Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhSử dụng ngân sách nhà nước có nơi chưa hiệu quả, còn...

Sử dụng ngân sách nhà nước có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí


Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 7/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về “Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về Báo cáo Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Đại biểu đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước. Trong đó, thu ngân sách năm 2022 vượt dự toán 28,8%, thu từ các khu vực doanh nghiệp nhà nước, FDI, kinh tế ngoài quốc doanh đều đạt và vượt dự toán, cân đối ngân sách chi thực hiện mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giảm nợ công và bội chi ngân sách.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, còn một số hạn chế cần quan tâm khắc phục. Trong đó, số liệu báo cáo của Chính phủ và bộ, ngành liên quan thực hiện vốn ngân sách nhà nước còn một số bất cập. Số liệu báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của Chính Phủ còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách; đặc biệt số quyết toán chi ngân sách nhà nước giảm 407.317 tỷ, số bội chi ngân sách nhà nước giảm 49.317 tỷ. Như vậy giảm nhiều so với dự toán. Điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, lập dự toán ngân sách Nhà nước các năm sau.

Sử dụng ngân sách nhà nước có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình, thống kê tổng hợp đánh giá của cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo về ngân sách nhà nước và các cơ quan đơn vị liên quan hướng đến số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước thực chất hơn.

Vấn đề thứ hai, đại biểu cho biết, một số khoản chi ngân sách đạt thấp so với dự toán; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của một số bộ, ngành, địa phương đạt thấp so với kế hoạch vốn được giao. Số chuyển nguồn sang năm sau rất lớn; quyết toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 bằng 86,7% so với dự toán. Chi đầu tư phát triển đạt trên 71%, chi thường xuyên không đạt dự toán, số chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 rất lớn và tăng nhiều so với năm 2021. Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo và dạy nghề chỉ đạt 56,9% dự toán; chi cho y tế, gia đình chỉ đạt trên 43%…

Đại biểu Đỗ Thị Lan khẳng định, nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương có nhu cầu rất lớn nhưng không bố trí được kinh phí để thực hiện, trong khi phải hủy bỏ dự toán ngân sách. Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia chỉ đạt 37,7% dự toán, có địa phương đạt dưới 10%. Thực hiện kế hoạch vốn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, một số chính sách, tỷ lệ giải ngân thấp, nhất là chính sách đầu tư phát triển y tế, lao động phải chuyển nguồn sang năm 2023, năm 2024. Qua đó cho thấy, việc sử dụng ngân sách nhà nước có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí, nguồn lực bố trí cho nhiều nội dung không thực hiện được, trong khi nhu cầu đầu tư còn nhiều, phải vay và trả nợ lãi để bù đắp bội chi ngân sách.

Phân tích nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trên, đại biểu cho biết chủ yếu do lập dự toán chi ngân sách không sát với thực tế, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, chuẩn bị dự toán đầu tư, lập kế hoạch vốn, giao vốn chậm. Việc ban hành văn bản chi tiết thực hiện của một số chính sách nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách về tài chính có nhiều vướng mắc, chậm sửa đổi; công tác tổ chức thực hiện có nơi còn trì trệ, còn tình trạng cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, chưa quyết tâm để thực hiện hiệu quả.

Vì vậy, đại biểu đề nghị những bất cập trong công tác lập, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước cần được đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; có giải pháp để khắc phục. Bên cạnh đó, một hạn chế kéo dài nhiều năm cần được chỉ rõ nguyên nhân trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; đồng thời giao nhiệm vụ cho cơ quan cụ thể, trong đó có một cơ quan chủ trì đầu mối để thực hiện, một người chịu trách nhiệm chính để tránh việc thực hiện cơ chế phối hợp không hiệu quả.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, quy định phù hợp để rút ngắn quy trình, thời gian lập, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước, kịp thời luật hóa các cơ chế đặc thù về tài chính, tháo gỡ những vướng mắc trong chi ngân sách nhà nước; cho phép địa phương sử dụng ngân sách địa phương chi cho nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương…

Sử dụng ngân sách nhà nước có nơi chưa hiệu quả, còn lãng phí

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (TP. Hà Nội) thì đề nghị cần đánh giá thực trạng nợ xây dựng cơ bản một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Theo đại biểu, các số liệu còn chưa trùng khớp với nhau được, đặc biệt là về nợ xây dựng cơ bản dù nội dung này đại biểu đã nêu tại Kỳ họp thứ 5 năm 2023 về quyết toán NSNN năm 2021.

