Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSử dụng bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình...

Sử dụng bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự


Sử dụng bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự- Ảnh 1.

Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt tại lễ bảo vệ luận án tiến sĩ ở Trường đại học Luật Hà Nội – Ảnh: HLU

Các văn bằng nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ

Về biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục không đúng quy định sẽ bị xử phạt theo các điều khoản của nghị định số 04/2021 của Chính phủ.

Tùy theo hành vi cụ thể mà người sử dụng có thể bị xử phạt vi phạm về hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ với mức phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng hoặc hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung với mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

Đối với hành vi sử dụng bằng giả thì hiện nay không còn được quy định về mức phạt xử lý vi phạm hành chính, do đó các hành vi sử dụng bằng giả hiện nay đều sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Pháp luật xác định cụ thể rằng hành vi sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi nào đó thì việc đó đương nhiên là hành vi trái pháp luật. 

Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà người sử dụng tài liệu giả có thể bị phạt tiền 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 7 năm. Khi không áp dụng hình phạt chính là phạt tiền thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 5 – 50 triệu đồng.

“Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều bộ quy chế tuyển sinh và đào tạo đối với trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Quy định của các bộ quy chế đều quy định rõ trường hợp học viên có hành vi gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ (sử dụng bằng giả trong hồ sơ đăng ký) thì sẽ bị buộc thôi học, các văn bằng nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định”, ông Hậu nhấn mạnh.

Không có tên trong danh sách dự thi tốt nghiệp cấp 3

Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ – Bộ Nội vụ về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).

Theo Sở, ngày 30-7 sở có buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Ban Tôn giáo Chính phủ – Bộ Nội vụ về việc xác minh quá trình học tập của ông Vương Tấn Việt.

Sở GD-ĐT xác nhận kết quả rà soát hồ sơ thi tốt nghiệp THPT của ông Vương Tấn Việt (sinh năm 1959) như sau: không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp III năm 1989 của Sở GD-ĐT TP.HCM; không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa khóa ngày 6-6-1989 của Sở GD-ĐT TP.HCM.

Trong khi đó ông Tô Văn Hòa – phó hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội – cho biết nếu bằng cấp 3 (bằng tốt nghiệp THPT) của ông Vương Tấn Việt là bằng giả, nhà trường sẽ thực hiện theo kết luận, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền để xử lý bằng cử nhân và bằng tiến sĩ của ông Việt được trường cấp.

Không có bằng cấp 3 không được học bậc học cao hơn

TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM – cho biết: “Về logic nếu một người không tốt nghiệp (không có văn bằng) của bậc học này thì không được học (và thi) ở bậc cao hơn (khung hệ thống giáo dục quốc gia và khung trình độ quốc gia). Như vậy đương nhiên nếu không có bằng tốt nghiệp THPT thì không được học đại học rồi thạc sĩ và tiến sĩ”.

Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm thông tư 08/2021 của Bộ GD-ĐT quy định người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học, văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi hủy bỏ.

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ cũng nêu rõ học viên vi phạm một trong các quy định sau sẽ bị buộc thôi học, bằng thạc sĩ nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi hủy bỏ theo quy định của Bộ GD-ĐT: có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ.

Còn theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, nếu nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ, việc thu hồi bằng được thực hiện theo quy định hiện hành và trong những trường hợp hồ sơ quá trình đào tạo được xác nhận có vi phạm, sai sót nghiêm trọng dẫn đến người được cấp bằng không còn bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện dự tuyển, công nhận nghiên cứu sinh và duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.

Như vậy người dùng bằng tốt nghiệp THPT giả để học đại học sẽ bị thu hồi bằng đại học, dùng bằng đại học đó để học thạc sĩ thì bị thu hồi cả bằng thạc sĩ và bằng đại học, dùng bằng thạc sĩ đó để học tiến sĩ thì sẽ bị thu hồi bằng tiến sĩ và cả bằng thạc sĩ, bằng đại học.

Hai bằng đại học

Theo Trường đại học Luật Hà Nội, học viên Vương Tấn Việt sinh năm 1959, trước khi dự tuyển nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh năm 2001 tại Trường đại học Ngoại ngữ (nay là Trường đại học Hà Nội); tốt nghiệp đại học ngành luật năm 2019 tại Trường đại học Luật Hà Nội (văn bằng 2, hệ vừa làm vừa học).

Về đào tạo tiến sĩ, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt hoàn thành chương trình đào tạo. Ngày 9-12-2021, nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án cấp trường; ngày 17-3-2022, nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ.

Trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh: T.L.

Trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ảnh: T.L.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Tối 13-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức có thông tin về việc rà soát văn bằng của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).

Về nghi vấn bằng tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện nay dư luận đang căn cứ vào văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trả lời Ban Tôn giáo Chính phủ để cho rằng ông Vương Tấn Việt không có bằng tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa hoặc chưa tốt nghiệp cấp III.

Tuy nhiên điểm trọng yếu cần làm rõ là liệu thông tin văn bằng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã xác minh có đúng là thông tin trên văn bằng của ông Vương Tấn Việt sở hữu hay không.

Bộ đã bước đầu xác minh được việc nghi vấn về giá trị của tấm bằng này là có căn cứ. Bộ vẫn cần tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan an ninh để điều tra làm rõ hơn những thông tin quan trọng khác.

Về quá trình đào tạo tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đã tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ tại Trường đại học Luật Hà Nội.

“Hồ sơ quá trình đào tạo về cơ bản không trái với các quy định pháp luật áp dụng cho trường hợp người học Vương Tấn Việt. Trong hồ sơ thể hiện một số thiếu sót trong quá trình đào tạo nhưng đã được khắc phục trong quá trình đào tạo đó”, Bộ cho biết.

Về thẩm định chất lượng luận án tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt, theo quy định hiện hành về đào tạo tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các chuyên gia phản biện độc lập để thẩm định chất lượng luận án; trên cơ sở kết quả thẩm định, bộ sẽ tiến hành thành lập hội đồng thẩm định luận án theo đúng quy định. Quy trình này cần thêm thời gian để tổ chức thực hiện.



Nguồn: https://tuoitre.vn/su-dung-bang-gia-co-the-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-2024081407351796.htm

Cùng chủ đề

Bộ Nội vụ thông tin về hình thức kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang

(Dân trí) - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời cử tri về việc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có hình thức kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang - tức ông Vương Tấn Việt. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trả lời kiến nghị của cử tri gửi Quốc hội trước kỳ họp...

Trường ĐH Luật Hà Nội “đã báo cáo Bộ GD&ĐT vụ ông Vương Tấn Việt”

Trường ĐH Luật Hà Nội báo cáo Bộ GD&ĐTTrao đổi nhanh với phóng viên Dân trí chiều nay (15/8), đại diện Trường Đại học (ĐH) Luật Hà Nội cho biết, hiện nhà trường chỉ mới nắm thông tin về quá trình rà soát và xác nhận không có tên ông Vương Tấn Việt trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 của Sở GD&ĐT...

Trường Đại học Hà Nội không còn lưu bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt

Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường đại học Hà Nội) là đơn vị đầu tiên cấp bằng cử nhân cho ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).Đến thời điểm hiện tại, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên được ông Việt nộp bằng tốt nghiệp cấp 3 làm điều kiện tuyển sinh đầu vào để học đại học.Trả lời phóng viên Dân trí ngày 15/8, đại diện Trường ĐH...

Trường ĐH Hà Nội không còn lưu bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt

Trường ĐH Ngoại ngữ (nay là Trường ĐH Hà Nội) là trường đại học đầu tiên cấp bằng cử nhân ngành tiếng Anh cho ông Vương Tấn Việt vào năm 2001. Sau đó, đến năm 2019, ông Việt mới tiếp tục được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân ngành Luật văn bằng 2 - vừa học vừa làm, xếp loại Giỏi tại Trường ĐH Luật Hà Nội. Liên quan đến quá trình học tập của ông...

Trường ĐH Hà Nội không còn lưu hồ sơ tuyển sinh của ông Vương Tấn Việt

Theo thông tin từ Trường đại học Luật Hà Nội, học viên Vương Tấn Việt sinh năm 1959, trước khi dự tuyển nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh năm 2001 tại Trường đại học Ngoại ngữ (nay là Trường đại học Hà Nội); tốt nghiệp đại học ngành luật năm 2019 tại Trường đại học Luật Hà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kem

Lan tỏa năng lượng tích cực lần 5Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kemBộ sưu tập với hơn 40 tác phẩm thời trang là túi xách, giày, nón, đồng hồ, phụ kiện thời trang… của các thương hiệu đình đám, đã được chị Hà Hải cùng các bạn trong tiệm bánh của mình mô phỏng một cách tinh tế, vừa cho...

Hàng trăm trẻ được VNVC tiêm ngừa sởi trong ngày đầu tiên miễn phí

PGS.TS Tăng Chí Thượng (bìa phải) đến thăm và giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi sáng 17-9 tại VNVC quận 8 (TP.HCM).Sáng 17-9, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM -...

Nhật Bản và Việt Nam tìm cơ hội hợp tác phát triển năng lượng hydrogen

Ngày 17-9, tại hội thảo về Hydrogen Việt Nam - Nhật Bản 2024 diễn ra ở TP.HCM, ông Nobuyuki Matsumoto, trưởng đại diện Văn phòng JETRO TP.HCM, cho biết cũng như Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản cam kết đạt được trung hòa carbon vào năm 2050. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổiVà để đạt được mục tiêu này, Nhật...

Làm gì để bớt nghiện mạng xã hội?

Nếu các ứng dụng trên điện thoại và mạng xã hội đang chiếm hết thời gian của bạn, có lẽ đã đến lúc để làm một "cuộc thanh lọc". Dưới đây là những gì bạn cần biết về thải độc kỹ thuật số, bao gồm khái niệm, cách thực hiện và những dấu hiệu cho thấy bạn cần thải độc.Giới hạn thời...

Quán bún riêu không thu tiền, nhờ khách chuyển khoản ủng hộ đồng bào bão lũ

Và điều bất ngờ đã đến, quán đông kín khách suốt cả ngày bán đầu tiên (ngày 16-9) với hơn 400 tô bún riêu được bán ra, gấp 3 lần ngày thường. Khách quá đông, chị Na phải nhờ hàng xóm, người thân cùng hỗ trợ, báo mối giao nguyên liệu thêm 5-6 lần.Dù mệt nhoài nhưng hai chị em đều rất...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Cùng chuyên mục

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa, quận Ô Môn. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp các sở, ban...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và sự phát triển của Học viện Chính trị Quốc...

Tết Trung thu năm nay rất khác…

Trung thu là dịp để chúng ta nhìn lại bản thân và nhận ra rằng hạnh phúc không phải là khi ta có tất cả, mà là khi ta biết chia sẻ với những người xung quanh.

Mới nhất

Mới nhất