Powered by Techcity

TP.HCM kiến nghị công bố dịch sởi

Trong bối cảnh số ca sởi tăng nhanh và đã có 3 trẻ mắc bệnh sởi tử vong, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã kiến nghị UBND TP.HCM công bố dịch sởi và ban hành kế hoạch chủ động ứng phó bệnh sởi ở TP.HCM.

3 trẻ tử vong do sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), đã có 3 trẻ tử vong do mắc bệnh sởi ở TP.HCM rải rác từ tháng 6 đến nay.

Theo đó, số ca mắc bệnh sởi ở TP.HCM bắt đầu tăng từ cuối tháng 5 đến nay và tuần gần nhất đã có đến 60 ca sốt phát ban nghi mắc sởi. Ba quận, huyện có số ca sởi cao nhất là quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Hóc Môn.

Ảnh minh họa.

Theo báo cáo từ các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, tính đến ngày 4/8, đã có 505 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 262 ca xét nghiệm dương tính, hơn 50% là các ca bệnh ở tỉnh thành khác đến khám và điều trị tại thành phố.

Chỉ tính riêng các trường hợp có địa chỉ tại TP.HCM, có đến 201 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 116 ca xét nghiệm dương tính. Trong khi đó, từ năm 2021 đến năm 2023 cả TP chỉ có một ca xét nghiệm dương tính.

Hiện toàn TP đã có 48 phường, xã trên 14 quận, huyện có ca bệnh sởi xác định; 8 quận, huyện có từ 2 phường xã trở lên có ca bệnh.

Trong 116 ca xác định có 27,6% là trẻ dưới 9 tháng tuổi, 78,4% là trẻ dưới 5 tuổi. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi chiếm đến 66% và có đến 30% không rõ tiền sử tiêm chủng.

Các chuyên gia y tế cho rằng, sởi được coi là mối đe dọa toàn cầu bởi virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae có tính lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong cộng đồng hoặc thậm chí xuyên biên giới.

Sởi nguy hiểm bởi chúng không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn khiến người bệnh có nguy cơ viêm nhiễm hệ thống thần kinh, rối loạn hệ vận động, tổn thương đa cơ quan trong cơ thể, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài thậm chí là suốt đời cho người bệnh như viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, mù lòa…

Bên cạnh đó, sởi còn đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch, phá hủy trung bình khoảng 40 loại kháng thể có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.

Ở trẻ em, một nghiên cứu của nhà di truyền học Stephen Elledge tại Đại học Havard vào năm 2019 đã chỉ ra sởi loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể bảo vệ ở trẻ em.

Tức khi mắc bệnh sởi, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị phá hủy và thiết lập trở lại trạng thái ban đầu non nớt, chưa hoàn thiện như đứa trẻ vừa sinh ra.

Để giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn chặn dịch sởi quay trở lại, WHO nhấn mạnh tiêm chủng là biện pháp duy nhất để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng này. Các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải đạt được và duy trì tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc-xin sởi.

Trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng nề, hiệu quả vượt trội đến 98%.

Bên cạnh đó, mỗi người cần chủ động vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiệu mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh sởi (sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban khắp cơ thể), cần nhanh chóng đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đã có 8 trường hợp tử vong do dại

Theo thông tin từ CDC Bình Thuận, địa bàn vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong nghi do bệnh dại. Đây là ca tử vong thứ 8 kể từ đầu năm 2024 đến nay.

Cụ thể, bệnh nhân nữ 49 tuổi (xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc) sống một mình, người nhà không rõ bệnh nhân có bị chó, mèo cắn hay không; không rõ tiền sử tiêm ngừa.

Trong nhà, bệnh nhân có nuôi chó và ghi nhận hiện tại chó nhà nuôi còn sống bình thường. Ngày 3/8/2024, người nhà thấy bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ, hốt hoảng, mệt mỏi, không dùng thuốc gì.

Đến ngày 5/8/2024, bệnh nhân thấy khó thở, sợ nước, sợ gió, chạy trốn vào bóng tối. Vì vậy, người nhà đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận. Sau khi thăm khám và hội chẩn, bác sỹ tại đây kết luận nghi bệnh dại và chuyển bệnh nhân vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, bệnh nhân được lấy mẫu nước bọt xét nghiệm (PCR), với kết quả dương tính vi rút dại. Bệnh nhân trở nặng được người nhà xin về và tử vong vào ngày 6/8/2024.

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vắc-xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đừng ngần ngại, hay do dự tiêm vắc-xin phòng dại khi bị chó hoặc động vật cắn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, xử trí kịp thời.

Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, người dân nếu có điều kiện có thể tiến hành tiêm vắc-xin dự phòng trước phơi nhiễm dại.

Theo đó, nếu tiêm dự phòng, chỉ cần tiêm 3 mũi, hoàn toàn linh động về mặt thời gian. Khi chẳng may bị chó, mèo cắn, lịch tiêm sẽ đơn giản hơn, chỉ cần tiêm 2 mũi vắc-xin mà không cần phải tiêm huyết thanh kháng dại kể cả khi vết thương nặng, vị trí cắn gần với thần kinh trung ương hoặc nơi tập trung nhiều dây thần kinh. 

Trong khi đó, nếu không tiêm phòng dại trước khi bị chó, mèo cắn thì cần phải tiêm 5 mũi với thời gian khắt khe trong một tháng, đặc biệt là trường hợp bị vết thương nặng, vị trí trọng yếu thì cần phải tiêm huyết thanh, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và lịch sinh hoạt cũng như là phải chịu đựng đau đớn hơn và nhiều tác dụng phụ hơn.

Đặc biệt, ở vùng sâu vùng xa, không phải lúc nào huyết thanh kháng dại và vắc-xin cũng luôn sẵn sàng, có những thời điểm khan hiếm khiến do người dân bị động vật cắn rất hoang mang, lo sợ.

Đối với trẻ em, việc tiêm ngừa dại trước phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì trẻ em thường không để ý đến những vết thương do động vật gây ra trong quá trình đùa với thú cưng bị xây sát và có thể trẻ quên mất việc cần thông báo cho bố mẹ biết (trừ trường hợp nặng).

Hơn nữa, trẻ em có cơ thể thấp nên khi bị chó cắn thường sẽ bị ở đầu, mặt, cổ nhiều hơn là người lớn, đó cũng là nguyên nhân khiến virus dại di chuyển nhanh hơn lên hệ thần kinh trung ương và gây bệnh nhanh.

Ngoài ra, trước lo ngại vắc-xin phòng bệnh dại có tác dụng phụ, ảnh hưởng hệ thần kinh, gây mất trí nhớ, bác sỹ Hải cho biết vắc-xin thế hệ cũ tồn tại vấn đề này.

Tuy nhiên, hiện nay vắc-xin phòng dại đã được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, không chứa các tế bào thần kinh nên không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí nhớ của người dùng.

Vắc-xin dại thế hệ mới dùng kỹ thuật ly tâm phân đoạn, đảm bảo tạp chất ở mức thấp và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (thấp hơn 10 nanogram mỗi liều).

Một số loại vắc-xin không sử dụng chất bảo quản thimerosal (thủy ngân), do đó vắc-xin dại thế hệ mới cũng giảm tối đa các tác dụng phụ tại chỗ như sưng, đau, sốt… so với vắc-xin thế hệ cũ đã ngừng sử dụng.

Gặp họa vì ăn đồ tái sống

Tháng 7 vừa qua, sau khi bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), các bác sỹ ở đây đã phát hiện anh nhiễm sán lá phổi. Bệnh nhân cho biết, bản thân thường đi làm, qua suối, bắt cua sống nướng lên ăn. Hiện bệnh nhân đã được điều trị khỏi, xuất viện và hướng dẫn tái khám định kỳ.

Sán lá phổi có rất nhiều loài khác nhau (hơn 40 loài), trong đó 2 loài thuộc nhóm có mức độ gây hại nhất là Paragonimus heterotremus và Paragonimus westermani.

Các loài sán lá phổi này thường có kích thước khá lớn, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường những con sán đã trưởng thành.

Theo các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Đức Giang, một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La., người dân có thói quen sinh hoạt ăn món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc nướng chưa chín).

Khi ăn phải tôm, cua có ấu trùng sán lá phổi chưa nấu chín, ấu trùng sán vào dạ dày và ruột (ấu trùng thoát nang ở tá tràng), xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào nhu mô phổi rồi làm tổ ở đó, một số ít cư trú tại tim, phúc mạc, gan, thận, dưới da, ruột, não…

Sán chủ yếu ký sinh trong phổi, làm nang trong tiểu phế quản nhỏ của phổi người hay súc vật, trong mỗi nang hầu hết có 2 con và dịch mủ màu đỏ, xung quanh có mạch máu tân tạo.

Triệu chứng mắc sán lá phổi của từng người tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh lý nền kèm theo.

Một số triệu chứng điển hình như rối loạn tiêu hóa thường là triệu chứng ban đầu của bệnh: Ngay sau khi nhiễm phải các loại ấu trùng sán thông qua việc ăn uống, người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy.

Ở giai đoạn ấu trùng sán lá phổi đã di chuyển từ dạ dày lên đến vùng phổi, người bệnh có triệu chứng tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi.

Khi sán đã ký sinh tại phổi và sinh sản, bệnh nhân xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh rõ rệt hơn nữa, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Ho kéo dài, ho khạc đờm có kèm máu, đau tức ngực, sốt nhẹ, cơ thể dần yếu ớt, khả năng hô hấp bị hạn chế,…

Một vài trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng bệnh khá phức tạp sẽ bị chẩn đoán nhầm giữa sán lá phổi với bệnh lao phổi.

Mới đây, các bác sỹ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khám và điều trị cho nam bệnh nhân trẻ tuổi tên T.Đ.T, trú ở Yên Bái. Nam thanh niên này ngứa khắp người, kèm theo sốt, chóng mặt và mẩn đỏ, phát ban dưới da.

Thậm chí, dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng có thấy rõ hình ảnh ngoằn ngoèo của ký sinh trùng di chuyển. T được chẩn đoán nhiễm giun sán ký sinh trùng.

Để phòng bệnh do giun sán, bác sỹ khuyên người dân không nên ăn các loại đồ ăn sống như tôm, cua nước ngọt; vệ sinh sạch sẽ tay và các dụng cụ chế biến thức ăn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các loại tôm, cua, cá sống.

Việc ăn những món tái, sống là con đường đưa các loại giun sán thâm nhập vào cơ thể. Khi ăn phải ấu trùng sán, chúng có thể di chuyển theo đường máu tới não, cơ và gây bệnh.

TS.Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương nhận định, chính thói quen hay sở thích ăn thịt lợn tái, bò tái, tiết canh, gỏi cá, rau thủy sinh của nhiều người là nguyên nhân gây ra các bệnh ký sinh trùng, nhiễm khuẩn.

Thậm chí, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ áp-xe ấu trùng giun, sán. Khi mắc ký sinh trùng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Viêm đường mật cấp tính, áp-xe gan, viêm túi mật, hoặc tụ máu dưới bao gan…

Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-128-tphcm-kien-nghi-cong-bo-dich-soi-d222201.html

Cùng chủ đề

Giữ ấm cho trẻ mầm non khi thời tiết giảm sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, thời tiết trong tỉnh những ngày này đang rét đậm, với nhiệt độ trung bình thấp. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đặc biệt là trẻ mầm non, các trường học trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp giữ ấm cho trẻ, duy trì tỷ lệ chuyên cần tới lớp. Tại Trường Mầm...

Gặp mặt khen thưởng vận động viên đạt thành tích cao

Ngày 14/1, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, tuyên dương huấn luyện viên , vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thi đấu thể thao quốc tế năm 2024. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của...

Mường Giàng trở thành thị trấn của huyện Quỳnh Nhai

Ngày 14/1, huyện Quỳnh Nhai đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Mường Giàng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Mường Giàng. Đồng chí Lò Minh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tới dự và phát biểu chúc mừng. Cùng dự có đồng chí Bùi Minh Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng...

Sương muối, băng giá gây thiệt hại cà phê tại Sơn La

Không khí lạnh tăng cường bao trùm khắp miền Bắc trong những ngày qua, kèm theo sương muối, băng giá đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân. Tại thành phố Sơn La rét đậm kèm theo sương muối đã gây thiệt hại hàng chục ha cây cà phê ở xã Chiềng Cọ. Phản ánh của phóng viên thời sự.  Hơn 3 năm trước, khoảng 3.000 m2 cà phê của gia đình chị Thanh ở bản Muông...

Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại huyện Mai Sơn

Chiều ngày 13/1, Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Sơn tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Mai Sơn. Dự lễ trao tặng có đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La. Đợt này, Đảng bộ huyện Mai Sơn có 98 đảng viên được trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng gồm: 1 đảng viên Huy hiệu 70...

Cùng tác giả

Giữ ấm cho trẻ mầm non khi thời tiết giảm sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, thời tiết trong tỉnh những ngày này đang rét đậm, với nhiệt độ trung bình thấp. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đặc biệt là trẻ mầm non, các trường học trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp giữ ấm cho trẻ, duy trì tỷ lệ chuyên cần tới lớp. Tại Trường Mầm...

Gặp mặt khen thưởng vận động viên đạt thành tích cao

Ngày 14/1, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, tuyên dương huấn luyện viên , vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thi đấu thể thao quốc tế năm 2024. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của...

Mường Giàng trở thành thị trấn của huyện Quỳnh Nhai

Ngày 14/1, huyện Quỳnh Nhai đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Mường Giàng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Mường Giàng. Đồng chí Lò Minh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tới dự và phát biểu chúc mừng. Cùng dự có đồng chí Bùi Minh Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng...

Sương muối, băng giá gây thiệt hại cà phê tại Sơn La

Không khí lạnh tăng cường bao trùm khắp miền Bắc trong những ngày qua, kèm theo sương muối, băng giá đã ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân. Tại thành phố Sơn La rét đậm kèm theo sương muối đã gây thiệt hại hàng chục ha cây cà phê ở xã Chiềng Cọ. Phản ánh của phóng viên thời sự.  Hơn 3 năm trước, khoảng 3.000 m2 cà phê của gia đình chị Thanh ở bản Muông...

Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại huyện Mai Sơn

Chiều ngày 13/1, Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Sơn tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Mai Sơn. Dự lễ trao tặng có đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La. Đợt này, Đảng bộ huyện Mai Sơn có 98 đảng viên được trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng gồm: 1 đảng viên Huy hiệu 70...

Cùng chuyên mục

Năm đầu nhận thưởng Tết, giáo viên được hưởng bao nhiêu tiền?

Có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, Nghị định 73/2024 quy định rõ chế độ tiền thưởng của cán bộ, viên chức, nhà giáo thực hiện trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị. Quỹ tiền thưởng hằng năm nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng, được xác...

Hàng loạt nhà xe tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán

Khách qua bến xe dự kiến tăng 350% Năm nay, người dân sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 26/01/2025 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật, ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nhận định, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng...

Kết quả ấn tượng lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Năm 2024, khép lại với nhiều dấu ấn đáng nhớ đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La. Các chương trình, kế hoạch hoạt động đạt nhiều kết quả nổi bật, tạo nên những điểm nhấn sôi động, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Sơn La. ...

Đặc sắc lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Hòa Bình

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Gầu Tào của người Mông. Đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời, thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham gia. Thầy cúng làm lễ cầu bình an, sức khỏe, mùa màng cho người dân tại Lễ hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN Lễ...

Đào rừng Sơn La cổ thụ đua nhau khoe dáng ở Hà Nội, giá trăm triệu đồng/cây

(VTC News) – Những cây đào rừng cổ thụ hàng chục năm tuổi trồng ở Sơn La nay đã được vận chuyển xuống Hà Nội để bày bán Tết với giá lên tới cả trăm triệu đồng mỗi cây. Nhiều ngày nay trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều tiểu thương đã bày bán những gốc đào rừng cổ thụ Sơn La làm hút mắt người tiêu dùng. Ông Tuấn, chủ một gian hàng bán đào rừng cho...

Tuổi trẻ Sơn La mang Tết ấm đến học sinh vùng cao

TPO – Hàng trăm em học sinh tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu (Sơn La) vừa được hỗ trợ khám bệnh miễn phí, tặng quà và tham gia các hoạt động trải nghiệm nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. 10/01/2025 | 20:16 TPO – Hàng trăm em học sinh The post Tuổi trẻ Sơn La mang Tết ấm đến học sinh vùng cao first appeared on Vietnam.vn.

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Chàng trai người Mông cho thuê đào chơi Tết kiếm tiền tỷ

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, khắp các phố phường Hà Nội đang trang hoàng đón Tết; cây cảnh, hoa đào, quất, bưởi… tràn ngập mang lại không khí Tết rộn ràng trên các nẻo đường. Chàng trai người dân tộc Mông Thào A Sáng tỉa tót những cây đào được đưa từ vùng núi xuống thành phố để cho thuê. Ngày Tết, hoa đào là một nét đặc trưng, điểm nhấn dường như không thể thiếu đối...

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến hết năm 2024, thành phố Sơn La có 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 1 sản phẩm OCOP 5 sao, tăng gấp đôi so với năm 2023. Các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, tạo việc...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất