gómez, Phó Tổng thống Thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ...

Chính phủ chính thức trình Quốc hội “1 Luật sửa 7 Luật”

Ngày 29/11, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. ...

Việt Nam nâng cao vị thế với các cường quốc kinh tế và năng lượng tại Trung Đông

Việt Nam và UAE thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 1/8/1993. Kim ngạch thương mại song phương những năm gần đây luôn đạt khoảng 5 tỷ USD. Tính đến tháng 6/2024, UAE có tổng cộng 41 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt gần 72 triệu USD. Những năm gần đây, UAE chủ động thúc đẩy xu thế hòa dịu tại khu vực và tích cực triển khai chính...

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam được thăng quân hàm cấp tướng

Ngày 29/10, theo thông tin Công an tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định về việc thăng cấp bậc hàm cấp tướng sĩ quan Công an nhân dân đối với Đại tá Nguyễn Hữu Hợp. ...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật nguyên Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và nguyên Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Theo Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia

Thủ tướng cho biết với hội nghị lần này Việt Nam mong muốn các đối tác, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư phát huy vai trò tiên phong trong dẫn dắt, định hướng phát triển cho tương lai. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xác định phòng, chống lãng phí giống với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau phiên họp thứ 26 đến nay và chủ...

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba sẽ thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 - 3/11/2024. Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez. Ảnh: Internet. Theo Thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba...

Sáng kiến hợp tác đầu tư, hướng đến tương lai phát triển bền vững, thịnh vượng

Ngày 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (Future Investment Initiative – FII) lần thứ 8 và có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị. Hội nghị sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 với chủ đề "Chân trời vô tận: đầu tư hôm nay, định hướng tương lai" được diễn ra từ ngày 29-31/10/2024, tại Thủ đô Riyadh,...

Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế

Ngày 31/10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. ...

Mới nhất

Bộ GDĐT yêu cầu báo cáo

Bộ GDĐT vừa có công văn trả lời về việc tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh Bắc, ở địa chỉ TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. ...

Quy định mới về tách thửa, hợp thửa tại TP.HCM

Ngày 31/10, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ký ban hành quyết định quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 60/2017/QĐ-UBND...

TP HCM sắp có 1.000 căn hộ giá chỉ khoảng 37 triệu đồng/m2 tung ra thị trường | Dự án | Tài Chính

(NLĐO)- Gần 1.000 căn hộ tại dự án Conic Boulevard đã xây hoàn thiện, chuẩn tung ra thị trường với giá chỉ khoảng 37 triệu đồng/m2. Công ty...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không tinh gọn bộ máy không phát triển được, nên cần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư. Sáng 31/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố...

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức. Hội nghị có sự tham dự Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung; Phó Cục trưởng Cục Xuất...

Mới nhất