Powered by Techcity

Thủ tướng: Kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đời sống người dân sau bão

 

Phát biểu mở đầu hội nghị trực tuyến tới 26 tỉnh, thành phố, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bão Yagi đã hoành hành trên đất liền hơn 1 ngày, gây hậu quả nghiêm trọng.

Thủ tướng: Kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đời sống người dân sau bão- Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả sau bão

Hoàn lưu bão sẽ tiếp tục gây mưa lũ, nhất là tại các tỉnh miền núi phía bắc. Hội nghị này nhằm đánh giá tình hình, công tác dự báo, công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin cho người dân, thực hiện “4 tại chỗ”; công tác ứng phó ở cả T.Ư và địa phương.

Hội nghị cũng nhằm đánh giá hậu quả, phân tích, chia sẻ các bài học kinh nghiệm; các biện pháp khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất có thể và các biện pháp lâu dài, chiến lược.

Thủ tướng yêu cầu rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, do đó phải bàn với tinh thần khẩn trương; tiếp tục triển khai ngay các công việc khắc phục hậu quả bão; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) là cơn bão rất đặc biệt, hình thành phía đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; khi đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng, sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16-17. Về thiệt hại bước đầu (cập nhật đến 7 giờ ngày 8.9), do trời tối, sóng to, gió lớn và mất điện, mất liên lạc nên các địa phương chưa thống kê chính xác được.

Sơ bộ có 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, đổ gãy.

Về nông nghiệp, 121.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình: 76.345 ha; Hải Phòng: 6.750 ha; Hải Dương: 11.200 ha; Bắc Ninh: 11.009 ha; Hà Nội: 6.218 ha; Nam Định: 2.800 ha; Hưng Yên: 11.923 ha; Hà Nam: 7.418 ha…); 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000 ha; Thái Bình: 1.385 ha, Hưng Yên 1.818 ha…); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).

Hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa lớn

Theo Bộ TN-MT, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn. Đây là cơn bão có cường độ tăng nhanh (trong 24 giờ cường độ bão tăng 8 cấp) và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào phía đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão. Là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông.

Mức độ giảm cấp trên đường đi không theo quy luật thông thường. Thông thường khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào vịnh Bắc Bộ, các cơn bão thường yếu đi nhanh, nhưng với bão số 3 cường độ không giảm nhanh, khi áp sát bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng vẫn giữ cường độ cấp 12 – 13.

Thủ tướng: Kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đời sống người dân sau bão- Ảnh 2.

Cây xanh gãy đổ ngổn ngang tại khu đô thị Văn Quán, Q.Hà Đông, Hà Nội

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo từ ngày 8 – 9.9, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía bắc, với lượng mưa trung bình 24 giờ có thể lên tới 100 – 150 mm, có nơi có thể trên 200 mm.

Nguy cơ cao xảy ra lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.

Nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Quảng Ninh (12 huyện/thị xã), Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện), Thanh Hóa (10 huyện).

Thanhnien.vn

Nguồn: https://thanhnien.vn/thu-tuong-kip-thoi-xu-ly-cac-van-de-lien-quan-doi-song-nguoi-dan-sau-bao-18524090811281264.htm

Cùng chủ đề

Cần 5 cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao

Nguồn vốn nào là chủ lực? Thủ tướng vừa yêu cầu rà soát lại suất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế đặc thù, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu… Theo ông, vì sao dự án này cần phải có chính sách đặc thù? Chính sách đặc thù nghĩa là luật chưa có...

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO – Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương....

Cùng tác giả

Tác phẩm Hạnh phúc trên đường chạy Marathon đẹp nhất Việt Nam

- Tác giả: NGUYỄN TUẤN HUY - Ngày tham dự: 15/10/2024 ...

Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) – Sáng 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) chủ trì họp báo. Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí. Dự buổi gặp mặt báo chí có lãnh đạo Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng; Tùy viên quốc...

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào. Ảnh: Internet. Ngày 13/10, thực hiện chương trình kế hoạch phối hợp, lực lượng quân y Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Lào tiếp tục triển khai hoạt động khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Pa Háng – Huổi Hiềng, huyện Sop Bao, tỉnh Houaphan (Lào). Đến Trạm xá quân dân y hữu nghị biên...

Tác phẩm Em đi vui Tết Độc lập

- Tác giả: Nguyễn Đức Toàn - Ngày tham dự: 15/10/2024 ...

Tập trung khắc phục thiên tai khôi phục sản xuất nông nghiệp

Dù không nằm trong diện ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 3, nhưng hoàn lưu bão đã gây mưa lớn, ngập úng, kéo dài ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Như tại gia đình này, đã bị tổn thất đến 40% diện tích cây trồng bởi ngập úng. Anh Cà Văn Xoán, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La: “Trong...

Cùng chuyên mục

Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) – Sáng 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) chủ trì họp báo. Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí. Dự buổi gặp mặt báo chí có lãnh đạo Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng; Tùy viên quốc...

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào

Thắm tình người thầy thuốc quân y nơi biên giới Việt – Lào. Ảnh: Internet. Ngày 13/10, thực hiện chương trình kế hoạch phối hợp, lực lượng quân y Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Lào tiếp tục triển khai hoạt động khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Pa Háng – Huổi Hiềng, huyện Sop Bao, tỉnh Houaphan (Lào). Đến Trạm xá quân dân y hữu nghị biên...

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 03/6/2021), ngành Lâm nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; các hoạt động kinh tế rừng có mức tăng trưởng khá, sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, năm 2023, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh...

Đưa thương hiệu na Mai Sơn vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế

Thống kê của tỉnh Sơn La cho thấy, nông sản địa phương này trong những năm gần đây chiếm vị trí dẫn đầu cả nước, đặc biệt là cây ăn quả. Tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh tính đến 9 tháng đầu năm 2024 đạt 83.757ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 63.207 ha, sản lượng ước đạt trên 379.000 tấn. Các loại cây ăn quả được trồng tại Sơn La đều có sản lượng lớn như...

Từ 3,5 điểm đến 9,5, nam sinh Sơn La chiến thắng bản thân khi bố mắc u não

Cả nhà làm thuê chạy chữa cho bố bị ung thư Chỉ vài ngày sau khi Phạm Hoàng Việt ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) nhận giấy báo trúng tuyển, mẹ cậu từ Sơn La phải đi Bắc Ninh. Bà Lò Thị Hải xin được một chân làm thời vụ trong một nhà máy sản xuất bánh kẹo. “Tôi phải đi làm để có thêm tiền cho con đóng học” – bà Hải cho hay. Phạm Hoàng Việt...

Bộ GDĐT kiểm tra chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ đầu năm học tại Hà Tĩnh

Tại đây, đoàn đã kiểm tra thực tế tại một số cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học. trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), giáo dục thưởng xuyên trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh, làm việc với các Phòng GDĐT và Sở GDĐT tỉnh Hà Tĩnh. Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu chủ trì buổi làm...

Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu

Gia tăng chế biến sâu: ‘Nâng tầm’ giá trị nông sản cho bà con vùng cao Bắc Ninh: Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững Đẩy mạnh liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm Giới chuyên gia nhận định, với đà tăng trưởng như 3 quý vừa qua, mục tiêu 55 tỷ hoàn toàn đạt được, thậm chí có thể kỳ vọng đạt mốc 58 – 60 tỷ USD trong năm 2024. Để...

Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững

Bắc Ninh phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh Từ việc xây dựng địa chỉ kinh doanh uy tín Một trong những kênh được đánh giá tiêu thụ hiệu quả thời gian qua là “Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp an toàn”, do Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo xây dựng và...

Cần 5 cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao

Nguồn vốn nào là chủ lực? Thủ tướng vừa yêu cầu rà soát lại suất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế đặc thù, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu… Theo ông, vì sao dự án này cần phải có chính sách đặc thù? Chính sách đặc thù nghĩa là luật chưa có...

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất