Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25/8/1947, tại Diễn Châu, Nghệ An.
Trong làng văn nghệ Việt Nam, Nguyễn Trọng Tạo là một nghệ sỹ đa tài. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều ca khúc đậm chất dân gian đi vào lòng người, như “Làng quan họ quê tôi,” “Khúc hát sông quê,” “Tình ca bên một dòng sông”…
Nhưng sự nghiệp lớn nhất của ông lại là thơ. Ông là tác giả của những tập thơ, trường ca, như “Đồng dao cho người lớn,” “Nương Thân,” “Thế giới không còn trăng,” “Con đường của những vì sao” (Trường ca Đồng Lộc), “Trường ca Biển mặn”…
Không ít thi phẩm của ông được phổ nhạc, tiêu biểu như “Một dại khờ một tôi” (nhạc sỹ Phú Quang), “Cỏ và mưa” (nhạc sỹ Giáng Son)…
Ngoài ra, ông còn vẽ bìa cho nhiều cuốn sách, vẽ minh họa và tham gia thiết kế mỹ thuật cho nhiều tờ báo, tạp chí…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Hội nghị.
Hội nghị thống nhất đánh giá, năm 2018, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân triển khai toàn diện các nhiệm vụ; trong đó tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt công tác.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã đạt được.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặc biệt lưu ý, phải tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với nhân dân, củng cố vững chắc thế trận lòng dân, tăng thêm niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội…
Tham dự Kỳ họp có đại diện lãnh đạo 30 bộ, ngành, địa phương của hai nước.
Hai bên hài lòng trước các kết quả triển khai Chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2018 trên tất cả các lĩnh vực, theo đó, quan hệ chính trị-đối ngoại ngày càng gắn bó, tin cậy; hợp tác quốc phòng-an ninh ngày càng chặt chẽ, góp phần giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước; hợp tác kinh tế có nhiều tiến triển tích cực; hợp tác giáo dục đào tạo được đẩy mạnh…
Tại kỳ họp này, có 6 văn kiện hợp tác đã được ký: Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào năm 2019; Biên bản Kỳ họp lần thứ 41 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào; Thỏa thuận tài trợ 300 tấn hạt giống lúa của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Lào; Thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác giáo dục năm 2019 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào; Biên bản bàn giao – tiếp nhận Dự án Đài phát thanh phát hình tại tỉnh Savanakhet, Lào; Biên bản bàn giao tiếp nhận Dự án khoa tiếng Việt tại Đại học Suphanouvong và Đại học Champasak, ký túc xá lưu học sinh nước ngoài tại Đại học Quốc gia Lào và Trường Trung học Phổ thông hữu nghị Lào-Việt Nam giai đoạn 2.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đến chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Với 1.137km đường biên giới chung, hợp tác giữa các tỉnh dọc biên giới Việt Nam và Campuchia luôn được lãnh đạo hai nước đặc biệt quan tâm.
Từ hội nghị lần thứ 9 tại Phnom Penh đến nay, hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan Trung ương của hai nước cũng như quan hệ giữa các tỉnh biên giới tiếp tục được thúc đẩy toàn diện, đạt nhiều kết quả tích cực.
Hai bên bày tỏ quyết tâm thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giữa các tỉnh biên giới, chú trọng kết nối các tuyến giao thông vận tải, điện năng, du lịch, viễn thông, ngân hàng; đẩy mạnh giao thương tại các cửa khẩu, sớm ký kết Hiệp định Thương mại biên giới; đưa chợ biên giới kiểu mẫu tại xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum; sớm ký kết Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam-Campuchia và Bản ghi nhớ về bổ sung, sửa đổi Hiệp định về Vận tải đường thủy Việt Nam-Campuchia.
Kết thúc Hội nghị, hai bên đã ra Báo cáo trung tâm và Thông cáo chung.
Báo cáo tại Hội nghị cho biết năm 2018 thu ngân sách vượt so với dự toán với tỷ lệ khá cao so với nhiều năm gần đây. Tính đến hết 31/12/2018, thu cân đối Ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1,42 triệu tỷ đồng tỷ đồng, vượt 103,5 nghìn tỷ đồng (tăng 7,8%) so dự toán.
Công tác điều hành chi Ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, tích cực với phương châm chặt chẽ, tiết kiệm xuyên suốt từ khâu phân bổ dự toán cho đến quá trình thực hiện. Bội chi Ngân sách nhà nước năm 2018 ước dưới 3,6% GDP thực hiện (dự toán 3,7% GDP).
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả mà ngành tài chính cả nước đã đạt được trong năm 2018: “Năm nay các đồng chí đã hoàn thành vượt mức mọi công tác của Đảng, Nhà nước giao trong đó thu ngân sách vượt tới 7,8% dự toán.
Đây cũng là năm đầu tiên thu ngân sách Trung ương vượt 4,3% dự toán và thu ngân sách địa phương vượt 12,5% dự toán. Từ chỗ vay ngân hàng để chi các khoản thì vài năm trở lại đây đã có thặng dư ngân sách. Đây là điều đáng mừng cho quốc gia gần 100 triệu dân.”
Về những nhiệm vụ của năm 2019, nhấn mạnh đến yêu cầu “bứt phá,” cao hơn 2018, Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính phấn đấu tăng thu ngân sách với mức tổng thu trên 1,45 triệu tỷ đồng (năm 2018 đạt hơn 1,42 triệu tỷ đồng); tiếp tục giảm chi thường xuyên.
Có 10 giải thưởng cho tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. Nổi bật có thể kể đến tập thơ “Nhặt lại tháng ngày rơi” của tác giả Trần Trương (Hội Nhà văn Việt Nam); phim truyện điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn” của đạo diễn Lộc Trần – Kay Nguyễn (Hội Điện ảnh Việt Nam) và kịch bản “Tổ quốc nơi cuối con đường” của tác giả Lê Thu Hạnh.
55 giải thưởng cho các tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật địa phương (gồm: 1 giải A; 7 giải B; 17 giải C; 26 giải Khuyến khích và 4 giải cho Tác giả trẻ). Giải A được trao cho tác giả Lò Văn Hợp (Đồng Nai) với tác phẩm ảnh “Chung sức.”
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: Giải thưởng của Liên hiệp ngày càng chuyên nghiệp hóa, hiệu quả. Đây cũng là hình thức tổng kết quan trọng nhất đánh giá trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của văn nghệ sỹ.