Qua theo dõi, đại biểu nhận thấy, mặc dù có cố gắng nhưng hiện nay số nợ xây dựng cơ bản chưa có xu hướng giảm và đã xuất hiện mới. “Chúng ta không chỉ tồn tại nợ xây dựng cơ bản từ ngày 1/1/2015 trở về trước mà theo Luật Đầu tư đã nghiêm cấm vì đây là hành vi vi phạm. Trong các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết 91 năm 2023 về phê chuẩn quyết toán NSNN yêu cầu Chính phủ rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo đánh giá đầy đủ, toàn diện, đúng thực trạng về tình hình nợ xây dựng cơ bản”.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nhận thấy, riêng năm 2022 theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước quyết toán đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ nợ xây dựng cơ bản. Qua phần trả lời trao đổi với đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nêu rõ, sẽ có đánh giá và kiên quyết thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai thừa nhận thực tế, nếu chúng ta không rốt ráo vấn đề này thì sẽ tiếp tục phát sinh nợ mới. Do đó, cần phải hạn chế ảnh hưởng tối đa đến các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư công một cách chân chính và trao gửi niềm tin thực hiện các dự án đầu tư công, vay vốn ngân hàng, sau đó phải kịp thời thanh toán khi có khối lượng hoàn thành.

Đánh giá cao Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua đã thúc đẩy các khối lượng hoàn thành, tuy vậy, đại biểu cho rằng, trách nhiệm các chủ đầu tư chưa thực sự vào cuộc cùng với các nhà thầu để tháo gỡ khó khăn hoặc thúc đẩy nhanh hơn công tác này. Điều này có trách nhiệm của các cơ quan của Chính phủ còn thiếu kiên quyết, còn nể nang trong vấn đề phân bổ vốn ở nợ xây dựng cơ bản, đầu tư công. Qua giám sát cùng Ủy ban Tài chính và Ngân sách, không phải khoản nào cũng thuộc trách nhiệm của địa phương, có khoản là thuộc trách nhiệm của Trung ương. Do đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đề nghị Chính phủ báo cáo rõ nội dung này với Quốc hội, nếu không làm rõ thì sẽ vẫn tái diễn tình trạng này.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/su-dung-ngan-sach-nha-nuoc-co-noi-chua-hieu-qua-con-lang-phi-152432.html

Cùng chủ đề

Quy định về phát triển và quản lý chợ

Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 quy định về phát triển và quản lý chợ. ...

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Bổ sung quy định nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân Tại phiên họp, trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, Luật Phòng, chống mua...

Bổ sung chế độ hỗ trợ, bảo vệ đối với nạn nhân mua bán người

Việc sửa đổi Luật là yêu cầu cấp thiết Trình bày Tờ trình về Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người-PCMBN (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, Luật PCMBN được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, sau 12 năm triển khai thi hành đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật để thể chế...

Quốc hội thảo luận về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Đà Nẵng là cần thiếtPhát biểu thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu cho rằng, TP Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng -...

Sửa đổi toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác phòng, chống mua bán...

Chiều ngày 7/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp Giải quyết vướng mắc bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Tại phiên họp, trình bày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp hồ tiêu bị “rút ruột” khi xuất khẩu

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam vừa phát đi cảnh báo về việc một số thành viên của Hiệp hội bị mất một phần khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng thu về tỷ USD Phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu Việt ...

Việt Nam – Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung vừa có cuộc hội đàm với ông Triệu Tăng Liên - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản giữa hai nước. Việc ký kết nghị định thư về thương mại quả dừa tươi đang...

Hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Sau 2,5 ngày làm việc trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7. Sáng 6/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ báo cáo, giải trình rõ thêm về những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu.Lo ngại áp lực lạm phát tăng...

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử

Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/6

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,79 điểm hay giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh giảm... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/6. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/6 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/6 ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Hyosung TNC đầu tư nhà máy sản phẩm sinh học tỷ USD

Hyosung TNC – công ty con của tập đoàn Hàn Quốc Hyosung rót gần một tỷ USD vào nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học, công suất 200.000 tấn tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Thông tin này được lãnh đạo Hyosung TNC xác nhận tại "Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", sáng 30/3. Tại sự kiện, Hyosung TNC đã nhận giấy đăng ký đầu tư...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

BIDV huy động gần 5.300 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5/2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - HoSE: BID) vừa công bố kết quả chào bán trái phiếu riêng lẻ trong 2 ngày 28 và 29/5 vừa qua. Theo đó, BIDV đã phát hành thành công lô trái phiếu mã BIDLH2431007 vào ngày 28/5/2024, kỳ hạn 7 năm, dự kiến đáo hạn ngày 28/5/2031. Lô trái phiếu có tổng giá trị phát hành 700 tỷ đồng. Lãi suất phát hành 5,78%/năm.  Lô trái phiếu...

Techcombank tăng cường bảo mật và an toàn giao dịch trên ngân hàng số bằng sinh trắc học

Tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, ngay từ đầu tháng 4/2024, Ngân hàng Techcombank sẽ tiến hành thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng thông qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng Techcombank Mobile, và tại quầy giao dịch của Techcombank, nhằm giảm thiểu rủi ro gian lận, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.Cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước...

Cùng chuyên mục

Giá lợn hơi tăng lên mức cao nhất trong 2 năm, dự báo tăng tiếp

Trên thị trường, giá thịt lợn hơi vẫn đang tăng mạnh. Tại một số địa phương, mặt hàng này đã chạm mốc 70.000 đồng/kg - mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Nhờ đó, các nông hộ chăn nuôi lãi trên dưới 1 triệu đồng khi xuất bán 1 con lợn. Nếu nuôi ở quy mô lớn, có thể lãi từ 1-1,5 triệu đồng/con.Nguyên nhân đẩy giá lợn hơi lên mức đỉnh của 2 năm là do...

Ngành thuế Bình Định cưỡng chế hơn 133 tỉ đồng đối với Tập đoàn FLC

Ngày 7.6, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, chủ đầu tư dự án khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn ở phân khu số 6, khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội vẫn chưa nộp hơn 87 tỉ đồng tiền thuê đất.Theo đại diện Ban quản lý Khu kinh tế Bình Định, Ban đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư dự án khẩn trương nộp...

Mất ngưỡng 77 triệu đồng, nhiều người mua vào

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch chiều nay khi chỉ số USD đi lên. Ghi nhận lúc 18h ngày 6.6, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,095 điểm (tăng 0,04%).Dù giá vàng thế giới sụt giảm, tuy nhiên Công ty tư vấn Metals Focus cho biết giá vàng dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục...

ACB tăng vốn điều lệ lên gần 44.700 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố cáo báo kết quả đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Theo đó, ACB đã phát hành hơn 582,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỉ lệ thực hiện quyền 15% (tương ứng cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu hiện tại sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới).  Trước khi phát hành, tổng số cổ phiếu đang lưu hành của ACB là gần 3,9 tỷ...

Nhà đầu tư năng lượng tái tạo mong Nghị định mới rõ ràng, minh bạch

Hiện nay, các nhà máy tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Gia Lai đang hoạt động sản xuất cần nguồn điện năng tự tiêu dùng, tự sản xuất để hạn chế kinh phí mua từ lưới điện quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp sẽ bỏ tiền để mua hệ thống pin, lắp đặt tạo nguồn điện năng an toàn, giá rẻ.Theo Sở Công Thương tỉnh, Gia Lai là địa phương được thiên nhiên ưu...

Mới nhất

Vòng xoáy bạo lực cùng biến đổi khí hậu “cuốn sạch” quyền con người ở Sahel, UNHCR kêu gọi khẩn

Ngày 7/6, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng dân thường phải di dời ở khu vực Sahel.

Biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 8/6, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội...

Mới nhất