Sự cố diễn ra ở phút thứ 55. Khi các cầu thủ đang thi đấu, sấm chớp nổ rất to. Vì thế, trọng tài quyết định tạm dừng trận đấu để đảm bảo an toàn. Sau 10 phút, khi tình hình thời tiết ổn định hơn, cuộc đối đầu này được tiếp diễn.
Trước đó, kể từ giữa hiệp một, trời dần đổ mưa nặng hạt. Những pha xử lý bóng của cầu thủ hai bên phần nào bị ảnh hưởng khi bóng ướt, sân trơn.
Trong hiệp một, U17 Nhật Bản chơi ấn tượng. Họ kiểm soát bóng không quá vượt trội (55%) nhưng biết cách tăng, giảm nhịp độ hợp lý. Ngay phút thứ 10, U17 Nhật Bản đã tạo khác biệt nhờ sự tỏa sáng của các cá nhân. Ở biên phải, Gakuto Kawamura thực hiện một pha đi bóng lắt léo rồi căng ngang vào trong cho đồng đội. Bóng tìm đến vị trí của Ryunosuke Yada và tiền vệ này tung cú đặt lòng hiểm hóc, mở tỷ số trận đấu.
Sau bàn thắng, U17 Nhật Bản chơi chậm lại rồi lại bất ngờ tăng tốc ở một số tình huống nhất định. Đến phút 25, họ tổ chức tấn công trung lộ tốc độ, khiến hàng thủ U17 Iran lúng túng. Kohei Mochizuki chớp thời cơ rất nhanh, thực hiện cú sút quyết đoán trong vùng cấm để nâng tỷ số lên 2-0.
Sang hiệp hai, U17 Nhật Bản vẫn thi đấu chậm rãi, kiểm soát bóng rất chắc chắn. Đến phút 74, tiểu “Samurai xanh” nâng tỷ số lên 3-0. Người lập công là Ryunosuke Sato với cú đá phạt trực tiếp thông minh và hiểm hóc.
U17 Iran gặp rất nhiều khó khăn trong việc lấy lại bóng và tổ chức tấn công trong thế trận này. Họ gần như không có một cơ hội nào. Chung cuộc, U17 Nhật Bản giành chiến thắng 3-0 và trở thành đội đầu tiên vào chung kết. Ở trận bán kết còn lại diễn ra lúc 21h, U17 Hàn Quốc đối đầu Uzbekistan.
Thành tích bán kết World Cup 2002, sự phát triển của hệ thống K League vẫn là chưa đủ để bóng đá Hàn Quốc tự nuôi sống chính mình. Câu chuyện của nền bóng đá xứ kim chi được khắc họa trong Organizational Culture, Image, Identity in Professional South Korean Club Football của tác giả người Đức Nikolas Sonneborn.
(Nguồn: Zing News)
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