Powered by Techcity

Truy xuất nguồn gốc – bảo vệ thương hiệu


Việc dán tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, đảm bảo minh bạch về nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng sức cạnh tranh, bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm dán tem chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc.

Dán tem truy xuất nguồn gốc

Ngày 19/1/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”, nhằm xác định nhiệm vụ cần triển khai, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Tiếp đó, ngày 21/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, giao Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Tỉnh Sơn La khuyến khích doanh nghiệp, người dân áp dụng, sử dụng tem, nhãn mác có mã QR-Code để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, thông minh, nâng cao giá trị sản phẩm cho người sản xuất và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, HTX.

Nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh Sơn La được dán tem truy xuất nguồn gốc.

“Xoài tròn Yên Châu” được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2012, trồng tập trung tại các xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sặp Vạt, huyện Yên Châu, quy mô 60 ha cây xoài tròn bản địa.

Ông Quàng Văn Xuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Nông nghiệp Xuân Tiến, xã Sặp Vạt, cho biết: HTX thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc cho quả “Xoài tròn Yên Châu” và tem dán trên bao bì sản phẩm, khi khách hàng sử dụng điện thoại quét mã QR-Code, các thông tin cần biết từ vùng trồng, quy trình chăm sóc, thu hái, chứng nhận chất lượng sản phẩm và số điện thoại được hiển thị. Qua đó, giúp HTX bảo vệ thương hiệu sản phẩm

Là một trong những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sơ chế, chế biến cà phê theo chuỗi liên kết, sản xuất, bao tiêu sản phẩm, ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc HTX Cà phê Bích Thao Sơn La, chia sẻ: Dán tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa là điều kiện để xuất khẩu và bất cứ doanh nghiệp, HTX nào muốn đi xa, bảo vệ thương hiệu cần phải thực hiện. Với HTX, nhờ tuân thủ nghiêm các quy định từ liên kết xây dựng vùng trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế nên sản phẩm cà phê thóc, cà phê nhân của HTX đã xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…, được bạn hàng đánh giá cao về chất lượng.

Các sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao, 4 sao trở lên sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện truy xuất nguồn gốc lần đầu, sau khi thực hiện các bước: Khảo sát, đánh giá thực trạng của từng sản phẩm OCOP; lựa chọn các đối tượng để nâng cấp hoạt động truy xuất nguồn gốc; tổng hợp các nhóm sản phẩm có quy trình sản xuất tương tự nhau, các sản phẩm cùng ngành hàng; xây dựng quy trình, tài liệu hướng dẫn cho các nhóm sản phẩm; cung cấp dữ liệu, yêu cầu Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia xây dựng các module phù hợp với các nhóm sản phẩm OCOP; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng tài khoản, thiết lập thông tin trên cổng thông tin truy xuất quốc gia, kích hoạt tem truy xuất nguồn gốc; cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức, cá nhân.

Nhân viên Viettel Sơn La hướng dẫn khách hàng cài đặt và đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử Voso.vn.

Ông Lưu Bình Khiêm, Giám đốc Sở KH&CN, cho biết: Qua đánh giá, tỉnh đã tuyển chọn và ký hợp đồng với Công ty cổ phần Bảo Lâm Sơn La và Công ty cổ phần Chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT để thực hiện nhiệm vụ “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh”. Sau gần 3 năm triển khai, các đơn vị đã tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho gần 100 lượt cán bộ lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Sở KH&CN đã phối hợp với các đơn vị lựa chọn và thiết lập tài khoản truy xuất áp dụng 2 hệ thống phần mềm riêng biệt để truy xuất nguồn gốc cho 2 nhóm: sản phẩm nông sản (OMFARM) và sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói (OMFOOD); xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí truy xuất nguồn gốc cho 15 sản phẩm của 15 cơ sở tham gia thực hiện dự án.

Ứng dụng công nghệ chống giả

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 1.233 vụ; trong đó, 268 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu; 718 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; 8 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nộp ngân sách nhà nước trên 22 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ trong xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, trung tuần tháng 8/2024, Viện Phát triển Doanh nghiệp – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Công ty cổ phần Công nghệ chống giả Việt Nam tổ chức chương trình “Giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm và năng lực kinh doanh trên nền tảng số” cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh.

Bà Lê Thị Hồng Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, cho biết: Hiện nay, mỗi sản phẩm rất dễ dàng để tạo cho mình một mã QR-Code, người dùng chỉ mất vài giây là có thông tin về sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không số hóa, quản lý thông tin nông sản, thực phẩm thì doanh nghiệp thu mua rất dễ mua phải hàng hóa trà trộn, kém chất lượng. Vì vậy, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội thảo “Giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa và tiếp cận thị trường khách hàng trên các nền tảng số” cho 50 doanh nghiệp, HTX.

Ngày 28/3/2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ 1/6/2024. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi xây dựng dữ liệu phải đảm bảo tối thiểu 10 thông tin cơ bản về tên, hình ảnh sản phẩm, tên đơn vị sản xuất kinh doanh, địa chỉ… được in mã gắn trên bao bì sản phẩm và được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Ra mắt Văn phòng đại diện Công ty cổ phần Công nghệ chống giả Việt Nam tại tỉnh Sơn La.

Luật sư Phạm Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ chống giả Việt Nam, thông tin: Với giải pháp truy xuất nguồn gốc Truedata kết hợp giữa tem chíp RFID và công nghệ trí tuệ nhân tạo Al cùng Blockchain để ghi nhận, lưu trữ và quản lý thông tin của sản phẩm, giúp quá trình truy xuất nguồn gốc trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng từng bước trong quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ sản phẩm. Từ đó, giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn, đảm bảo tính minh bạch và tránh những sai sót có thể xảy ra. 

Hội thảo giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm và năng lực kinh doanh trên nền tảng số. 

Ngày 5/7/2024, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch về thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024. Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, Thành phố tập trung rà soát, lập báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân, lựa chọn các sản phẩm, hàng hóa phù hợp, có khả năng thực hiện việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa năm 2024 cho 30 – 40 sản phẩm.

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản OCOP của huyện Quỳnh Nhai.

Xây dựng thương hiệu mạnh đã khó nhưng việc bảo vệ thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế lại càng khó hơn, khi các vụ xâm phạm thương hiệu, hàng giả, hàng nhái ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp truy xuất nguồn gốc Truedata kết hợp giữa tem chíp RFID và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cùng Blockchain sẽ giúp quá trình truy xuất nguồn gốc trở nên dễ dàng và nhanh chóng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm hàng hóa hiệu quả.

Minh Thu





Nguồn: https://baosonla.org.vn/kinh-te/truy-xuat-nguon-goc-bao-ve-thuong-hieu-S2JQzT3SR.html

Cùng chủ đề

Đoàn khảo sát số 4 Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI làm việc với Huyện ủy Phù Yên,...

Ngày 16/9, Đoàn khảo sát số 4 Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI do đồng chí Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với Huyện ủy các huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Mường La và Quỳnh Nhai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và các...

Kiên quyết không để người dân quay lại nơi có nguy cơ bị sạt lở

Ngày 16/9, đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra sạt lở tại bản Ngậm, xã Song Pe, huyện Bắc Yên. Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, gây mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện Bắc Yên, ngày 11/9, tại bản Ngậm xuất hiện vết nứt hở rộng 10 cm, dài 10 m. Hiện nay, vết nứt đã mở rộng khoảng 4m,...

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh lãnh đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ chính trị được giao

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Sơn La hình thành trên cơ sở hợp nhất, kiện toàn, sáp nhập của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh. Trải qua 59 năm xây dựng và trưởng thành (16/9/1965-16/9/2024), Đảng bộ luôn nỗ lực xây dựng và phát triển các tổ chức cơ sở đảng ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đảng bộ Khối...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp

Nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh ta đang chú trọng nâng cao nguồn nhân lực có kỹ năng, tư duy, khai thác, sử dụng tốt công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng, các mục tiêu phát triển kinh tế -...

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Hội nghị được trực tuyến đến 26 điểm cầu các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố. Dự hội nghị tại điểm...

Cùng tác giả

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã bị thiệt hại nhiều về nhà cửa, tài sản, hoa màu và hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt…, với tổng thiệt hại...

Ngập úng tại thung lũng mận hậu Nà Ka

Thung lũng mận hậu Nà Ka là vùng trồng mận lớn nhất huyện Mộc Châu với diện tích trên 100 ha. Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã khiến 1 phần diện tích ở đây bị ngập lụt nặng, kéo dài. Cả cây ăn quả và hoa màu người dân chìm trong biển nước, bà con đang rất lo lắng cho diện tích cây trồng của gia đình. Gia đình anh Tráng A Phà có 3 ha trồng mận...

Kiểm tra, năm bắt tình hình, tập trung phòng chống sinh vật gây hại lúa sau bão

Theo thống kê sau bão số 3, diện tích lúa của huyện Phù Yên bị ngập úng, ngã đổ trên 40,3 ha, chủ yếu tại các xã Huy Tân, Mường Cơi và Tường Phù… Qua kiểm tra thực tế cho thấy mặc dù hiện tại trên các xứ đồng, mặc dù chưa xuất hiện các loại dịch bệnh do sinh vật gây hại gây ra, tuy nhiên theo dự báo trong thời gian tới  một số đối tượng sinh...

Cùng chuyên mục

Ngập úng tại thung lũng mận hậu Nà Ka

Thung lũng mận hậu Nà Ka là vùng trồng mận lớn nhất huyện Mộc Châu với diện tích trên 100 ha. Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã khiến 1 phần diện tích ở đây bị ngập lụt nặng, kéo dài. Cả cây ăn quả và hoa màu người dân chìm trong biển nước, bà con đang rất lo lắng cho diện tích cây trồng của gia đình. Gia đình anh Tráng A Phà có 3 ha trồng mận...

Kiểm tra, năm bắt tình hình, tập trung phòng chống sinh vật gây hại lúa sau bão

Theo thống kê sau bão số 3, diện tích lúa của huyện Phù Yên bị ngập úng, ngã đổ trên 40,3 ha, chủ yếu tại các xã Huy Tân, Mường Cơi và Tường Phù… Qua kiểm tra thực tế cho thấy mặc dù hiện tại trên các xứ đồng, mặc dù chưa xuất hiện các loại dịch bệnh do sinh vật gây hại gây ra, tuy nhiên theo dự báo trong thời gian tới  một số đối tượng sinh...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp

Nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh ta đang chú trọng nâng cao nguồn nhân lực có kỹ năng, tư duy, khai thác, sử dụng tốt công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng, các mục tiêu phát triển kinh tế -...

Sẵn sàng cho niên vụ cà phê 2024

Còn khoảng một tháng nữa, Sơn La sẽ vào vụ thu hoạch cà phê. Thời điểm này, các nhà máy đang khẩn trương duy tu, sửa chữa, nâng cấp dây chuyền chế biến; các nông hộ vùng chuyên canh tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thu hoạch cà phê. Quy mô sơ chế được mở rộng và tín hiệu vui từ thị trường Hiện nay, cà phê Sơn La được chế biến tập trung tại các cơ...

Phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp ở huyện biên giới

Phát triển thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu, đưa thông tin sản phẩm nhanh chóng đến với người tiêu dùng; trở thành phương thức kinh doanh – tiêu dùng phổ biến của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nắm bắt xu thế đó, huyện Sông Mã chú trọng phát triển thương mại điện tử, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường. Trước đây, các...

Họp Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia 

Ngày 11/9, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025 đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố. Tổng vốn ngân sách nhà nước phân bổ thực hiện 3...

Liên kết hơn 1.600 hộ dân trồng cà phê bền vững

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty cổ phần Phúc Sinh đã đầu tư, xây dựng nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến trên dây chuyền sản xuất cà phê ướt Arabica nhập khẩu từ Côlômbia. Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy, Công ty liên kết với 1.600 hộ dân tại 20 bản của 7 xã thuộc huyện Mai Sơn, thành phố Sơn La và huyện Thuận Châu với 2.000 ha trồng theo...

Chuyển đổi số, động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Xin được giới thiệu với quý vị tóm tắt một số điểm chính của bài viết này. Theo nhận định của Tổng...

Cùng nông dân nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản

Kết nối tri thức khoa học với thực tiễn sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai đa dạng các mô hình trồng trọt, giúp nông dân thay đổi tư duy và phương pháp canh tác, chủ động tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Bằng nguồn ngân sách Trung ương và của...

Giảm lệ phí trước bạ, kích cầu thị trường ô tô

Từ năm 2020 đến cuối năm 2023, Chính phủ đã 3 lần áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Ngày 29/8/2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơmoóc hoặc sơmirơmoóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô được sản xuất, lắp ráp trong nước; trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất