0 ₫

No products in the cart.

0 ₫

No products in the cart.

Home Sách Sách Văn học - Nghệ thuật Lòng vẫn trôi theo nước Nhị Hà

Lòng vẫn trôi theo nước Nhị Hà

Dù là người sống thực thực, ảo ảo, đôi khi nhớ rất nhiều mà đôi khi cũng như chừng quên hết. Song trong tâm hồn Bàng Sĩ Nguyên vẫn sâu nặng những kỷ niệm về Hà thành, nơi ông từng sống. Và “Lòng vẫn trôi theo nước Nhị Hà…” là những ký ức về Hà Nội và những ngày tháng trai trẻ thì luôn trở đi trở lại trong ông, trong thơ ông, trong tranh ông.

Out of stock

Độc giả có nhu cầu mua sách, vui lòng liên hệ Ms. VŨ THỊ TRANG - Phòng Sản xuất Phát hành Nxb VHDT +84904118786

Nhà văn, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên (1925-2016) quê làng Đôn Thư, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; sinh ra tại phủ Lạng Thương (Bắc Giang). Sinh trưởng trong một gia đình gia giáo và trí thức, cha ông là Bàng Nguyên Dũng, từng theo học Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, rất giỏi chữ Hán và từng mở hiệu thuốc Bắc ở phố Thuốc Bắc (Hà Nội). Thuở nhỏ, ông học ở Trường Thăng Long - Hà Nội. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ (1945), Bàng Sĩ Nguyên tham gia cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1946 tại Việt Bắc. Ông nguyên là Trưởng ban Tuyên huấn Khu tự trị Việt Bắc; Trưởng ban Văn nghệ Chiến khu, Trưởng ban Biên tập Nhà xuất bản Tác phẩm mới (nay là Nhà xuất bản Hội Nhà văn); công tác tại Tuần báo Văn nghệ, Trường Viết văn Nguyễn Du...

Nói về các tác phẩm văn học của mình, nhà văn, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên từng chia sẻ: “Gia đình tôi gốc Nho học... Tôi viết từ những năm ở Việt Bắc, khát vọng quy chiếu bản thân, cảm nhận, thâu nạp những điều gì nên viết thì viết. Cũng chẳng nhớ sự việc ấy trong trí nhớ, ký ức, thời gian nào, chỉ biết đó là những phút thăng hoa tâm thái mà viết...”. Các tác phẩm thơ tiêu biểu của ông có: Từ mùa hoa trên núi (Nhà xuất bản Phổ thông, 1957), Ban đầu (Nhà xuất bản Văn học, 1959), Ánh thép (Nhà xuất bản Lao động, 1961), Trên mảnh đất của tình thương (Nhà xuất bản Văn học, 1966), Nay mình hái quả (Nhà xuất bản Văn học, 1972), Người con gái Bắc Sơn (1973), Hồn nhiên (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1979), Khúc nhạc trầm hồn ngây dại (Nhà xuất bản Văn học, 2006); văn xuôi có: Ki-cô con khỉ phòng Nhì - tiểu thuyết trinh thám (1947), Cành lên lộc non - tập truyện, Hai thái độ - tập kịch (1956), Phá thác - tập truyện (1959), Vợ chồng Triệu Giào - tập truyện (1963), Niềm vui - truyện ngắn, Cô giáo Tày Võ Thị Rinh - truyện dài; mỹ thuật có: Hà Nội ngày khởi nghĩa, Bộ tranh Kiều, 5 tác phẩm trưng bày ở Hoàng gia Nhật... Ông là một trong 37 nhà văn, nhà thơ - Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Trong thế hệ văn nghệ sĩ cách mạng, ông là một hiện tượng đặc biệt với một tư duy sắc bén về nhân học, ngôn ngữ học, logic học, tôn giáo và triết học phương Tây chuẩn thức tư duy Nhị nguyên; đặc biệt là triết học phương Đông chuẩn thức tư duy Nhất nguyên liên quan trực tiếp đến xã hội và con người... Có lẽ vì vậy mà cuộc đời ông rất kín đáo và khiêm cung. Năm 60 tuổi ông chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục những công việc riêng tư lớn lao của mình cho đến khi qua đời.

Dù là người sống thực thực, ảo ảo, đôi khi nhớ rất nhiều mà đôi khi cũng như chừng quên hết. Song trong tâm hồn ông vẫn sâu nặng những kỷ niệm về Hà thành, nơi ông từng sống. Và “Lòng vẫn trôi theo nước Nhị Hà...” là những ký ức về Hà Nội và những ngày tháng trai trẻ thì luôn trở đi trở lại trong ông, trong thơ ông, trong tranh ông.

Tham khảo thêm