Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamSửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn


Khắc phục triệt để những tồn tại, vướng mắc

Luật Điện lực năm 2004 và các luật sửa đổi, bổ sung đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực điện lực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều, thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện. Đồng thời, giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Điện lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), sáng 15/7/2024. Ảnh: VGP

Đơn cử, về quy hoạch phát triển điện lực, cơ chế, chính sách đối với ngành Điện còn thiếu đồng bộ. Cụ thể, Luật Điện lực chưa có đủ quy định, chế tài để đảm bảo triển khai thực hiện các dự án điện lực tuân thủ quy hoạch được duyệt; chưa có quy định phối hợp giữa các Bộ ngành, địa phương trong quản lý, xử lý các chủ đầu tư các dự án nguồn điện triển khai bị chậm tiến độ, kéo dài, không có giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, thiếu tính tuân thủ và sự phối hợp, ủng hộ của địa phương đối với quy hoạch đã được phê duyệt, chậm bố trí nguồn lực (đất đai,…) để triển khai dự án.

Đối với đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, hiện nay còn rất nhiều thôn, bản, một số đảo, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo vẫn chưa được sử dụng điện hoặc có điện nhưng không bảo đảm an toàn, những khu vực này đều có suất đầu tư rất cao, nhưng không có hiệu quả về kinh tế – tài chính. Việc huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư cấp điện là một thách thức rất lớn, không khả thi. Như vậy, cần thiết điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Điện lực năm 2004, quy định cụ thể việc sử dụng vốn đầu tư công cho đầu tư phát triển lưới điện vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Với chính sách giá điện, về việc tính đúng, tính đủ và lợi nhuận hợp lý của các đơn vị điện lực cần thiết phải kế thừa những nguyên tắc đang được quy định tại Luật Điện lực và tiếp tục bổ sung chính sách phù hợp theo hướng giá điện đảm bảo phản ánh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện hợp lý, hợp lệ của đơn vị điện lực và được thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực. Bên cạnh đó, bổ sung chính sách giá điện đảm bảo khuyến khích khách hàng sử dụng điện có hiệu quả và tiết kiệm.

Luật Điện lực hiện hành quy định “Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng”. Vì vậy, cần thiết bổ sung quy định chính sách về việc giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giữa các vùng miền phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện; áp dụng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ năng lượng cao; đồng thời quy định Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình giảm bù chéo giá điện.

Đối với công tác vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, Luật Điện lực hiện hành thiếu quy định về phân cấp cụ thể cho Bộ Công Thương – là Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện trách nhiệm quy định, hướng dẫn các vấn đề kỹ thuật, vận hành hệ thống điện để cập nhật, điều chỉnh các quy định kỹ thuật, vận hành hệ thống điện để đáp ứng yêu cầu thực tế của hệ thống điện quốc gia phải thường xuyên cập nhật theo thực tiễn đổi mới công nghệ và mức độ phát triển của xã hội.

Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi), ngày 12/4/2024.

Những mục tiêu quan trọng

Luật Điện lực sửa đổi được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nghị quyết số 55-NQ/TW; Nghị quyết số 36-NQ/TW; Nghị quyết 08-NQ/TW; Nghị quyết số 16/2021/QH15; Kết luận số 76-KL/TW; Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15; Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, hoàn thiện Luật Điện lực nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời, khắc phục các vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Điện lực hiện hành.

Qua đây cũng tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế – xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.

Đổi mới các nội dung quy định tại Luật nhằm nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành Điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.

Việc ban hành Luật Điện lực sửa đổi cũng nhằm xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng bền vững, đồng thời, hoàn thiện quy định trong quá trình sử dụng điện nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, giảm thiểu thiệt hại cho gia đình và xã hội.

Đặc biệt, nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp phù hợp với đặc thù của ngành Điện lực là ngành kỹ thuật, thường xuyên thay đổi để phù hợp với sự cải tiến của khoa học, kỹ thuật, góp phần tích cực trong công tác bảo đảm an ninh cung cấp điện.

Những nội dung đáng chú ý

Với vai trò là cơ quan soạn thảo, Bộ Công Thương đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nhận diện rõ tồn tại, khoảng trống pháp luật trong lĩnh vực điện lực để hoàn thiện, bổ sung. Việc soạn thảo dự án Luật tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành nhằm hoàn thiện quy định pháp luật để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 130 điều; các Chương của dự thảo Luật được sắp xếp, bố cục lại khoa học. Dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện. Cùng đó, bỏ 4 điều (tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực; thanh tra điện lực), gộp 4 điều vào các điều khác (chủ yếu về nội dung chính sách phát triển về đầu tư, tiết kiệm điện và giá điện).

Dự thảo cũng bổ sung 68 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, đặc biệt quy định về phát triển điện gió ngoài khơi), năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp (như hydrogen), cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần…

Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia, đầu tư cho phát triển điện lực phải “đi trước một bước” trong phát triển kinh tế – xã hội. Hoàn thiện thể chế về phát triển điện lực là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở để phát triển mọi lĩnh vực, ngành kinh tế và phục vụ đời sống Nhân dân.

Luật Điện lực (sửa đổi) cần thiết được sớm hoàn thiện và ban hành để triển khai trong thực tiễn đời sống. Qua đó, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển điện lực, xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khắc phục triệt để các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004; bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ Nhân dân.

Phạm Ngọc



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/d244b2ca-5184-4c07-8444-e8561fad6e7f

Cùng chủ đề

Cộng đồng người Việt Nam tại Lào ngày càng phát triển, đoàn kết, hướng về đất nước

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng rằng, cộng đồng Việt Nam tại Lào sẽ ngày càng phát triển, đoàn kết, hướng về đất nước; luôn gìn giữ, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, thương yêu, đoàn kết, hỗ trợ nhau. Chiều tối 18/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại...

Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật giáo dục năm 2024

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT cùng hơn 380 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác pháp chế tại các sở GDĐT, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm trên toàn quốc. Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GDĐT) Mai Thị Anh phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GDĐT) Mai Thị Anh cho...

TP.HCM tiêu thụ nhiều thực phẩm từ Đồng Nai, giờ bắt tay kiểm soát chất lượng

Nhiều đơn vị sản xuất cho rằng liên kết kiểm soát là tốt nhưng khâu quan trọng nhất là cần kiểm soát chất lượng đầu vào, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật... để khâu sản xuất được lành mạnh.Ông Nguyễn Nguyên Phương cho rằng giá cả và chất lượng là yếu tố quyết định đến sản phẩm. Sản phẩm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Hồng Thanh được bổ nhiệm Trưởng Ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu Petrovietnam

Tham dự và trao quyết định có Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng; Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn; các Thành viên HĐTV Petrovietnam: Bùi Minh Tiến, Trần Bình Minh; cùng đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn; tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu (CNK&LHD). Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trao quyết định cho Trưởng ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu...

Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp

Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN: Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp | 18/10/2024 Lượt...

Nguy cơ mắc uốn ván do lội nước bẩn mùa mưa bão

Diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, nhiều trận mưa bão, lũ quét liên tục xảy ra, kéo theo đó là nguy cơ gia tăng các ca mắc bệnh uốn ván do lội nước bẩn. Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo khẩn cấp về tình trạng này, kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC)...

“Tôi tự tin rằng Vietravel sẽ có tên trân trọng trong lịch sử các hãng lữ hành của Việt Nam”

Hoạt động trong 2 lĩnh vực khó khăn nhất là du lịch và hàng không nhưng có cảm giác năng lượng của người đứng đầu Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ luôn tỷ lệ nghịch với những gì Ông đang đối mặt. Bởi với doanh nhân này, muốn phát triển kịp với thời đại, đòi hỏi phải bước ra khỏi vùng an toàn. Bước ra để nhìn lại, đánh giá, tạo ra đường đi rõ hơn, xây dựng hướng đúng...

Báo Kinh tế & Đô thị ra mắt Tòa soạn Hội tụ và Hệ sinh thái số

Kinhtedothi - Sáng nay (17/10), Báo Kinh tế & Đô thị chính thức ra mắt tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số. Đây không chỉ là một bước đột phá về mặt công nghệ, mà còn nhằm nâng cao chất lượng nội dung qua đó mang lại sự trải nghiệm tốt hơn cho độc giả. Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các cơ quan Trung ương và của Hà Nội đã gửi lẵng hoa...

Bài đọc nhiều

Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam

Quang cảnh Diễn đàn. Tham dự Diễn đàn có ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI; TS. Nguyễn Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương; Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp; cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương và doanh nghiệp. Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc Diễn đàn. Phát...

Ông Nguyễn Hồng Thanh được bổ nhiệm Trưởng Ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu Petrovietnam

Tham dự và trao quyết định có Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng; Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn; các Thành viên HĐTV Petrovietnam: Bùi Minh Tiến, Trần Bình Minh; cùng đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn; tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu (CNK&LHD). Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trao quyết định cho Trưởng ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu...

Petrovietnam dẫn đầu Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024

Ngày 16/10, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times tổ chức Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ 21 (2003-2024). Tại chương trình, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam. Tham dự Chương trình có đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các Hiệp hội, các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo

Công nghiệp năng lượng là một trong ba trụ cột phát triển của Quảng Trị Tham gia đoàn công tác Trung ương có: Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng,...

Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp

Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN: Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp | 18/10/2024 Lượt...

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Hồng Thanh được bổ nhiệm Trưởng Ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu Petrovietnam

Tham dự và trao quyết định có Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng; Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn; các Thành viên HĐTV Petrovietnam: Bùi Minh Tiến, Trần Bình Minh; cùng đại diện lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn; tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu (CNK&LHD). Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng trao quyết định cho Trưởng ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu...

Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp

Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN: Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp | 18/10/2024 Lượt...

Chuyên gia thuế chỉ cách đo lường tác động áp 5% thuế GTGT đối với phân bón

Phó Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Đình Cư đưa ra công thức hạch toán cho thấy với phương án áp thuế GTGT 5% đối với phân bón, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên đúng bằng số thuế được khấu trừ, trong khi người nông dân không phải chịu tác động làm tăng chi phí sản xuất. Tại tọa đàm "Tham vấn ảnh hưởng của việc áp thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5%...

Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam

Quang cảnh Diễn đàn. Tham dự Diễn đàn có ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI; TS. Nguyễn Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương; Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp; cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương và doanh nghiệp. Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc Diễn đàn. Phát...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo

Công nghiệp năng lượng là một trong ba trụ cột phát triển của Quảng Trị Tham gia đoàn công tác Trung ương có: Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng,...

Mới nhất

Khai trương không gian trải nghiệm máy tính AI sử dụng công nghệ Nvidia

DNVN - Ngày 18/10, FPT Shop chính thức khai trương hai không gian trải nghiệm công nghệ AI PC tiên tiến, hợp tác cùng Nvidia tại cửa hàng FPT Shop 45 Thái Hà, Hà...

Bổ nhiệm 2 Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1226/NQ-UBTVQH15 (Nghị quyết số 1226) và Nghị quyết số 1228/NQ-UBTVQH15 (Nghị quyết số 1228) về việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Lào

(TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-gap-go-dai-dien-cong-dong-nguoi-viet-tai-lao-post986115.vnp

Việt Nam-Australia ký Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giai đoạn 2024-2027

Ngày 18/10, tại Adelaide, Australia, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Australia lần thứ 6 (FMM-6). ...

Mới nhất