Powered by Techcity

Quy hoạch vùng dân cư và xây dựng bản đồ thiên tai để tránh sạt lở, lũ quét


 Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Đó là chia sẻ của PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện địa chất về những thiên tai địa chất sau mưa lũ và việc ứng dụng KHCN cũng như các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.

Theo PGS.TS. Trần Tuấn Anh, mùa mưa năm nay thiên tai địa chất sạt lở và lũ quét ảnh hưởng mạnh tới các tỉnh miền núi Tây Bắc, đặc biệt các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Hai tỉnh lân cận là Bắc Kạn và Hà Giang cũng có nguy cơ xảy ra các thiên tai địa chất. Các hiện tượng thiên tai này thường ập đến bất ngờ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

PGS.TS. Trần Tuấn Anh cũng cho biết, về mặt địa chất, phần lớn diện tích khu vực miền núi phía Bắc được cấu tạo bởi các loại đá cổ bị phong hóa mạnh. Lớp vỏ phong hóa như đất đạt độ sâu từ 15m-30m. Trong lớp vỏ này thường chứa các khoáng vật sét (nhất là monmorilonit) thay đổi đặc tính rất mạnh, đặc biệt là trương nở rất lớn khi có nước, quyết định đặc tính dễ biến dạng và tan rã của loại đất này.

Đặc biệt, mùa hè năm 2024, miền Bắc chịu một đợt nắng nóng kéo dài (từ tháng 4 đến tháng 7), cấu trúc của đất đã bị phá hủy đáng kể. Tiếp theo là các đợt mưa dài ngày liên tiếp của tháng 8 và đầu tháng 9 do ảnh hưởng của cơn bão số 3, cấu trúc của đất vốn đã bị suy yếu gặp nước dễ dàng bão hòa và chảy nhão như bùn.

“Các mái dốc ở miền núi trong điều kiện tự nhiên vốn ổn định. Nhưng khi gặp các điều kiện bất lợi kể trên, độ bền của đất suy giảm và nó sẽ sụp đổ vùi lấp tất cả mọi thứ ở dưới chân mái dốc.Khi mái dốc cao, thể tích khối đất lớn bị sụp đổ gây hậu quả rất nghiêm trọng, nếu có nhiều mái dốc cùng sụp đổ ở một địa phương thì đó là một thảm họa do tai biến sạt lở gây ra”, PGS.TS. Trần Tuấn Anh chỉ rõ nguyên nhân.

PGS.TS. Trần Tuấn Anh cũng cho hay, theo thống kê, lũ quét thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn từ 40 phút tới 1 giờ 30 phút với sức tàn phá ghê gớm.

Lũ quét xảy ra khi tồn tại 2 yếu tố đồng thời: Tồn tại đất đá bở rời kém gắn kết trên đường đi của dòng chảy và xuất hiện dòng chảy với tốc độ đủ lớn để cuốn trôi những đất đá này theo. Như vậy, chỉ những lưu vực có lớp vỏ phong hóa và các thành tạo lở tích thì mới xuất hiện lũ quét.

Sau một đợt mưa kéo dài, đất đá ở sườn núi sạt lở xuống lòng suối, dồn ứ lại tạo thành đập tự nhiên, tạo thành hồ trên núi dẫn tới đất đá ở đáy và vách hồ bị ngâm nước dài ngày.

Bởi vậy, khi tiếp tục có mưa dài, lượng nước tích tụ ngày càng nhiều gây vỡ đập, tạo dòng lũ với hỗn hợp nước, bùn, đá và cây cối chảy siết phá hủy tất cả những vật cản trên đường đi của dòng lũ. Khi gặp địa hình bằng phẳng hơn lòng dẫn mở rộng vận tốc dòng chảy suy giảm vật liệu đất đá sẽ tích đọng lại bao phủ lên toàn khu vực.

Nhận định về việc liệu có thể cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất, các thiên tai địa chất không, PGS. Trần Tuấn Anh cho biết: Hiện nay cũng có nhiều công nghệ, phương pháp cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất và các thiên tai địa chất nhưng thường có tác dụng tốt ở quy mô hẹp.

Đối với cảnh báo sớm tai biến sạt lở, có thể sử dụng các phương pháp như: Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động ghi đo sự dịch chuyển của khối trượt. Khi sự dịch chuyển này vượt quá giới hạn có thể gây thảm họa thì hệ thống sẽ thông báo cho chính quyền và người dân kịp di rời khỏi nơi nguy hiểm.

“Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này đó là trên toàn bộ khu vực miền núi Việt Nam tồn tại vô vàn mái dốc, sườn núi có nguy cơ sạt lở, chúng ta không có đủ kinh phí và nhân lực thực hiện công việc này. Mặt khác, ở nhiều nơi không có sóng điện thoại di động, không có internet, không có hệ thống điện thì công tác truyền tín hiệu về trung tâm phân tích cảnh báo không thể thực hiện được. Vì vậy, chúng ta có thể đưa ra cảnh báo sớm đơn giản cho bà con, đó là khi quan sát thấy các khe nứt xuất hiện trên đỉnh mái dốc, trong thân mái mà có nước đục chảy ra, cần di dời ngay ra khỏi mái dốc vì mái dốc sắp sụp đổ”, PGS.TS. Trần Tuấn Anh cho hay.


 PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ảnh: TL

PGS.TS. Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, việc cảnh báo sớm lũ quét còn gặp rất nhiều khó khăn, các nghiên cứu KHCN vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, cách cảnh báo sớm đơn giản hơn, đó là vào mùa mưa, quan sát mực nước suối đang bình thường tự nhiên mực nước cạn bất thường; hoặc nước suối tự nhiên trở nên đục bất thường thì đó là dấu hiệu lũ quét sắp xảy ra cần di dời ngay.

Hiện nay để cảnh báo tai biến sạt lở, lũ quét và các thiên tai địa chất khác chúng ta vẫn đang sử dụng các bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai do các nhà khoa học nghiên cứu, xây dựng. Trên các bản đồ này chỉ ra các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai ở các cấp độ khác nhau, tuy nhiên chưa chỉ ra được thời gian khi nào xảy ra.

Liên quan việc ứng dụng KHCN trong phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại thiên tai đang được triển khai, PGS.TS Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, nhiều chương trình KHCN cấp nhà nước đã được Bộ KH&CN, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT.. triển khai qua nhiều giai đoạn, với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trường đại học.

Một trong những giải pháp căn cơ, có tác động lâu dài, phục vụ quy hoạch lãnh thổ bền vững, xây dựng các chiến lược phòng chống thiên tai, các kịch bản ứng phó khi thiên tai xảy ra là xây dựng các bản đồ cảnh báo thiên tai.

Cho tới nay, chúng ta đã đạt được tiến bộ trong việc xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai ở tỉ lệ nhỏ (cả nước) và tỉ lệ trung bình (các tỉnh). Trên các bản đồ này chỉ ra các khu vực có khả năng xảy ra thiên tai ở các cấp độ khác nhau.

Có thể kể đến như Viện Địa chất (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về thiên tai. Đối với các giải pháp về cảnh báo sớm các thiên tai, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Viện đã sớm ứng dụng các công nghệ tiên tiến xây dựng trạm quan trắc tự động tai biến sạt lở ở nhiều khu vực như các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang và một số tỉnh Tây Nguyên. Viện đã phát triển thành công hệ phương pháp luận nghiên cứu và xây dựng các bản đồ cảnh báo thiên tai.

Đặc biệt trong năm 2015, Viện Địa chất đã chủ biên và xuất bản các bản đồ cảnh báo thiên tai và tập Atlas Thiên tai Việt Nam (phần đất liền) thể hiện kết quả nghiên cứu đánh giá 12 loại thiên tai ác liệt nhất, đã, đang và chắc chắn sẽ còn gây nhiều thiệt hại trên đất nước ta: bão, hạn hán, lũ – lụt, trượt – lở, lũ quét – lũ bùn đá, xâm thực mương xói, karst, xói lở bờ sông, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, động đất và nứt đất. Công trình này đã và đang góp phần tích cực trong công tác phòng tránh thiên tai ở Việt Nam.

Theo PGS.TS Trần Tuấn Anh, để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở và lũ quét gây ra tại các khu vực miền núi, các địa phương cần có thống kê tới cấp thôn bản ở miền núi nên số lượng các mái dốc, các con suối có nguy cơ gây ra sạt lở và lũ quét.

Công việc này làm được nhờ nghiên cứu xây dựng các bản đồ đánh giá nguy cơ sạt lở và lũ quét xảy ra ở địa phương tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000. Trên bản đồ này sẽ chỉ ra được từng mái dốc, từng con suối có nguy cơ xảy ra thiên tai, rủi ro của từng ngôi nhà khi thiên tai ập đến.

Các địa phương nhất là các địa phương miền núi cần xây dựng các kịch bản rủi ro thiên tai đến cấp thôn bản, trong đó chỉ ra hướng rủi ro thiên tai đến, hướng thoát hiểm và phương án tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra.

Đồng thời, cần thiết quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở và lũ quét, cụ thể như: Đối với thiên tai sạt lở, nên lựa chọn xây dựng các khu dân cư cách xa ảnh hưởng của mái dốc. Nếu khu dân cư bắt buộc sống gần mái dốc thì mái dốc cần được gia cố bằng tường chắn kiên cố và lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm thiên tai sạt lở.

PGS.TS. Trần Tuấn Anh cũng cho biết, giải pháp hiệu quả và kinh tế trong phòng tránh tai biến lũ quét là quy hoạch không gian sống an toàn, không ở những nơi mà dòng chảy hướng thẳng vào khu dân cư (quy hoạch khu dân cư trên bờ cong nhỏ của dòng suối); quy hoạch khu dân cư chỉ ở 1 bên bờ suối (bờ cao thì tốt hơn). Ở đó, có thể xây dựng công trình bảo vệ bờ, dải đất bên bờ thấp không xây dựng, là quỹ đất dùng để sản xuất canh tác và là không gian thoát lũ nhằm giảm năng lượng dòng lũ khi thiên tai xảy ra..

“Thực tế, trong thời gian qua cho thấy trượt lở, lũ quét gây thiệt hại về người và tài sản nhiều hơn nhận thức hiện nay của xã hội. Ngoài yếu tố khách quan của tự nhiên thì chúng ta cũng phải chú ý tới hoạt động kinh tế để phát triển bền vững. Cần nhận thức đầy đủ rằng, nhất thiết phải cân bằng lợi ích kinh tế và sự ổn định của môi trường tự nhiên”, PGS.TS. Trần Tuấn Anh cho hay./.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/quy-hoach-vung-dan-cu-va-xay-dung-ban-do-thien-tai-de-tranh-sat-lo-lu-quet-679898.html

Cùng chủ đề

Hội thảo đầu bờ Mô hình liên kết sản xuất khoai tây FL 2215, tại huyện Vân Hồ

Ngày 03/1, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ phối hợp với Công ty Cổ phần Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL 2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Vân Hồ. Vụ đông 2023-2024, HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Hồ đã liên kết với Công ty Cổ phần logistics Viettrans trồng thử nghiệm giống khoai tây FL...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Bộ ảnh cưới trong đêm say chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Ngày 6-1, cư dân mạng liên tục bấm like bộ ảnh cưới chụp tại Hà Nội vào tối 5-1. Trong ảnh, chú rể mặc áo cờ đỏ sao vàng, đầu đeo băng rôn cổ vũ, tay cầm pháo sáng đang nắm tay cô dâu. Phía sau là đoàn người đang vẫy cờ trong men say chiến thắng, ăn mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024. Cô dâu chú rể trong đêm say chiến thắng của đội tuyển...

Chương trình “Xuân Biên phòng – Ấm lòng dân bản”, “Tết Biên cương” tại xã Mường Cai, huyện Sông Mã

Chỉ còn hơn 03 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua " Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" và các hoạt động chăm lo đời sống cho nhân dân các bản biên giới, ngày 04/1, Đồn Biên phòng Mường Cai phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân huyện và Huyện đoàn Sông Mã, các nhà hảo tâm tổ...

Quan tâm giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

Triển khai Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Sơn La đã triển khai hiệu quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các khóa học như chăm sóc cây, chăn nuôi gia cầm không chỉ giúp người dân nâng cao tay nghề mà còn định hướng cho họ những ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Nhờ đó, nhiều lao động nông...

Cùng tác giả

Hội thảo đầu bờ Mô hình liên kết sản xuất khoai tây FL 2215, tại huyện Vân Hồ

Ngày 03/1, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ phối hợp với Công ty Cổ phần Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL 2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Vân Hồ. Vụ đông 2023-2024, HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Hồ đã liên kết với Công ty Cổ phần logistics Viettrans trồng thử nghiệm giống khoai tây FL...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Bộ ảnh cưới trong đêm say chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Ngày 6-1, cư dân mạng liên tục bấm like bộ ảnh cưới chụp tại Hà Nội vào tối 5-1. Trong ảnh, chú rể mặc áo cờ đỏ sao vàng, đầu đeo băng rôn cổ vũ, tay cầm pháo sáng đang nắm tay cô dâu. Phía sau là đoàn người đang vẫy cờ trong men say chiến thắng, ăn mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024. Cô dâu chú rể trong đêm say chiến thắng của đội tuyển...

Chương trình “Xuân Biên phòng – Ấm lòng dân bản”, “Tết Biên cương” tại xã Mường Cai, huyện Sông Mã

Chỉ còn hơn 03 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua " Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" và các hoạt động chăm lo đời sống cho nhân dân các bản biên giới, ngày 04/1, Đồn Biên phòng Mường Cai phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân huyện và Huyện đoàn Sông Mã, các nhà hảo tâm tổ...

Quan tâm giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

Triển khai Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Sơn La đã triển khai hiệu quả các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các khóa học như chăm sóc cây, chăn nuôi gia cầm không chỉ giúp người dân nâng cao tay nghề mà còn định hướng cho họ những ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Nhờ đó, nhiều lao động nông...

Cùng chuyên mục

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Bộ ảnh cưới trong đêm say chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Ngày 6-1, cư dân mạng liên tục bấm like bộ ảnh cưới chụp tại Hà Nội vào tối 5-1. Trong ảnh, chú rể mặc áo cờ đỏ sao vàng, đầu đeo băng rôn cổ vũ, tay cầm pháo sáng đang nắm tay cô dâu. Phía sau là đoàn người đang vẫy cờ trong men say chiến thắng, ăn mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024. Cô dâu chú rể trong đêm say chiến thắng của đội tuyển...

Trải nghiệm cuộc sống bình yên ở làng nguyên thủy Hang Táu ở Sơn La

Làng nguyên thủy Hang Táu thuộc xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, với phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Đón chào đoàn khách du lịch đầu tiên của Năm mới 2025 Năm Du lịch quốc gia 2025 mang đến vận hội mới cho “Con đường Di sản miền Trung” Chinh phục du khách quốc tế: Đi tìm lời giải “tại sao điểm đến là Việt...

Bộ GD-ĐT phát động phong trào học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục

Chiều nay, 30/12, tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ phát động phong trào học ngoại ngữ, nhân rộng các mô hình tự học, tự nâng cao trình độ, xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục. Phát biểu phát động, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tới những kết quả tích cực trong dạy và...

Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2024

(MPI) – Ngày 25/12/2024, Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2025. Hình ảnh tại Hội nghị. Ảnh: MPI Tham dự Hội nghị có đại diện Công đoàn Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và các đồng chí ủy viên Ban chấp hành...

Phát động phong trào học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; đại diện Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lãnh đạo một số Sở GDĐT cùng hơn 1.500 học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La. Quang cảnh lễ phát động Phát biểu tại buổi lễ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Trần Văn Đạt cho...

Cụm Thi đua số III

Cụm thi đua số III gồm Sở TN&MT 6 tỉnh Tây Bắc: Yên Bái, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La. Năm 2024, Sở TN&MT tỉnh Yên Bái là đơn vị Cụm trưởng, Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình là Cụm phó. Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Khắc Long – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình cho biết: Thực hiện phong trào thi đua năm 2024, các Sở trong Cụm Thi đua số III...

HTX Sơn La mong chính sách hỗ trợ vay vốn lớn, ứng dụng công nghệ cao, tham gia chuỗi sản xuất

HTX ở Sơn La mong muốn có thêm cơ chế về nguồn vốn phát triển HTX Thành Cường, bản Mòn, xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) được thành lập năm 2018, với 14 thành viên, sản xuất 12 ha dâu tây, cây ăn quả và gần 40 ha rau màu. Năm 2022, HTX Thành Cường được công nhận là một trong 235 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh Sơn La. Ông Lèo Văn Lếch, Giám...

Là nước trồng nhiều loại quả này nhất thế giới, Việt Nam xuất khẩu chính ngạch chanh leo sang Mỹ

Chanh leo Việt Nam đã xuất khẩu đi hơn 20 thị trường Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh dây (chanh leo) tươi. Dự kiến sau khi quá trình này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2025. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu chanh leo của...

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

Ngày 23/12 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024. Đây là năm thứ 19 hoạt động này được Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của các phóng viên, biên tập viên theo dõi lĩnh vực khoa học và công nghệ của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất