Powered by Techcity

Lịch sử hình thành và phát triển của Văn phòng UBND tỉnh Sơn La

Từ khi giành được chính quyền dân chủ nhân dân (1945) đến nay, tỉnh Sơn La luôn chú trọng đến công tác xây dựng và củng cố chính quyền ngày một vững mạnh, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng bộ máy văn phòng tham mưu, giúp việc cho Đảng bộ và chính quyền lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền, trong công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay.

        Để đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào cách mạng trong toàn quốc, ngay sau khi giành được chính quyền, Trung ương Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương, định hướng quan trọng trong việc xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, trong đó công tác củng cố chính quyền được đặt lên hàng đầu. Ngày 09 tháng 10 năm 1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Sơn La chính thức được thành lập, thay cho Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời mới được lập ra sau khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945. Nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới, mặc dù trong điều kiện còn hết sức khó khăn, tỉnh Sơn La đã xây dựng bộ máy Văn phòng giúp việc cho UBND cách mạng tỉnh.

Chặng đường lịch sử kể từ khi hình thành, tổ chức và hoạt động theo chức năng tham mưu, giúp việc và phục vụ cơ quan chính quyền Nhà nước ở địa phương, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã trải qua quá trình lịch sử với nhiều thay đổi theo tiến trình lịch sử của đất nước, của tỉnh. Là cơ quan trực tiếp tham mưu, giúp việc và phục vụ cơ quan chính quyền tỉnh là quá trình phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành vượt bậc của cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng UBND tỉnh. Ra đời trong những ngày đầu của chính quyền nhân dân non trẻ mới thành lập, trong quá trình xây dựng và phát triển, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy trực tiếp tham mưu, giúp việc UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh ngày càng được tăng cường, phát triển và càng trở nên chuyên nghiệp, có vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền.

Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc và phục vụ chính quyền xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác, quy chế làm việc, Văn phòng UBND tỉnh đã đóng góp tích cực trong quá trình hình thành chế độ làm việc ngày càng nền nếp, khoa học và nâng cao chất lượng tham mưu của các cơ quan ban, ngành của tỉnh, phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương thức lãnh đạo của UBND tỉnh.

Năm 1945, vừa mới được thành lập, lại bước ngay vào cuộc kháng chiến, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh đổi thành Uỷ ban hành chính tỉnh, là cơ quan vừa đại diện cho nhân dân, vừa đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo các ngành, các cấp thực thi các sắc lệnh, các quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên địa bàn. Tuy nhiên, do những khó khăn nhiều mặt, những năm đầu sau khi cách mạng thành công, tình hình diễn biến mau lẹ bất lợi cho chính quyền cách mạng nên Sơn La chưa thực hiện được bầu cử Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh do Chính phủ chỉ định1. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện ở thời điểm này thông qua Ủy ban hành chính và Mặt trận Việt Minh các cấp. Chính quyền dân chủ nhân dân vừa mới ra đời đã nhanh chóng phát triển và trưởng thành, phối hợp cùng Tỉnh bộ Việt Minh Sơn La trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc tham gia kháng chiến, kiến quốc.

Sau khi Sơn La bị quân Pháp tạm chiếm (1947), các cơ quan của tỉnh rút về xây dựng căn cứ kháng chiến ở Mộc Hạ (Mộc Châu). Năm 1948, liên tỉnh Sơn Lai được thành lập, chính quyền tỉnh Sơn La được củng cố, các cán bộ chủ chốt của tỉnh và cán bộ, nhân viên Văn phòng sinh hoạt chung tại căn cứ Mộc Hạ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La, Văn phòng UBKCHC liên tỉnh đã giúp các uỷ viên Uỷ ban chỉ đạo, phối hợp với các ban, ngành hoạt động; xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình công tác, quy chế làm việc và điều hành công việc hàng ngày của chính quyền.

 Nhân dân các dân tộc Sơn La bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với nhiều lần xáo trộn về tổ chức do nhập, tách nên chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Uỷ ban hành chính các cấp chưa thật rõ ràng và nền nếp. Song được sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Đảng bộ Sơn La, chính quyền các cấp đã tổ chức, động viên quân và dân các dân tộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu giải phóng Sơn La. Chính vì vậy, bộ máy tổ chức của Văn phòng UBHC tỉnh, sau đó là Văn phòng UBKCHC liên tỉnh Sơn Lai với số lượng cán bộ, nhân viên của Văn phòng uỷ ban không nhiều, chưa hình thành các bộ phận chuyên môn nên hoạt động chưa chuyên sâu và công tác tham mưu, giúp việc cho UBKCHC liên tỉnh cũng còn nhiều hạn chế. Năm 1951, Liên tỉnh Sơn Lai lại tách 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu như cũ, Văn phòng UBKCHC tỉnh Sơn La lúc này đã hình thành các bộ phận giúp việc tương đối hoàn chỉnh2.

Hoạt động trong điều kiện vô cùng gian khổ và ác liệt, nhưng đội ngũ cán bộ, nhân viên Văn phòng UBKCHC tỉnh đã vượt qua vòng vây kiểm soát, càn quét, bắt bớ của địch, tổ chức thông tin liên lạc, in ấn tài liệu, đưa đón cán bộ, phục vụ các hội nghị của chính quyền và tổ chức thắng lợi các hội nghị củng cố chính quyền các cấp; giúp chính quyền triển khai chủ trương của Đảng, tập hợp và lãnh đạo nhân dân các dân tộc tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần giành thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Bắc, giải phóng Sơn La.

Sau chiến dịch Tây Bắc, Văn phòng UBKCHC tỉnh tham mưu, giúp UBKCHC tỉnh tập trung củng cố chính quyền các cấp, xây dựng và tổ chức lực lượng, tiễu phỉ trừ gian, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ vùng giải phóng… đảm bảo vai trò là huyết mạch quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đóng góp cao nhất sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng; tham mưu, triển khai cuộc vận động thành lập Khu tự trị Thái – Mèo, cùng cả nước bước vào thời kỳ mới “xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc bước vào xây dựng và cải tạo XHCH, Khu Tự trị Thái – Mèo được thành lập (ngày 7-5-1955), gồm 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và các huyện Văn Chấn, Than Uyên của tỉnh Yên Bái, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai. Hệ thống tổ chức lúc này gồm 3 cấp: Khu, châu, xã; cấp tỉnh không còn, một số cán bộ của tỉnh Sơn La và Văn phòng UBHC tỉnh được hợp nhất vào Văn phòng UBHC khu, tiếp tục có những đóng góp trong việc tham mưu, giúp UBHC khu lãnh đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách trực tiếp xuống các UBHC châu. Văn phòng Uỷ ban hành chính Khu tự trị Thái Mèo và UBHC các châu đã phối hợp tham mưu giúp chính quyền kịp thời triển khai nhiệm vụ: nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, tiễu phỉ, trừ gian, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc.

Như vậy, thời kỳ từ 1945 đến 1962, Văn phòng UBHC tỉnh đã thực hiện chức năng của cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ cho UBHC tỉnh chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng tỉnh Sơn La những năm đầu miền Bắc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Từ năm 1962 đến trước thời kỳ đổi mới: Hoạt động của Văn phòng UBHC  tỉnh Sơn La giai đoạn này đã rõ ràng hơn, triển khai theo đúng chức năng nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc. Văn phòng UBHC tỉnh đã tham mưu, giúp việc, phục vụ Thường trực HĐND, UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình công tác, quy chế làm việc; đóng góp tích cực vào việc tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng cuộc sống mới và bảo vệ quê hương, chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến  chống đế quốc Mỹ xâm lược; giúp cho UBHC tỉnh chỉ đạo triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả, huy động được sức mạnh của toàn dân thực hiện các nhiệm vụ do Đảng và chính quyền đặt ra. Hoạt động của chính quyền ngày càng thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được quy định theo Hiến pháp và pháp luật. Chức năng là cơ quan chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của địa phương ngày càng đi vào đúng quỹ đạo và đúng hướng. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ngày càng được phân định rõ ràng, phát huy được truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù trong lao động của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Văn phòng UBHC tỉnh đã khắc phục khó khăn do thiếu cán bộ và điều kiện phương tiện làm việc, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc và phục vụ HĐND và UBHC tỉnh lãnh đạo triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa chi viện sức người, sức của cho tuyền tuyến lớn miền Nam và chiến trường Lào; góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân hiện đại và hoạt động gián điệp, biệt kích của đế quốc Mỹ; cùng cả nước giành thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa xuân 1975.

Thời kỳ cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội (1976-1985), Văn phòng UBHC tỉnh tiếp tục vươn lên, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, chuẩn bị chu đáo nội dung và vật chất cho các Kỳ họp HĐND và các hội nghị của UBND tỉnh giúp UBHC tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, củng cố chính quyền; triển khai thực hiện và khảo nghiệm chủ trương đổi mới từng phần, từng bước ổn định kinh tế – xã hội (1981-1985).

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Văn phòng UBND tỉnh phát huy vai trò tham mưu, giúp chính quyền tỉnh tập trung lãnh đạo triển khai sự nghiệp đổi mới: điều chỉnh quan hệ sản xuất, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tập trung giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế. Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp tham mưu, giúp UBND tỉnh vận dụng và cụ thể hoá chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tiễn địa phương. Phát huy truyền thống đoàn kết và cách mạng, ý chí tự lực, tự cường của toàn dân, tỉnh Sơn La đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách, tìm tòi, thử nghiệm chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, tận dụng thời cơ, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vươn lên giành được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh, củng cố hệ thống chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế. Giai đoạn này, Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp tham mưu, giúp chính quyền tỉnh chuẩn bị và tổ chức thắng lợi các cuộc bầu cử HĐND và các kỳ họp của HĐND tỉnh.

Ngoài chức năng tham mưu, giúp việc UBND tỉnh tổ chức điều hành công việc, phối hợp và chỉ đạo hoạt động của các ban, ngành, các cấp chính quyền, Văn phòng UBND tỉnh còn là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo; tổ chức và phục vụ kịp thời các kỳ họp HĐND và các hội nghị UBND tỉnh; tổ chức các cuộc họp, ghi biên bản, lập hồ sơ các kỳ họp HĐND, hội nghị UBND và các cuộc hội ý của Thường trực UBND tỉnh. Mỗi khi chuẩn bị và giúp chính quyền tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND, các kỳ họp HĐND tỉnh là dịp để cán bộ, công chức văn phòng UBND tỉnh phát huy vai trò trách nhiệm và nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, giúp chính quyền triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết do các kỳ họp HĐND tỉnh đề ra tại các cấp, các ngành và từng địa phương, cơ sở. Việc đôn đốc, kiểm tra, chuẩn bị các đề án về yêu cầu, phạm vi, quy trình, tiến độ và thể thức văn bản, chỉnh lý các văn bản; trực tiếp chuẩn bị các đề án và biên tập những văn bản được Thường trực HĐND và UBND tỉnh giao. Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của các cấp chính quyền trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức công tác tiếp dân, tiếp nhận và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết những đơn, thư của công dân gửi đến; theo dõi, đôn đốc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, bảo đảm kịp thời không để tồn đọng, kéo dài. Tổ chức tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh; tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với văn phòng UBND cấp dưới và văn phòng các cơ quan ban, ngành.

Cùng với sự phát triển của đất nước Chính phủ tiếp tục có nhiều quy định bổ sung làm rõ chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh. Hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Sơn La trong thời kỳ đổi mới đã thực hiện theo đúng các quy định của Chính phủ; triển khai các hoạt động theo chức năng cơ bản được quy định, đề xuất, tham mưu giúp UBND tỉnh đưa ra các biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương; không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của tỉnh với cả nước.

Hoạt động của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La hơn 20 năm đổi mới có bước tiến mới, ngày càng có hiệu quả và đi vào chiều sâu. Đó là, kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, ngày càng đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới. Sự kết hợp đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và thế hệ trẻ ngày càng hài hòa, bảo đảm triển khai các hoạt động của Văn phòng Uỷ ban nhân dân theo đúng chức năng, nhiệm vụ; giúp cho Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân chỉ đạo các công việc theo kế hoạch và kịp thời quyết định các vấn đề đặt ra trong thực tiễn tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, tạo ra bước đột phá như: quyết định chuyển đổi mô hình kinh tế hợp tác xã, mô hình kinh tế trang trại, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc, xây dựng nông thôn mới, quyết định xây dựng thủy điện Sơn La, quyết định chuyển đổi trồng cây cao su…

Hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Sơn La trong thời kỳ đổi mới đã đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh, nhiều cán bộ, công chức đã trưởng thành được Đảng và Nhà nước giao nhiều trọng trách quan trọng của tỉnh và tại các bộ, ngành Trung ương. Lãnh đạo Văn phòng được cơ cấu vào cấp uỷ tỉnh, uỷ viên UBND tỉnh. Văn phòng HĐND-UBND tỉnh trước đây và Văn phòng UBND tỉnh ngày nay luôn là một tập thể đoàn kết, trách nhiệm, tận tâm tận lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của tỉnh Sơn La.

 Năm 2019, tổ chức bộ máy của Văn phòng UBND tỉnh gồm: Lãnh đạo văn phòng, 06 phòng, 1 Ban, 3 đơn vị sự nghiệp (Phòng Tổng hợp, Phòng Kinh tế, Phòng Nội chính, Phòng Khoa giáo – Văn xã, Phòng Kiểm soát Thủ tục hành chính, Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị, Ban Tiếp công dân, Trung tâm Thông tin, Nhà khách UBND tỉnh, Nhà khách Thanh Xuân – Hà Nội). Tuy có nhiều sự thay đổi về cán bộ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức nhưng cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng UBND tỉnh vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần trách nhiệm và hoàn thành chức năng tham mưu, phối hợp, giúp cấp uỷ chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của tỉnh.

Ghi nhận những thành tích đáng tự hào đó, Nhà nước, Chính phủ đã trao tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2003), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2004), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2010), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2015), Cờ thi đua xuất sắc năm 2018 và nhiều Bằng khen cho Văn phòng UBND tỉnh.

BBT Cổng TTĐT tỉnh Sơn La

Cùng chủ đề

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Đơn hàng tăng, công nghiệp chủ lực phục hồi mạnh Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), cụ thể 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%), đóng góp 8,3 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Để thúc đẩy...

Lạc lối với môn học lựa chọn – Kỳ 1: Hệ lụy của ‘chọn món trên mâm’

Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN Ở cấp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thường gọi là Chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài 6 môn học bắt buộc (không kể hoạt động giáo dục bắt buộc), học sinh được chọn 4 trong số 9 môn học còn lại (nhóm môn học lựa chọn). Đây là thiết kế mềm dẻo, phân hóa mạnh hơn so...

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề Cấp thiết sửa đổi Luật Điện lực Đường lối tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới đã được Đảng và Chính phủ xác định, trong đó có hai mục tiêu lớn là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 và cam kết phát thải ròng bằng 0...

Chung kết Hội thi tin học trẻ tỉnh Sơn La năm 2024

Ngày 24/11, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chung kết Hội thi tin học trẻ tỉnh Sơn La năm 2024. Tới dự có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo và trên 100 đoàn viên, học sinh, sinh viên đến từ các trường phổ thông, đại học và các tổ chức Đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh. Hội thi tin học trẻ tỉnh Sơn La được triển khai từ tháng...

Đảm bảo cung ứng xăng dầu dịp cuối năm

Thực hiện Công điện 99 ngày 23/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, Công ty Xăng dầu Sơn La đã có những phương án đảm bảo sản lượng xăng dầu phục vụ nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng cuối năm Công ty...

Cùng tác giả

Phân biệt 2 điểm săn mây cùng tên Tà Xùa nhưng khác xa nhau

Tà Xùa - cái tên gắn liền với thiên đường mây, thường bị nhầm lẫn khi cùng chỉ 2 địa danh ở huyện Bắc Yên (Sơn La) và huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Cách nhau 24 km, 2 địa danh cùng mang tên Tà Xùa, 1 nơi là đỉnh Tà Xùa với cung đường trekking hùng vĩ nằm ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Điểm còn lại ở xã Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn...

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Cùng chuyên mục

Phân biệt 2 điểm săn mây cùng tên Tà Xùa nhưng khác xa nhau

Tà Xùa - cái tên gắn liền với thiên đường mây, thường bị nhầm lẫn khi cùng chỉ 2 địa danh ở huyện Bắc Yên (Sơn La) và huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Cách nhau 24 km, 2 địa danh cùng mang tên Tà Xùa, 1 nơi là đỉnh Tà Xùa với cung đường trekking hùng vĩ nằm ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Điểm còn lại ở xã Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn...

Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang đẹp như tranh ngay gần Tà Xùa

Cách trung tâm Tà Xùa khoảng 18km, ruộng bậc thang Xím Vàng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng biển lúa xanh tháng 8, và đón mùa vàng vào tháng 9. Nằm tại huyện Bắc Yên, giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, xã Xím Vàng là nơi sinh sống của hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông. Tuy vùng đất này sở hữu diện tích ruộng bậc thang lớn và đẹp nhất nhì vùng cao...

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cẩm nang du lịch Sơn La

Sơn La có trung tâm hành chính là thành phố Sơn La, cách trung tâm Hà Nội khoảng 310 km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào, có ba cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, với cao nguyên Mộc...

Đưa du lịch lòng hồ Quỳnh Nhai “cất cánh”

Quỳnh Nhai được xác định là một trong những huyện có khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Hiện thực mục tiêu này, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, trọng tâm là thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Tin nổi bật

Tin mới nhất