0 ₫

No products in the cart.

0 ₫

No products in the cart.

Home Sách Sách Văn hóa - Xã hội Hát từ Phan Xi Păng

Hát từ Phan Xi Păng

Hát từ Phan Xi Păng chia thành 14 khúc hát, mang tên 14 bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc (tôi có đến 35 bài thơ đã được phổ nhạc). Nhiều bài hát đã đi cùng năm tháng. Khúc hát cuối cùng trong trường ca Hát từ Phan Xi Păng có bài thơ đã được phổ nhạc, bài thơ Cát Cát viết về bản Cát Cát ), bài hát Cát Cát hát, nhạc Lê Minh. Một trong những bài hát tiêu biểu của Sa Pa hiện nay, thế kỷ XXI.

Out of stock

Độc giả có nhu cầu mua sách, vui lòng liên hệ Ms. VŨ THỊ TRANG - Phòng Sản xuất Phát hành Nxb VHDT +84904118786

Trong đời làm thơ của tôi, tôi đã sáng tác rất nhiều về mảng thơ miền núi và dân tộc. Nhà thơ Bằng Việt, trong lời giới thiệu cho tập thơ Người núi - Người phố của tôi do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2005, viết: "Mỗi nhà thơ, khi đến giai đoạn định hình của đời, thường giác ngộ rằng, trong thơ của mình thế nào cũng phải có một cái tạng riêng, cái tạng ấy phù hợp với một giọng điệu riêng và giọng điệu ấy phải gắn bó đến mức da diết thân thuộc hơn ai hết, với một môi trường sống, một miền quê riêng...". Cái tạng của tôi là viết về rừng núi và dân tộc thiểu số đấy thôi. Có lý do, vì tôi là kỹ sư mỏ, đời tôi gắn với núi rừng và những vùng dân tộc nghèo khó. Tập thơ ấy đã được giải cao của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2005. Nhưng nhà thơ Bằng Việt chắc không nghĩ rằng sau đó 15 năm, tôi đã có nhiều tập riêng về miền núi và dân tộc: Cây mỗi hoa mỗi quả, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (1999); Không tin về Hà Nội mà coi, Nhà xuất bản Văn học dân tộc (2009), Đi tìm vàng, Nhà xuất bản Lao động (2011); Như rừng hoa Tà Phình, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (2017); Thơ và Thợ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn (2019). Nhưng các tập thơ khác của tôi, có thể không có chủ đề chính là dân tộc và miền núi thì những bài thơ về miền núi cũng chiếm đáng kể. Như thế nhà thơ Bằng Việt đã nói đến miền quê riêng miền núi của tôi rồi. Tôi đã có 18 tập thơ tính đến năm 2019 thì có đến 11 tập liên quan nhiều đến miền núi và dân tộc. Hệ thống lại mới thấy, miền núi đã gắn với mình trọn đời. Và việc ra mắt một tuyển tập về chủ đề gắn với đời tôi là đúng dịp rồi.

Tôi chơi thân với nhà thơ Vương Anh là người Mường ở Thanh Hóa. Hồi anh làm Tổng Biên tập báo Văn hóa và Đời sống (Thanh Hóa), anh đã tạo cho tôi một bất ngờ: Cuối năm, báo chọn một bài thơ hay nhất năm đã đăng báo để xét thưởng. Ban tuyển chọn đã chọn bài thơ Người núi - Người phố của tôi. Tôi không được báo trước nhưng có giấy mời về Thanh dự thưởng. Thật bất ngờ nhưng rất vui là bài thơ viết về miền núi ấy của tôi đã nói được tâm lý của người miền rừng. Tập thơ được giải cao của tôi sau này cũng mang tên Người núi - Người phố. Và bây giờ tuyển thơ về miền núi và dân tộc của tôi khi tôi đã 75 tuổi, có 1 bài thơ dài như một trường ca Hát từ Phan Xi Păng. Tập thơ cũng xin mang tên Hát từ Phan Xi Păng vì nói như nhà thơ Bằng Việt: Cái tạng tôi nó thế, gắn với mỏ là gắn với miền núi và dân tộc.

Hát từ Phan Xi Păng chia thành 14 khúc hát, mang tên 14 bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc (tôi có đến 35 bài thơ đã được phổ nhạc). Nhiều bài hát đã đi cùng năm tháng. Khúc hát cuối cùng trong trường ca Hát từ Phan Xi Păng có bài thơ đã được phổ nhạc, bài thơ Cát Cát viết về bản Cát Cát ), bài hát Cát Cát hát, nhạc Lê Minh. Một trong những bài hát tiêu biểu của Sa Pa hiện nay, thế kỷ XXI.

Tham khảo thêm