Powered by Techcity

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến

Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết theo chuỗi giá trị.

Vùng nguyên liệu trồng dứa ở Lai Châu
Vùng nguyên liệu trồng dứa ở Lai Châu. Ảnh: Laichau.gov.vn

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng và tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế; hiệu quả sản xuất chưa cao, trong khi rủi ro, lãng phí sản xuất cũng như tổn thất sau thu hoạch còn lớn, khiến thu nhập của người nông dân còn thấp.

Trong một hội nghị về triển khai xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu nông – lâm sản đạt chuẩn, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẳng thắn nhìn nhận, việc phát triển các vùng nguyên liệu nông – lâm sản vẫn tồn tại nhiều hạn chế, đó là: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân và liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.

Nhiều vùng nguyên liệu tuy đã dần hình thành nhưng chưa được tổ chức và quản trị, hạ tầng yếu kém, thiếu cơ sở thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã vùng trồng, nhất là ở các vùng nguyên liệu lớn hàng hóa liên vùng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Chính điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản phải hoạt động cầm chừng, thậm chí có nguy cơ phá sản, vì không đủ nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến.

Ngoài vấn đề vùng nguyên liệu thì việc các sản phẩm chế biến chủ yếu là sơ chế khiến giá trị gia tăng thấp. Câu chuyện về vấn đề này đã được ông Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập Foodmap chia sẻ trong một hội thảo về xây dựng thương hiệu nông sản Việt. Ông Tùng nhớ lại thời điểm 6 năm trước, chè ô long của Việt Nam chỉ bán được với giá 9 USD/kg, trong khi Đài Loan xuất khẩu cùng loại sang Mỹ với giá lên tới 100 USD/kg.

Bà Võ Thị Tam Dân – Giám đốc Công ty CP Trà Rồng Vàng cũng đã rất trăn trở khi chia sẻ câu chuyện 1 kg chè ô long hái tay một tôm 2 – 3 lá, chất lượng cao, giá xuất khẩu thô chỉ 10 – 12 USD. Tuy nhiên, sau khi các nước nhập khẩu sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị nhập khẩu thì lại được bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần.

Không chỉ có chè mà nhiều nông sản của Việt Nam cũng rơi vào tình cảnh như vậy. Điều này khiến không ít nông sản Việt chưa được nhìn nhận đúng về chất lượng và giá trị xuất khẩu.

Tín hiệu tích cực

Nhằm khắc phục hạn chế trong phát triển các vùng nguyên liệu; đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tháng 3/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức triển khai Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông – lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025.

Đề án được thực hiện trên địa bàn 46 huyện, thành phố của 13 tỉnh, bao gồm: Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang và An Giang. Sau 2 năm triển khai, đến nay, 5 vùng nguyên liệu thí điểm đã cơ bản hình thành rõ nét và phát triển cả về quy mô, diện tích cũng như chất lượng hoạt động.

Cụ thể, vùng thứ nhất là cây ăn quả ở phía Bắc, tập trung là Sơn La – Hòa Bình với các sản phẩm như dứa, chanh leo, xoài phục vụ chế biến, xuất khẩu. Vùng thứ hai là gỗ rừng trồng ở vùng duyên hải miền Trung. Vùng thứ 3 là nguyên liệu cà phê tại Tây nguyên. Vùng thứ tư là trái cây tập trung ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An với các loại cây xoài, sầu riêng. Vùng thứ 5 là vùng lúa gạo Tứ Giác Long Xuyên.

Số chuỗi liên kết đã được xây dựng tăng lên 81 chuỗi, với sự tham gia của 26 doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản và 353 hợp tác xã tăng 83 hợp tác xã so với thời điểm ban đầu.

Thực tế tại tỉnh Gia Lai, sau quá trình triển khai đề án, địa phương này đã hình thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu cà phê quy mô lớn, hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Đồng thời, phát triển trên 12 hợp tác xã nông nghiệp ở vùng nguyên liệu cà phê bền vững với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tại 7 huyện, thành phố. Nhờ đó giá trị sản xuất của bàn con cũng được nâng cao.

Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự thành công của đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông – lâm sản đạt chuẩn không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp mà còn tạo ra động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Đề án có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang hình thành những vùng nguyên liệu đạt chuẩn một cách có hệ thống với các thiết chế đi kèm, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho các ngành hàng mà trực tiếp là doanh nghiệp và nông dân.

Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông – lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025 chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2022-2023), tập trung thí điểm xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.

Giai đoạn 2 (2024-2025), hoàn thiện các nội dung đề án về khuyến nông và chuyển giao ứng dụng khoa học – công nghệ cho hợp tác xã, người dân, phát triển, củng cố nâng cao năng lực cho hợp tác xã và thành viên hợp tác xã; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vùng nguyên liệu, phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông, thực hiện các chính sách tín dụng, bảo hiểm, liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP…

Nguồn: https://congthuong.vn/nang-suc-canh-tranh-cho-nong-san-viet-nam-359164.html

Cùng chủ đề

Nông sản Việt chinh phục thị trường thế giới bằng uy tín thương hiệu

Gia tăng chế biến sâu: ‘Nâng tầm’ giá trị nông sản cho bà con vùng cao Bắc Ninh: Đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản theo hướng hiện đại và bền vững Đẩy mạnh liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm Giới chuyên gia nhận định, với đà tăng trưởng như 3 quý vừa qua, mục tiêu 55 tỷ hoàn toàn đạt được, thậm chí có thể kỳ vọng đạt mốc 58 – 60 tỷ USD trong năm 2024. Để...

Cùng tác giả

Bạn trẻ lập nhóm trekking đường rừng, tái tạo năng lượng

Các buổi trekking thu hút các bạn nhiều lứa tuổi cùng tham gia trải nghiệm – Ảnh: NVCC Những cơn mưa cuối năm tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng ở các cánh rừng sâu càng hấp dẫn các bạn trẻ tham gia trekking. Cảm thấy bình yên, cải thiện sức khỏe Sau kỳ thi, Hồ Tấn Thức (sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM) nói bị áp lực, có phần lạc lõng. Không để bản thân sống trong cảm xúc...

Khai mạc giải bóng chuyền hơi ngành Giáo dục và Đào tạo  

Ngày 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Công đoàn giáo dục tỉnh tổ chức khai mạc giải bóng chuyền hơi ngành giáo dục tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2024, thiết thực chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giải bóng chuyền hơi ngành giáo dục tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2024 có có sự tham gia của 36 đội bóng nam và nữ với hơn 400 VĐV đến từ các...

Kiểm tra công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Yên Châu

Ngày 14/11, đồng chí Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã kiểm tra thực địa công tác quản lý và cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Yên Châu.  Hiện trên địa bàn huyện Yên Châu quy hoạch 6 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Trong đó có 2 mỏ đá đã được cấp phép khai thác. Cùng với đó, trên địa bàn huyện cũng có 5...

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường PTDT Nội trú tỉnh Sơn La

Ngày 16/11, Trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 60 năm thành lập (1964-2024). Dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Đồng chí, Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh, các thế hệ thầy, cô giáo và học sinh các thời kỳ. Trường Phổ thông Dân...

Cùng chuyên mục

Bạn trẻ lập nhóm trekking đường rừng, tái tạo năng lượng

Các buổi trekking thu hút các bạn nhiều lứa tuổi cùng tham gia trải nghiệm – Ảnh: NVCC Những cơn mưa cuối năm tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng ở các cánh rừng sâu càng hấp dẫn các bạn trẻ tham gia trekking. Cảm thấy bình yên, cải thiện sức khỏe Sau kỳ thi, Hồ Tấn Thức (sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM) nói bị áp lực, có phần lạc lõng. Không để bản thân sống trong cảm xúc...

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Gặp mặt 60 nhà giáo tiêu biểu tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, thành viên Ban Tổ chức Chương trình và các thầy, cô giáo tiêu biểu Bày tỏ niềm vui được gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo, những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp trồng người cao cả. Nhấn mạnh nghề giáo là nghề cao quý, Thứ trưởng chia sẻ, sự nghiệp giáo...

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Sáng 14/11, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày (dự phòng 1 ngày), có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ủy...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ‘chốt’ sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP. Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Giảm 1 huyện, 161 xã Trình bày tờ trình...

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Thuế VAT với mặt hàng phân bón: Bài cuối

Trăn trở của những người đại diện cho nông dân Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi đã được đưa ra thảo luận tại hội trường vào ngày 29/10/2024, trong đó, nội dung sửa đổi về thuế suất đối với mặt hàng phân bón là một nội dung được rất nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và cho ý kiến. Vẫn còn ý kiến cho rằng, nếu điều chỉnh áp thuế suất VAT 5%, người...

Ánh sáng từ lớp học của ‘thầy giáo quân hàm xanh’ miền biên viễn

TPO – Lớp học xóa mù chữ của “thầy giáo quân hàm xanh” Lò Văn Thoại sáng ánh đèn điện mỗi tối, thắp lên ánh sáng tri thức cho đồng bào miền núi huyện Sốp Cộp (Sơn La). 13/11/2024 | 11:21 TPO – Lớp học xóa mù chữ của “thầy giáo quân hàm...

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

Lợi ích “kép” Xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện có 2.200ha rừng được quản lý. Hằng năm, xã được chi trả trên 600 triệu đồng DVMTR. Trước đây, bảo vệ rừng đôi lúc chỉ được xem là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, còn người dân sinh sống gần rừng ít quan tâm. Từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất