Trang chủKinh tếNông nghiệpSử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển...

Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương


Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có 6 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường Bắc Hồng, phường Nam Hồng, phường Đậu Liêu, phường Đức Thuận, phường Trung Lương và xã Thuận Lộc, với tổng diện tích 5.897,3 ha, dân số trung bình năm 2023 là 40.412 người; mật độ dân số trung bình là 685 người/km2.

Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Quế Phong Ninh Thuận: Hơn 16 nghìn lượt hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi

Gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị số 40) và Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 (gọi tắt là Kết luận số 06), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Hồng Lĩnh đã triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn một cách tích cực, hiệu quả.

“Đòn bẩy” về vốn

Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi là “đòn bẩy” để hỗ trợ người dân nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Phòng đã triển khai các chủ trương về chương trình xóa đói giảm nghèo trong toàn thị xã đến tận các phường, xã và hàng năm đã tổ chức nhiều cuộc phổ biến, tuyên truyền và tập huấn cho Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, cán bộ Ban giảm nghèo các phường, xã… nhanh chóng đưa vốn chính sách để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến thời điểm 30/9/2024, nguồn vốn ngân sách thị xã chuyển sang NHCSXH cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là 5,757 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng nguồn vốn, tăng 5.457 triệu đồng (+18,2 lần) so với trước khi thực hiện Chỉ thị; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình kịp thời, đúng quy định tạo điều kiện cho các hộ thuộc đối tượng, đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tại NHCSXH để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh từng bước cải thiện đời sống, xóa nghèo bền vững.

Tính đến 30/9/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 215.635 triệu đồng, tăng 126.398 triệu đồng (+142%) so với trước khi có Chỉ thị; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 211.017 triệu đồng, tăng 125.213 triệu đồng (+146%) so với 31/12/2014, với 14 chương trình tín dụng đã và đang triển khai thực hiện; giải ngân đạt 461.221 triệu đồng cho 9.427 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn được vay vốn. Chất lượng tín dụng không ngừng được củng cố, nâng cao, đến 30/9/2024, tổng số nợ xấu là 124 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,058% tổng dư nợ, giảm 89 triệu đồng so với trước khi có Chỉ thị.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội của thị xã trong 10 năm qua đã góp phần giúp 457 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; đã thu hút và tạo việc làm mới cho 3.733 lao động, trong đó có 7 lao động đi làm việc ở nước ngoài; 457 hộ gia đình vay mới trang trải chi phí để học tập; 1.394 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường ở nông thôn được xây dựng góp phần cải thiện chất lượng sinh hoạt cũng như điều kiện sống của cộng đồng dân cư ở khu vực nông thôn; 2 căn nhà ở cho hộ nghèo chưa có nhà hoặc nhà ở tạm bợ được xây dựng mới; 105 căn nhà xây dựng mới để ở và 4 căn nhà mua mới được vay theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 100/2024/NĐ-CP; 3 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và 237 học sinh sinh viên hỗ trợ mua máy tính và thiết bị phục vụ học tập trực tuyến được tiếp cận gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; 1.825 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn để đầu tư mua máy móc thiết bị và mua con giống, 2.404 hộ được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, vận tải, dịch vụ, chăn nuôi…

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thực hiện chính sách an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo mà còn góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống, điển hình như làng rèn đúc ở phường Trung Lương, xây dựng nông thôn mới tại xã Thuận Lộc, xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm từ 3,83% năm 2014 giảm xuống còn 2% năm 2024.

NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh đi tặng quà cho các hộ nghèo, khó khăn có vay vốn trên địa bàn phường Đậu Liêu, ngày 4/10/2024
NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh đi tặng quà cho các hộ nghèo, khó khăn có vay vốn trên địa bàn phường Đậu Liêu, ngày 4/10/2024

Những mô hình sử dụng vốn tín dụng hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, học tập

NHCSXH thị xã cùng các đoàn thể chính trị – xã hội đã đồng hành, trách nhiệm đưa nguồn vốn ưu đãi đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thị xã, giúp hàng trăm hộ khó khăn có điều kiện vươn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống… Thời gian qua, các Tổ TK&VV trên địa bàn thị xã đã phát huy vai trò “cầu nối” đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo và các đối tượng khác ở cơ sở. Qua đó, giúp người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững, trong đó phường Đậu Liêu là một trong những địa phương có nhiều mô hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng.

Đó là hộ gia đình bà Đỗ Thị Chiên, thường trú tại tổ dân phố 7, phường Đậu Liêu. Vợ chồng bà Chiên đều là lao động tự do, thu nhập không ổn định, lại nuôi 3 người con đang độ tuổi ăn học nên hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Tháng 3/2021, được sự quan tâm, xem xét của Tổ TK&VV, gia đình bà Chiên được vay vốn ở chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với số tiền 48 triệu đồng để tu sửa lại ki-ốt bán đồ điện tử. Cùng năm đó, gia đình bà mạnh dạn tiếp tục vay vốn NHCSXH 80 triệu đồng ở chương trình phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh… bằng nguồn ngân sách địa phương để chăn nuôi bò sinh sản.

Sau 3 năm đầu tư vào chăn nuôi, buôn bán, gia đình bà Chiên đã thu được những kết quả khả quan. Hiện đã đưa vào hoạt động buôn bán thường xuyên 03 ki-ốt bán đồ điện dân dụng, thu nhập ổn định và giải quyết việc làm cho các thành viên lao động trong gia đình, kinh tế vươn lên khá giả, con cái được đầu tư học hành đầy đủ. Mỗi lần gặp Tổ TK&VV phường để nộp lãi khoản vay, bà Chiên thường bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng, Nhà nước, tới NHCSXH thị xã, phường đã tạo điều kiện để gia đình bà được vay vốn để đầu tư sản xuất, để gia đình bà có được cuộc sống no đủ, sung túc bền vững như ngày hôm nay.

Cũng tại tổ dân phố 7 phường Đậu Liêu, gia đình bà Nguyễn Thị Lan đã được tiếp cận nguồn tín dụng chính sách xã hội, bà Lan đã được Tổ TK&VV bình xét cho vay 97,5 triệu đồng để trang trải việc chi phí học tập cho con trai Thái Quốc Sỹ học tại trường Đại học Đông Á. Tháng 6/2024, em Sỹ đã ra trường và hiện nay em đang công tác tại cơ quan Công an thị xã Hồng Lĩnh. Có thể nói, chính sách này đã giúp cho gia đình bà Lan cũng như nhiều gia đình khác có hoàn cảnh tương tự giải quyết được những khó khăn, giúp các em được học hành đến nơi đến chốn, có công việc ổn định, tương lai tốt hơn và gia đình từng bước vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Hay như hộ bà Bùi Thị Thao, trú tại tổ dân phố 3, phường Đậu Liêu, cũng là một trong những mô hình vươn lên thoát nghèo nhờ sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội. Ông Biếm – chồng bà Thao, tuổi đã lớn lại hay đau ốm, bệnh tật nên cuộc sống hết sức khó khăn. Từ năm 2022, gia đình được tiếp cận vốn vay để giải quyết việc làm với khoản vay 50 triệu đồng. Bà Thao đã mạnh dạn học hỏi, đầu tư chăn nuôi bò. Bà sử dụng nguồn vốn vay để mua 7 con bò. Sau hơn 2 năm, đàn bò đã có 15 con, mô hình chăn nuôi bò của bà Thao đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Có thể khẳng định, việc nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi được triển khai đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích đã và đang phát huy hiệu quả, trở thành “cứu cánh” cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của phường Đậu Liêu nói riêng, thị xã Hồng Lĩnh nói chung giảm theo từng năm, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Cùng với các chính sách khác của Đảng và Nhà nước, chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH thị xã Hồng Lĩnh đã và đang góp phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/su-dung-hieu-qua-von-tin-dung-uu-dai-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-dia-phuong-159034.html

Cùng chủ đề

Top 3 ngành học thu nhập 50 triệu đồng/tháng bạn không nên bỏ lỡ

Để đạt mức lương 50 triệu đồng/tháng, người lao động phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí của nhà tuyển dụng và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Dưới đây là 3 ngành học có thể đạt mốc 50 triệu đồng/tháng dành cho bạn tham khảo thêm.Công nghệ kỹ thuật ô tôNgành Công nghệ kỹ thuật ô tô được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển ở thị trường trong nước, mở ra cơ hội việc...

Dự báo ngành nghề dễ thất nghiệp nhất trong thời gian tới

Sá»± ra đời của nhiều sản phẩm công nghệ cao đang khiến người lao động đối mặt với nguy cÆ¡ thất nghiệp trong 5 -10 năm tới. Bên cạnh những ngành nghề đang thiếu hụt số lượng lớn nguồn nhân lực thì vẫn còn đó những ngành nghề dư thừa và buộc phải cắt giảm người làm. Dưới đây là những ngành nghề được dự báo dễ thất nghiệp trong 5 -10 năm tới, dành cho bạn tham khảo thêm.Lập...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 1)

Krông Jing xã đặc biệt khó khăn của huyện M’Drắk, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 7.477 ha, 12 buôn với dân số khoảng 12.345 người, gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 70%). Ở đây, chuyện cũ mà bà con thường kể cho con cháu nghe là cuộc sống trước năm 2005, đầy khó khăn khi đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng rẫy, điều kiện...

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Thưởng tết Nguyên đán 2025 cao nhất 51,2 triệu, thấp nhất 500.000 đồng

Ngày 17/12, theo thông tin từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu, qua thống kê, 54 doanh nghiệp đã có báo cáo về tình hình thưởng Tết năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiềm năng lớn trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ

Mười một tháng năm 2024, thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, cho thấy mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương này đặc biệt quan trọng. Trong khi đó, dư địa trong tương lai còn rất lớn trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, thương mại, hợp tác trên các lĩnh vực mới như công nghệ, bán dẫn, trí tuệ...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 18/12

Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng, chỉ số VN-Index tăng 4,28 điểm hay lũy kế giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng năm nay của các bộ, ngành mới chỉ đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 18/12. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12 Điểm lại...

Hiện đại hóa để “nuôi dưỡng” nguồn thu bền vững từ thuế

Đây là vấn đề chính được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo "Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững" do Bộ Tài chính chủ trì, Tổng cục Thuế phối hợp Báo Lao Động tổ chức ngày 18/12. Dù ngành thuế đã chuyển đổi số mạnh mẽ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực và năng...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Chiều ngày 18/12, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) lần thứ tư đã diễn ra tại Hòa Bình. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chủ trì Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Mới nhất

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các...

Chào bán cổ phiếu, trái phiếu khối công ty đại chúng gần 7 tỉ USD năm 2024

Tính đến hết tháng 11-2024, tổng mức huy động vốn qua chào bán cổ phiếu và trái phiếu của công ty đại chúng là 173.000 tỉ đồng (gần 7 tỉ USD), trong đó riêng chào bán cổ phiếu là 134.800 tỉ đồng. ...

Thứ trưởng Lê Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney

Đoàn đã gặp đại diện chính quyền bang New South Wales (NSW), thăm và làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và có các cuộc gặp gỡ với đại diện các Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Úc (VASEA), Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Úc, Hội Doanh nghiệp...

10 hành vi không được phép khi đi metro số 1

(NLĐO)- Hành khách không mang chất nổ, không ăn uống, hút thuốc, không dẫn theo vật nuôi, không tổ chức trình diễn nghệ thuật … khi đi...

Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 100.000 của hãng tàu GLS trong năm 2024 – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc Cảng Hải Phòng đón Teu thứ 100.000 của hãng tàu GLS đánh dấu cột mốc mới trong quá trình đồng hành của hai doanh nghiệp.Teu thứ 100.000 của hãng tàu GLS thông qua Cảng Hải Phòng trong năm 2024 được khai thác trên tàu Phúc Thái.Đại biểu chào mừng Teu thứ 100.000 của hãng tàu GLS thông...

Mới nhất