Powered by Techcity

Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS

Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha tại Bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu được đầu tư từ nguồn xã hội hóa.
Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha tại Bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu được đầu tư từ nguồn xã hội hóa.

Giảm nghèo ấn tượng

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh cư trú nhiều nhất ở huyện Mường La, với 4.682 nhân khẩu; huyện Thuận Châu có 3.076 nhân khẩu, huyện Quỳnh Nhai có 1.929 nhân khẩu. Ngoài ra, ở huyện Mộc Châu có 254 nhân khẩu người La Ha, tập trung ở xã Tân Lập.

Từ các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai trong những năm qua đã hỗ trợ đồng bào La Ha nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong đó, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang giúp bà con có sinh kế bền vững.

Cuối năm 2023, gia đình anh Lò Văn Phong, ở bản Huổi Lọng, xã Nọng Lay (huyện Thuận Châu) được hỗ trợ 1 con bò giống từ nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Đã có kinh nghiệm chăn nuôi bò từ trước đó, gia đình anh đã trồng thêm cỏ voi tạo nguồn thức ăn dự trữ cho bò. Với quyết tâm thoát nghèo, anh Phong còn vay mượn, mua thêm một cặp con bò cái sinh sản.

Giai đoạn 2021 – 2025, dân tộc La Ha là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg; được đầu tư trực tiếp từ Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719.

Cùng với gia đình anh Phong, trong năm 2023, 126 hộ đồng bào dân tộc La Ha ở bản Huổi Lọng đã được hỗ trợ bò giống sinh sản từ vốn Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9. Như chia sẻ của anh Lò Văn Phong, từ một con bò, anh kỳ vọng sẽ phát triển thành một đàn bò, từ đó có nguồn thu ổn định cho gia đình trong thời gian tới.

Bản Huổi Lọng là một trong 36 bản thuộc 17 xã của 03 huyện có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống tập trung. Đây là những địa bàn được đầu tư trực tiếp từ Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719 theo Nghị quyết số 235/NQ-HĐND ngày 04/10/2023 của HĐND tỉnh Sơn La.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hiệu quả cùng với công tác an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh Sơn La đã giảm sâu theo từng năm.

Tại thời điểm năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ III cho thấy, toàn tỉnh Sơn La có 1.100 hộ dân tộc La Ha thuộc diện hộ nghèo, chiếm 48,8% tổng số hộ; 318 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 14,1%. Đây là số liệu tỷ lệ nghèo được đo lường theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của giai đoạn 2016 – 2020.

Đồng bào dân tộc La Ha ở bản Huổi Lọng, xã Nong Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La được hỗ trợ làm ao để phục vụ sản xuất và phát triển chăn nuôi.
Đồng bào dân tộc La Ha ở bản Huổi Lọng, xã Nong Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La được hỗ trợ làm ao để phục vụ sản xuất và phát triển chăn nuôi.

Khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 theo Nghị định số 07/NĐ-CP của Chính phủ, tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha tiếp tục giảm sâu. Hết năm 2022, theo kết quả rà soát hộ nghèo được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 12/01/2023, dân tộc La Ha còn 674 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 28,25%) và 327 hộ cận nghèo (chiếm 13,70%).

Công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha tiếp tục đạt được thành tựu ấn tượng từ năm 2023 đến nay – thời điểm Sơn la tập trung triển khai đồng bộ các chính sách thuộc Chương trình MTQG 1719.

Số liệu trong hồ sơ xác định các dân tộc có khó khăn đặc thù, các dân tộc còn nhiều khó khăn giai đoạn 2026 – 2030 của Ủy ban Dân tộc cho thấy, so với thời điểm năm 2019 thì tính đến thời điểm 30/6/2024, dân tộc La Ha giảm 26% số hộ nghèo, dù chuẩn nghèo đã được nâng lên so với thời điểm 05 năm trước.

Chất lượng dân số được cải thiện

Cùng với đầu tư cho công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha thì từ các chương trình, dự án, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ bà con cải thiện chất lượng cuộc sống. Số liệu trong 02 cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS gần đây nhất cho thấy, nhiều tập quán sinh hoạt, sản xuất ảnh hưởng tới sức khỏe trong đồng bào dân tộc La Ha từng bước thay đổi tích cực.

Kinh tế phát triển, thu nhập nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, các nhu cầu thụ hưởng văn hóa được cơ bản đáp ứng đã góp phần nâng cao chất lượng dân số trong đồng bào dân tộc La Ha.
Kinh tế phát triển, thu nhập nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, các nhu cầu thụ hưởng văn hóa được cơ bản đáp ứng đã góp phần nâng cao chất lượng dân số trong đồng bào dân tộc La Ha.

Tại cuộc điều tra lần thứ III năm 2019, thông tin thu thập được cho thấy, tỷ lệ hộ dân tộc La Ha có nuôi, nhốt gia súc dưới gầm nhà của tỉnh Sơn La là 31,10%. Trước đó, năm 2015, số liệu điều tra thực trạng kinh tế – xã hội lần thứ II đưa ra kết quả, có 55,5% dân tộc La Ha có nuôi, nhốt gia súc dưới gầm nhà.

Thực trạng nuôi, nhốt gia súc dưới gầm nhà trong đồng bào La Ha đã được Cục Thống kê tỉnh Sơn La thu thập trong cuộc điều tra lần thứ IV năm 2024 được triển khia từ ngày 01/7 đến 17/8 vừa qua.

Dù kết quả chưa công bố, nhưng dự kiến tỷ lệ hộ dân tộc La Ha nuôi, nhốt gia súc dưới gầm nhà tiếp tục giảm mạnh. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh Sơn La đã tích cực hỗ trợ đồng bào thay đổi tập quán chăn nuôi này để bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe.

Tính đến tháng 6/2024, có 04/14 dân tộc có khó khăn đặc thù có tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2019 gồm: La Ha, Pà Thẻn, Chứt, Rơ Măm; trong đó có 02 dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 10% như La Ha giảm 26%, Chứt giảm 16%; còn lại dân tộc Pà Thẻn và Rơ Măm tỷ lệ hộ nghèo giảm lần lượt là 4% và 5%.

Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Thuận Châu, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, từ năm 2019 đến nay, huyện Thuận Châu đã hỗ trợ 100% hộ dân tộc La Ha di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ở và xây dựng chuồng trại mới với tổng số tiền hơn 2,2 tỷ đồng.

Cùng với giảm tỷ lệ hộ có nuôi, nhốt gia súc dưới gầm nhà giảm thì tỷ lệ hộ dân tộc La Ha được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh tăng lên. Năm 2015, kết quả điều tra cho thấy chỉ có 37,6% hộ dân tộc La Ha sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Hiện số hộ đồng bào dân tộc La Ha sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh chắc chắn đã tăng lên, với việc được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719. 

Tình hình tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh trong đồng bào dân tộc La Ha dự kiến sẽ được làm rõ khi kết quả điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV được công bố, dự kiến vào tháng 7/2025.

Với việc chuồng trại gia súc được di dời khỏi gầm nhà, được tiếp cận nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã trực tiếp tăng cường sức khỏe cho đồng bào dân tộc La Ha. Cùng với đó, kinh tế phát triển, thu nhập nâng lên, các nhu cầu thụ hưởng văn hóa được cơ bản đáp ứng đã góp phần nâng cao chất lượng dân số trong đồng bào dân tộc La Ha.

Số liệu trong hồ sơ xác định các dân tộc có khó khăn đặc thù, các dân tộc còn nhiều khó khăn giai đoạn 2026 – 2030 của Ủy ban Dân tộc cho thấy, so với thời điểm năm 2019 thì tính đến thời điểm 30/6/2024, dân tộc La Ha giảm 26% số hộ nghèo, dù chuẩn nghèo đã được nâng lên so với thời điểm 05 năm trước. (Ảnh minh họa)
Số liệu trong hồ sơ xác định các dân tộc có khó khăn đặc thù, các dân tộc còn nhiều khó khăn giai đoạn 2026 – 2030 của Ủy ban Dân tộc cho thấy, so với thời điểm năm 2019 thì tính đến thời điểm 30/6/2024, dân tộc La Ha giảm 26% số hộ nghèo, dù chuẩn nghèo đã được nâng lên so với thời điểm 05 năm trước. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy rõ nhất là hiện dân tộc La Ha đang có xu hướng gia tăng dân số rõ nét. Tại thời điểm năm 2019, theo điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS thì dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2.254 hộ, với 10.015 nhân khẩu.

Đến năm 2022, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 được UBND tỉnh phê duyệt tại theo Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 12/01/2023 thì toàn tỉnh có 2.386 hộ/10.756 khẩu người dân tộc La Ha. Vị chi, trong 3 năm, dân số dân tộc La Ha đã tăng thêm 741 người.

Theo Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 04/3/2024 của UBND tỉnh Sơn La về thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh bố trí 125,474 tỷ đồng để thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 9 về “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Đồng bào dân tộc La Ha sinh sống tập trung tại 36 bản thuộc 17 xã của 03 huyện được trực tiếp đầu tư, hỗ trợ từ Tiểu dự án 1.

Sơn La: Tổ chức lớp học tiếng dân tộc La Ha theo hình thức truyền khẩu cho hơn 100 học viên

Nguồn: https://baodantoc.vn/son-la-dau-an-giam-ngheo-o-dong-bao-dan-toc-la-ha-nhin-tu-dieu-tra-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-cua-53-dtts-1733930682232.htm

Cùng chủ đề

Sơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Phóng viên: Ông có thể cho biết một số thông tin nổi bật về tình hình kinh tế – xã hội của đồng bào dân tộc La Ha trên địa bàn tỉnh? Ông Lường Văn Toán: Ở Sơn La, đồng bào La Ha cư trú nhiều nhất ở huyện Mường La, với 4.682 nhân khẩu; huyện Thuận Châu có 3.076 nhân khẩu, huyện Quỳnh Nhai có 1.929 nhân khẩu. Ngoài ra, ở huyện Mộc Châu có 254 nhân khẩu người...

Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

Theo Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu, với kinh phí được giao thực hiện giai đoạn 2021-2024 là 117.549 triệu đồng (trong đó: Vốn đầu tư: 62.610 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 52.436 triệu đồng). Kinh phí giải ngân đến ngày 30/6/2024: 51.083,367 triệu đồng, bằng 46,17% vốn thực hiện. Đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng 19 công trình cơ sở hạ tầng (08 công trình Giao thông; 04 công trình trường học, bếp ăn, nhà bán trú;...

Cùng tác giả

Tăng tốc hoàn thành nhà ở cho người dân trước tết Nguyên đán 2025

Để hoàn thành mục tiêu sửa chữa và làm mới 23 nhà cho các hộ dân nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thành phố Sơn La đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực chạy đua với thời gian với quyết tâm để các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn được đón Tết trong những ngôi nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa...

Bí thư tỉnh ủy thăm, tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng nay 20/1, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư tỉnh ủy, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách, người có công, nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) trên địa bàn thành phố Sơn La. Tham gia cùng đoàn có một số đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành phố

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ...

Triển lãm sách, báo “Mừng Đảng, mừng Xuân” Ất Tỵ 2025

Ngày 19/1, tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Sơn La,  Thư viện tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh, Công ty TNHH sách và thiết bị giáo dục Sơn La, nhà sách Giáo Dục, nhà sách Mặt Trời, tiệm sách Cô Tiên, câu lạc bộ mỹ thuật trẻ Đào Huyền Trang và Trung tâm thương mại Vincom Plaza Sơn La tổ chức Triển lãm sách, báo “Mừng...

Bí thư Tỉnh ủy tặng quà tết tại huyện Yên Châu

Ngày 19/1, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, tặng quà tết các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Yên Châu. Thay mặt đoàn công tác, Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Quốc Khánh đã gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Yên Châu. Mong muốn bà con nhân dân trong huyện tiếp tục phát...

Cùng chuyên mục

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành phố

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ...

Sơn La trưng bày hơn 400 ấn phẩm báo Xuân Ất Tỵ 2025 của các cơ quan báo chí

Triển lãm năm nay trưng bày hơn 1.000 tài liệu, sách, trong đó, giới thiệu các cuốn sách về Đảng, Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của đất nước và tỉnh Sơn La; trưng bày, giới thiệu và bán 3.000 sách và ấn phẩm liên quan với giá ưu đãi. Đặc biệt, tại triển lãm còn trưng bày hơn 400 ấn phẩm báo Xuân Ất Tỵ 2025 của các cơ quan báo chí Trung ương, Báo Sơn La...

Du khách mê mẩn với hoa đào, hoa mận và cái lạnh ở Mộc Châu

Du khách mê mẩn trước vườn mận Mộc Châu và chụp được ảnh kỷ niệm – Ảnh: H.CHÂU Du khách mê mẩn vẻ đẹp của Mộc Châu Chị Nguyễn Thúy Hoa (Hà Nội) cho biết chỉ 4 tiếng ô tô là tới được cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Giữa tiết trời đặc trưng của Tây Bắc, cái lạnh khoảng 6 độ với chút sương sớm được tan nhanh khi có nắng lên. “Cái lạnh của cao nguyên Mộc Châu...

Du khách rủ nhau thăm vườn mận Mộc Châu ngày giáp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều thung lũng ở Mộc Châu (tỉnh Sơn La) khoác “tấm áo trắng” tinh khôi của hoa mận, khiến nhiều du khách xao xuyến khi ghé thăm. Minh Phương – Hồng Phượng/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/du-lich/du-khach-ru-nhau-tham-vuon-man-moc-chau-ngay-giap-tet-nguyen-dan-20250118175739084.htm

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thăm, tặng quà Tết tại Sơn La

Tham gia cùng đoàn có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh cùng đoàn công tác đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Mộc Châu, Đồn Biên phòng Chiềng Sơn và người nghèo, công nhân,...

Mộc Châu rực rỡ trong sắc mai anh đào ngày giáp Tết

“Những ngày xuân về, Mộc Châu trở nên rực rỡ bởi muôn ngàn sắc hoa như hoa mơ, hoa mận, hoa mai anh đào. Nếu hoa mơ, hoa mận thường chủ yếu tập trung bên ngoài trung tâm huyện, ở những nông trường rộng lớn, thì với mai anh đào, du khách có thể thấy ở ngay trên đường phố khu trung tâm”, bạn Ngọc Anh (ở Mộc Châu, Sơn La) chia sẻ.

Đào rừng ghép với bích đào ‘đổ bộ’ phố phường Hà Nội

TPO – Tại Hà Nội, những cành đào rừng từ các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Điện Biên… hiện đang được bày bán rất nhiều ở các chợ hoa xuân. Ngoài đào rừng và đào vườn, năm nay khách hàng còn đặc biệt ưa chuộng đào rừng ghép cành bích đào (nổi tiếng nhất tại Nhật Tân, Hà Nội). Tại khu vực chợ hoa xuân quận Nam Từ Liêm (Nam Từ Liêm, Hà Nội – đối diện sân vận động...

Năm đầu nhận thưởng Tết, giáo viên được hưởng bao nhiêu tiền?

Có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, Nghị định 73/2024 quy định rõ chế độ tiền thưởng của cán bộ, viên chức, nhà giáo thực hiện trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị. Quỹ tiền thưởng hằng năm nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng, được xác...

Hàng loạt nhà xe tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán

Khách qua bến xe dự kiến tăng 350% Năm nay, người dân sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 26/01/2025 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật, ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nhận định, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng...

Kết quả ấn tượng lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Năm 2024, khép lại với nhiều dấu ấn đáng nhớ đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La. Các chương trình, kế hoạch hoạt động đạt nhiều kết quả nổi bật, tạo nên những điểm nhấn sôi động, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Sơn La. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất