0 ₫

No products in the cart.

0 ₫

No products in the cart.

Home Sách Sách Văn hóa - Xã hội Bảo tồn di tích và di sản văn hóa

Bảo tồn di tích và di sản văn hóa

Gần 40 bài viết có độ phủ rộng đến hầu hết các loại hình di tích, di sản văn hóa quan trọng và tiêu biểu nhất của Việt Nam. Từ những khu di tích khảo cổ học ở Cát Tiên, 18 Hoàng Diệu ở Hà Nội; những khu di tích đặc biệt quan trọng như thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, Cố đô Hoa Lư, Cố đô Huế, di tích Lam Kinh, Hoàng thành Thăng Long, đến những di sản đô thị ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh hay di sản làng ở Đường Lâm, Phước Tích. Những di tích, di sản ấy chứa đựng những đặc trưng, sắc thái, giá trị đặc biệt, riêng có, không trùng lặp nhau, đầy những thách thức trong bảo tồn, nhưng đều đã được giải mã một cách sáng rõ, ngọn nguồn, để từ đó hình thành hướng tiếp cận, cách ứng xử và xác lập từ những giải pháp tổ ng thể đến những bước đi thận trọng và phù hợp.

Out of stock

Độc giả có nhu cầu mua sách, vui lòng liên hệ Ms. VŨ THỊ TRANG - Phòng Sản xuất Phát hành Nxb VHDT +84904118786

Gần 40 bài viết có độ phủ rộng đến hầu hết các loại hình di tích, di sản văn hóa quan trọng và tiêu biểu nhất của Việt Nam. Từ những khu di tích khảo cổ học ở Cát Tiên, 18 Hoàng Diệu ở Hà Nội; những khu di tích đặc biệt quan trọng như thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, Cố đô Hoa Lư, Cố đô Huế, di tích Lam Kinh, Hoàng thành Thăng Long, đến những di sản đô thị ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh hay di sản làng ở Đường Lâm, Phước Tích. Những di tích, di sản ấy chứa đựng những đặc trưng, sắc thái, giá trị đặc biệt, riêng có, không trùng lặp nhau, đầy những thách thức trong bảo tồn, nhưng đều đã được giải mã một cách sáng rõ, ngọn nguồn, để từ đó hình thành hướng tiếp cận, cách ứng xử và xác lập từ những giải pháp tổ ng thể đến những bước đi thận trọng và phù hợp. Những phương thức này không những giải quyết thấu đáo các vấ n đề đặt ra đối với từng khu di tích là đối tượng của bài viết mà còn trở thành những hình mẫu về cách tiếp cận, để có thể vận dụng vào các trường hợp tương tự khác một cách chuyên nghiệp.

Những bài viết đề cập những vấn đề liên quan đến di tích cụ thể, nhưng trong đó những khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành quan trọng, trước đó chưa có tài liệu nào nêu đầy đủ, đã được nêu ra một cách mạch lạc, sáng rõ. Từ những khái niệm ít được biết đến như: “Phế tích kiến trúc - khảo cổ học”, “Trùng tu khảo cổ học”, “Khu di tích mở”, “Tài nguyên di sản”, “Làng di sản”, “Phát triển tiếp nối”, đến sự phân định rạch ròi những tương đồng và khác biệt giữa “Di sản” và “Di tích”, “Di sản đô thị” và “Đô thị di sản”, “Tổng thể kiến trúc” và “Phức hợp kiến trúc”, “Kiến trúc dân gian” và “Kiến trúc dân dụng dòng chính thống”… Làm rõ khái niệm luôn được coi là bước khởi đầu quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học. Ở đây, nó không chỉ khẳng định tính hàn lâm, nghiêm túc trong phân tích vấn đề mà quan trọng hơn nó làm sáng tỏ hơn bao giờ hết đặc tính của những đối tượng di tích, di sản cụ thể ở Việt Nam, làm cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra những định hướng và giải pháp bảo tồn một cách thích hợp và hữu hiệu nhất.

Tham khảo thêm